Từ Khóa Thứ Tư Trong Ba Năm Làm Giáo Hoàng Của Đức Thánh Cha
Pha-xi-cô: Bảo vệ Thiên Nhiên
Ba năm nắm giữ chức vụ Giáo Hoàng của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô:
vào Chúa Nhật ngày 13 tháng 03 tới đây sẽ là ngày kỷ niệm tròn ba năm việc Đức
Hồng Y Jorge Mario Bergoglio, người Argentina, được bầu chọn trở thành người kế
vị Thánh Phê-rô. Nhân dịp này, Đài Phát Thanh của Tòa Thánh Vatican đã đưa ra một
số từ khóa mà Đức Thánh Cha Phan-xi-cô thường hay sử dụng trong suốt ba năm
qua.
4.Từ khóa thứ tư: Bảo vệ Thiên nhiên
Vào ngày 25 tháng 09 năm 2015, trong bài diễn văn trước Đại Hội
Đồng Liên Hiệp Quốc tại New York, Đức thánh Cha Phan-xi-cô đã liên hệ đến Thông
Điệp Laudato Si‘ của Ngài về việc Bảo Vệ Môi Trường. Thông Điệp này được Ngài
công bố vào tháng Năm năm 2015.
„Sự lạm dụng và sự hủy hoại
môi trường xuất hiện đồng thới với một quá trình không thể cản ngăn của sự loại
trừ. Trong thực tế, một sự khát khao quyền lực và khát khao sự phồn thịnh vật
chất một cách ích kỷ và không giới hạn, sẽ dẫn người ta tới chỗ vừa bóc lột những
tài nguyên vật chất đang có sẵn một cách quá mức, vừa loại trừ những người yếu
đuối và có ít năng lực hơn, sở dĩ có như thế là vì họ đang sống trong những tâm
trạng khác (những người tàn tật), và vì họ thiếu kiến thức về kỹ thuật hay thiếu
những công cụ thích hợp, cũng như vì khả năng quyết định về mặt chính trị của họ
không đầy đủ. Sự loại trừ về mặt kinh tế và xã hội chính là một sự khước từ
hoàn toàn tình huynh đệ nhân loại và là một sự tấn công cực mạnh trên những quyền
lợi của con người và trên môi trường. Những người nghèo nhất chính là những người
mà hầu hết trong số họ đang phải gánh chịu những đòn tấn công ấy, và thực ra từ
ba lý do nặng nề: Họ bị „vứt bỏ“ bởi xã hội; và đồng thời, bị cưỡng ép phải sống
bởi những điều bị vất bỏ, và phải gánh chịu những hậu quả của sự lạm dụng môi
trường một cách quá bất công. Những hiện tượng này đã hình thành nên „nền văn
hóa vứt bỏ“ đang rất phổ biến trong xã hội ngày nay và rất mạnh mẽ nhưng không
được ý thức.“
…
„Nhưng những cam kết được
thực hiện một cách long trọng vẫn chưa đủ, ngay cả khi chúng thể hiện như là một
bước đi cần thiết trên con đường tiến tới các giải pháp với sự chắc chắn. Định
nghĩa truyền thống về công lý… hàm chứa một ý muốn liên tục và không ngừng như
là yếu tố căn bản: Iustitia est constans et perpetua voluntas ius suum cuique
tribuendi (Công lý là mẫu số chung có tính bất biến nhằm trao cho mỗi người quyền
của mình). Thế giới đang đòi hỏi từ tất cả các chính phủ một ý muốn thực thụ, có
tính thực hành và liên tục trong việc thực hiện các bước đi cụ thể cũng như thực
hiện các biện pháp cấp bách nhằm bảo vệ và cải thiện môi trường thiên nhiên, và
nhằm thắng vượt hiện tượng loại trừ về mặt xã hội và kinh tế với những hậu quả
bi ai của nó, chẳng hạn như nạn buôn người, nạn buôn bán các cơ quan và các mô
tế bào của con người, nạn bóc lột tình dục các thiếu niên nam nữ, nạn lao động
nô lệ, kể cả nạn mại dâm, nạn buôn bán ma túy và vũ khí, nạn khủng bố và các tổ
chức tội phạm quốc tế, trong mức độ nhanh nhất có thể.“
…
„Thời gian hiện tại đang mời
gọi chúng ta, thúc đẩy những hành động mà chúng tạo ra những động lực mới trong
xã hội, cho tới khi chúng mang hoa trái vào trong những biến cố quan trọng và
có tính lịch sử (xc. Thông Điệp Evangelii gaudium, 223). Chúng ta sẽ không thể
thực hiện được cho mình việc trì hoãn tương lai. Tương lai đòi hỏi từ phía
chúng ta những quyết định cụ thể và có tính toàn cầu trong bối cảnh có những cuộc
xung đột trên khắp hoàn cầu, mà những cuộc xung đột ấy đay đẩy cao con số những
người bị loại trừ và những người cùng khốn.“
Vào ngày 15 tháng 02 năm 2016, trong chuyến Tông Du tới
Mê-xi-cô, và trong Thánh Lễ dành cho cư dân bản xứ tại Chiapas của quốc gia
này, Đức Thánh Cha đã giảng như sau:
„Người chị này thét lên vì
sự tổn thương mà chúng ta đã bổ sung vào cho chị thông qua việc sử dụng vô
trách nhiệm và thông qua sự lạm dụng các tài nguyên mà Thiên Chúa đã đặt vào
trong chị. Chúng ta phát triển trong niềm suy nghĩ rằng, chúng ta là những sở hữu
chủ cũng như là những ông chủ của chị, chúng ta có quyền cướp phá chị. Sự tác động
mãnh liệt của con tim nhân loại bị gây tổn thương bởi tội lỗi cũng đã trở nên
rõ ràng trong những mầm bệnh mà chúng ta phát hiện ra trong đất canh tác, trong
nước sinh hoạt, trong bầu khí quyền và trong các sinh vật. Vì thế, trái đất bị
cưỡng bức và bị tàn phá của chúng ta, tức trái đất ´đang rên siết và quằn quại
như sắp sinh nở` (Rm 8,22), đang hiện hữu giữa những người nghèo bị bỏ mặc và bị
lạm dụng ở mức cao nhất“ (Laudato si’, 2).
Thách đố của tình trạng môi
trường mà chúng ta đang trải qua, và gốc rễ nhân loại của chúng đang liên hệ tới
tất cả chúng ta (xc. Laudato si’, 14), và tạo điều kiện cho chúng ta. Chúng ta
không thể cứ giả vờ điếc lác mãi được nữa khi tận mắt chứng kiến một trong những
cuộc khủng hoảng lớn nhất về môi trường trong suốt lịch sử. Ở điểm này, anh chị
em đã dậy cho chúng tôi rất nhiều. Các dân tộc của anh chị em đã hiểu để sống
trong một mối tương quan hòa điệu với thiên nhiên; họ đã kính trọng thiên nhiên
như là „nguồn lương thực, ngôi nhà chung và bàn thờ mà trên đó con người chia sẻ
với nhau“ (Aparecida 472). Tuy nhiên, các dân tộc của anh chị em thường xuyên bị
làm lệch một cách có hệ thống và mang tính cấu trúc, cũng như thường xuyên bị
loại ra khỏi xã hội. Một số người vẫn cố tình nhìn xem các giá trị, các nền văn
hóa và các truyền thống của anh chị em là ít giá trị. Những người khác – có thể
gọi là bị say sưa bởi quyền lực, bởi tiền bạc và bởi các quy luật thị trường –
đã cướp bóc đất đai của anh chị em, hay đã làm cho đất đai ấy bị ô nhiễm qua những
hành động của họ. Thật đáng buồn biết chừng nào! Nhưng sẽ thật tốt biết bao cho
chúng ta nếu như tất cả chúng ta đều thường xuyên thực hiện việc kiểm thảo
lương tâm và luôn học hỏi để cầu xin ơn tha thứ! Thế giới bị bóc lột bởi nền
văn hóa vứt bỏ của thời đại hôm nay đang cần tới anh chị em!“
1. Từ Khóa Thứ Nhất : Lòng Thương Xót
2. Từ Khóa Thứ Hai: Vùng Ngoại Vi
3. Từ Khóa Thứ Ba: Đi ra khỏi chính mình
5.Từ khóa thứ năm: Sự trìu mến
(theo de.rv 10.03.2016
cz)
Minh Tâm