Đau khổ, nhưng với niềm vui và niềm hy vọng – (Bài giảng của ĐTC Phan-xi-cô ngày 06.05.2016)

Người Ki-tô hữu không tránh né sự đau khổ, nhưng sống nỗi khổ đau trong niềm hy vọng rằng, Thiên Chúa sẽ cứu giúp mình trong lúc mình gặp cảnh hiểm nguy. Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã giảng như thế trong Thánh Lễ vào sáng sớm thứ Sáu vừa qua tại nguyện đường Thánh Mác-ta của Tòa Thánh Vatican. Trong bài giảng của mình, Đức Thánh Cha đã suy niệm về bài Tin Mừng trong ngày. Bài Tin Mừng này thuật lại việc Chúa Giê-su đã chuẩn bị sẵn tâm lý cho các môn đệ của Ngài trước những đau khổ sẽ đến ngay sau đó, tức những nỗi khổ đau mà các môn đệ sẽ phải hứng chịu sau khi Chúa Giê-su chịu khổ hình. Nhưng những nỗi khổ đau ấy được coi như tương tự với những nỗi đớn đau của một người phục nữ đến giờ sinh con: thực ra sản phụ phải chịu đựng những nỗi đớn đau, nhưng sau cuộc sinh đẻ của mình, sản phụ sẽ không còn nhớ tới những nỗi đau khổ đó nữa, vì bà chỉ còn cảm thấy niềm vui.

Đó là điều mà cả niềm vui lẫn niềm hy vọng cùng thực hiện trong cuộc sống chúng ta, khi chúng ta rơi vào những hoàn cảnh khó khăn, sợ hãi và đau khổ. Đó không phải là sự gây mê. Sự đau khổ vẫn là nỗi khổ đau, nhưng nếu nó được sống với niềm vui và niềm hy vọng, thì rồi những cánh cửa của những hoa trái mới sẽ được mở ra. Hình ảnh của Chúa phải giúp chúng ta rất nhiều trong những khoảnh khắc khó khăn, trong những hoàn cảnh khó khăn đôi khi rất tồi tệ và xấu xa, thậm chí chúng làm cho chúng ta nghi ngờ vào Đức Tin của mình. Nhưng với niềm hy vọng và với niềm vui, chúng ta sẽ tiến về phía trước, vì chúng ta biết rằng, sau cơn giông tố này, một con người mới sẽ đến, nó diễn ra giống hệt như giờ lâm bồn của sản phụ. Niềm vui và niềm hy vọng này – Chúa Giê-su nói – sẽ bền lâu và không bao giờ kết thúc.“

Một niềm vui mà không có niềm hy vọng thì chỉ là sự tiêu khiển và là một „sự bông đùa tắc trách“. Trái lại, một niềm hy vọng mà không có niềm vui thì cũng không hơn gì một tinh thần lạc quan lành mạnh. „Niềm vui và niềm hy vọng cùng thuộc về nhau, và cả hai đều dẫn tới sự phát triển rằng, hình như trong nền Phụng Vụ của mình – Cha tự cho phép mình nói câu này -, Giáo hội không hề xấu hổ khi thốt lên: ´Reo mừng lên hỡi Giáo hội của Chúa!`, reo mừng trước niềm vui! Không hề chỉ là những nghi thức! Vì khi niềm vui lớn thống trị thì sẽ không còn có những nghi thức nghi thiết gì nữa. Niềm vui thống trị là như thế!

(theo de.rv 06.05.2016 mg)

Đa-minh Thiệu


Tin Tức Giáo Hội - Tháng 5, 2016