Từ Khóa Thứ Ba Trong Ba Năm Làm Giáo Hoàng của Đức Thánh Cha
Pha-xi-cô: Đi ra khỏi chính mình
Ba năm nắm giữ chức vụ Giáo Hoàng của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô:
vào Chúa Nhật ngày 13 tháng 03 tới đây sẽ là ngày kỷ niệm tròn ba năm việc Đức
Hồng Y Jorge Mario Bergoglio, người Argentina, được bầu chọn trở thành người kế
vị Thánh Phê-rô. Nhân dịp này, Đài Phát Thanh của Tòa Thánh Vatican đã đưa ra một
số từ khóa mà Đức Thánh Cha Phan-xi-cô thường hay sử dụng trong suốt ba năm
qua.
3.Từ khóa thứ ba: Đi ra khỏi chính mình
Vào ngày 28 tháng 03 năm 2013, tức thứ Năm Tuần Thánh, trong
Thánh Lễ Làm Phép Dầu, Đức Thánh Cha đã giảng như sau:
„Vì thế, chúng ta phải đi
ra khỏi chính mình để thử nghiệm việc được xức dầu của chúng ta, thử nghiệm sức
mạnh của nó cũng như thử nghiệm về hiệu lực cứu độ của nó: trong những vùng ngoại
vi, nơi sự khổ đau thống trị, nơi có những cuộc đổ máu; có sự mù lòa mà nó khát
khao được nhìn thấy, có những tù nhân của rất nhiều những ông chủ xấu. Ngay cả
điều đó cũng không ở trong những kinh nghiệm về chính mình hay ở trong những
quan sát nội tâm được lập đi lập lại rằng, chúng ta đã gặp gỡ Thiên Chúa: Những
khóa học dậy về sự tự lực cánh sinh chỉ hữu dụng trong cuộc sống, để nếm trải
cuộc sống Linh mục của chúng ta, bằng cách là chúng ta chuyển từ lớp học này
sang lớp học khác, chuyển từ phương pháp này sang phương pháp khác, mà nó dẫn tới
chỗ trở thành những người ngư phủ để không làm giảm sức mạnh của ân sủng mà nó
trở nên năng động và phát triển trong mức độ mà chúng ta đi ra một cách đầy tin
tưởng, để trao hiến chính bản thân và trao tặng Tin Mừng cho người khác, để
trao tặng một chút dầu thánh mà chúng ta đang sở hữu cho những người mà họ tuyệt
đối không có gì.“
…
„Linh mục nào ít đi ra khỏi
chính mình, ít xức dầu – Cha không nói „hoàn toàn không“, vì tạ ơn Chúa, nhiều
người đã cướp đi sự xức dầu khỏi chúng ta – thì Linh mục ấy đang cướp đi điều tốt
nhất của dân chúng ta, cướp đi cái mà sự thẳm sâu nhất nơi con tim Linh mục của
Ngài có thể thúc đẩy. Ai không đi ra khỏi chính mình, thì, thay vì trở thành
người trung gian, người ấy sẽ trở thành nhà quản lý, rồi dần dần trở thành người
môi giới, thành cò. Chúng ta biết tất cả những khác biệt: Kẻ môi giới và người
quản lý „có lương bổng của họ rồi“, mà họ đặt nó vào trong da trong thịt, trong
con tim của mình chứ không phải đặt nó vào tình thế nguy hiểm, họ không tiếp nhận
niềm biết ơn đầy tình mến mà nó đến từ con tim. Từ đó dẫn tới sự thiếu hài lòng
của một ít người mà rốt cục họ đã trở nên rầu rĩ, những Linh mục rầu rĩ, và trở
thành một dạng người sưu tầm đổ cổ hay sưu tầm những cái mới, thay vì trở thành
những mục tử với „mùi của Chiên“ – Cha xin điều đó từ anh em: Hãy trở thành những
mục tử với „mùi của chiên“, đến độ người ta có thể ngửi thấy nó – những mục tử ở
giữa đàn chiên của mình và ở giữa những ngư phủ lưới người.“
Trong Thánh Lễ ngày 28.04.2015 tại nguyện đường Thánh Mác-ta, Đức
Thánh Cha đã giảng như sau:
„Chính vì thế Chúa Thánh
Thần đã đến để canh tân chúng ta, để luôn luôn và không ngừng tái canh tân
chúng ta. Tất nhiên điều đó gây ra một chút sợ hãi. Trong lịch sử Giáo hội,
chúng ta hãy nhìn từ lúc khởi đầu cho tới hôm nay, biết bao nhiêu là những nỗi
sợ hãi trước những điều bất ngờ của Chúa Thánh Thần. Đó là Thiên Chúa của những
điều bất ngờ!... Lạy Chúa, xin ban cho chúng con các ơn Chúa Thánh Thần để
chúng con không còn sợ hãi khi Chúa Thánh Thần đưa chúng con ra phía trước
trong sự chắc chắn của chúng con, để làm cho chúng con tiến thêm một bước về
phía trước. Chúng ta hãy xin cho được ơn can cảm Tông Đồ này để mang nó vào trong cuộc sống và không để cho
cuộc sống Ki-tô giáo của chúng ta trở thành một viện bảo tàng với những vật kỷ
niệm.“
Vào ngày 22 tháng 12 năm 2014, trong bài diễn văn về 15 căn bệnh
của Giáo Triều Rô-ma, Đức Thánh Cha đã nói như sau:
„Căn bệnh tâm thần phân liệt
có tính hiện sinh: Đó là căn bệnh của những người có một lối sống kép, hoa trái
của sự giả hình tiêu biểu, đó là sự tầm thường và sự trống vắng thiêng liêng
đang ngày càng phát triển, mà sự trống vắng này không thể được lấp đầy nhờ vào
sự giao dịch và nhờ vào những học vị hàn lâm. Đó là một căn bệnh mà chúng thường
xuyên tấn công những người bỏ ngang sứ mạng tông đồ để tự giới hạn mình trong
những công việc văn phòng và đánh mất mối giao tiếp với thực tại và với những
con người cụ thể. Với cách thức này, họ tạo cho mình một thế giới song song,
trong đó họ dẹp sang một bên tất cả những gì họ dậy dỗ người khác trong sự
nghiêm khắc, và bắt đầu một cuộc sống bí mật, thường là bê tha và đồi trụy. Đối
với căn bệnh hết sức trầm kha này, việc hối cải là điều khẩn thiết cũng như là
điều tất yếu (xc. Lc 15,11-32).“
1.Từ khóa thứ nhất: Lòng
Thương Xót;
2.Từ khóa thứ hai: Vùng ngoại
vi;
4.Từ khóa thứ tư: Bảo vệ
thiên nhiên;
5.Từ khóa thứ năm: sự trìu mến.
(theo de.rv 09.03.2016 cz)
Minh Tâm