Công Bố Của Ủy Ban Thần Học Quốc Tế Về Chức Phó Tế
Của Phụ Nữ
Vào năm 2002, trong một cuộc hội nghị tại
Vatican, Ủy Ban Thần Học Quốc Tế mà Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin cũng có chân trong
đó, đã bận tâm một cách đặc biệt tới chức Phó Tế. Trong cuộc hội nghị ấy, Ủy
Ban nêu trên cũng đã đề cập tới đề tài chức Phó Tế của nữ giới. Sau đây là phần
trích dẫn từ văn kiện mà Ủy Ban Thần Học Quốc Tế đã công bố vào năm 2003 sau
khi kết thúc hội nghị nêu trên:
„Vào thời các Tông Đồ, nhiều hình thức Trợ Tá
có tính phụ giúp khác nhau đối với các Tông Đồ và các cộng đoàn mà chúng được
thực thi bởi nữ giới, có lẽ đã có đặc tính thể chế… Cái nhìn có tính bao quát về
lịch sử cho thấy rằng, trong thực tế đã có một chức vụ của các Nữ Trợ Tá, mà chức
vụ đó đã phát triển một cách khác nhau tại những khu vực khác nhau của Giáo hội.
Vấn đề xem ra rất rõ ràng rằng, chức vụ này không được hiểu như là một sự tương
đương của chức Phó Tế dành cho nam giới. Tuy nhiên, ít nhất thì nó cũng là một
nhiệm vụ trong Giáo hội, mà nhiệm vụ ấy được thi hành bởi nữ giới, và đôi khi
được liệt kê trong danh sách các chức vụ của Giáo hội trước chức Phụ Phó Tế. Liệu
chức vụ này có được truyền chức thông qua việc đặt tay, mà việc đặt tay này có
thể so sánh với việc đặt tay mà với nó, một vị Giám mục, hay Linh mục và nam
Phó Tế được truyền chức hay không?... Và nếu có đặt tay, thì việc đặt tay trên
các Nữ Trợ Tá có được so sánh ngang hàng với việc đặt tay trên các Nam Phó Tế
hay không, hay nó chỉ nằm ngang hàng với sự đặt tay trên Phụ Phó Tế và trên người
có chức Đọc Sách? Những câu hỏi này hầu như không chỉ được quyết định bởi những
dữ kiện lịch sử từ trước tới nay.“
„Vào thời Trung Cổ, các Nữ Đan Sĩ đã thi hành một
cách thực sự các sứ mạng của các Phó Tế tại các bệnh viện, cũng như đã thực thi
các sứ mạng ấy với tư các là những nữ giáo viên, tuy nhiên, họ đã thực thi như
vậy nhưng không hề được phong chức. Tước hiệu mà sự phục vụ không còn tương ứng
với nó nữa, được trao cho các phụ nữ mà họ được chỉ định để phục vụ các góa phụ
hay được đề cử làm Viện Mẫu. Cho tới thế kỷ 13, các Viện Mẫu đôi khi được gọi
là các Nữ Phó Tế.“
„Công Đồng Vatican II, trong khi mô tả về chức
Phó Tế vĩnh viễn mà Công Đồng tái khôi phục, đã tỏ ra do dự. Nhưng thật đáng
lưu ý rằng, trong bất cứ cách thức nào đi nữa thì Công Đồng cũng đã không coi
hình thức Phó Tế vĩnh viễn mà Công Đồng đề nghị, là một sự phục hồi của một
hình thức trước đó. Công Đồng cũng giải thích cho biết, tại sao một số nhà Thần
Học lại tránh sử dụng thuật ngữ ´phục hồi`, vì nó dễ dàng dẫn tới sự giả định rằng,
một sự kiện cần phải được quay trở về lại với tình trạng nguyên thủy của nó.
Nhưng Công Đồng Vatican II cũng đã tuyệt đối không có chủ tâm thực hiện việc
đó. Điều mà Công Đồng tái khôi phục chính là nguyên tắc thực hành của chức Phó
Tế vĩnh viễn, và không phải là một hình thức đặc biệt mà chức vụ ấy có trong
quá khứ. Sau khi Công Đồng đã tạo ra khả năng tái áp dụng chức Phó Tế vĩnh viễn,
xem ra Công Đồng đã trở nên mở ra đối với những hình thức mà chức Phó Tế vĩnh
viễn sẽ có trong tương lai, được yêu cầu bởi những điều cần kíp trong mục vụ và
bởi sự thực hành của Giáo hội, cho tới bao lâu sự trung thành với truyền thống
vẫn còn được duy trì.“
„Điều liên quan tới việc phong chức Phó Tế cho
nữ giới, được lưu ý rằng, những điều được trình bày từ trước tới nay đều dẫn tới
hai chỉ dẫn quan trọng sau đây: 1.Các Nữ Trợ Tá mà họ được tuyển chọn trong
truyền thống của Giáo hội trước đây, không được đặt ngang hàng một cách thuần
túy và đơn giản với các Nam Phó Tế -
tương ứng với điều mà nghi thức bổ nhiệm và những chức năng được thi hành giới
thiệu ra; 2.Sự hiệp nhất của Bí Tích Truyền Chức, trong sự phân biệt rõ ràng giữa
những người có chức Giám Mục và những người có chức Linh mục ở một vế, và những
người có chức Phó Tế ở vế kia, được nhấn mạnh bởi truyền thống Giáo hội, đặc biệt
là bởi Giáo Huấn của Công Đồng Vatican II, và Giáo Huấn sau Công Đồng của Huấn
Quyền. Trong ánh sáng của những yếu tố này, tức những yếu tố mà chúng được nêu
bật trong cuộc nghiên cứu lịch sử Thần Học vẫn đang tồn tại, vấn đề sẽ được
chuyển cho quyền tài phán mà Thiên Chúa đã thiết lập trong Giáo hội của Ngài để
nói lên ý kiến về câu hỏi này với thẩm quyền.“
(theo de.rv 12.05.2016 sk)
Minh Trần