Các Mối Phúc Chính Là La
Bàn Của Đời Sống Ki-tô Giáo –
(Bài giảng của ĐTC Phan-xi-cô ngày mồng
06.06.2016)
Sống các Mối Phúc vì
chúng chỉ dẫn cho các Ki-tô hữu thấy con đường chính trực, giống như một chiếc
la bàn: Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã giảng như thế trong Thánh Lễ vào sáng sớm
thứ Hai vừa qua tại nguyện đường Thánh Mác-ta của Tòa Thánh Vatican. Ngài chỉ rõ
cho thấy rằng, trong các Mối Phúc, hoàn toàn không hề có tính bạo lực, vì các
Mối Phúc ấy sẽ đồng hành với các suy nghĩ theo một cách thức đặc biệt – Đức
Thánh Cha giải thích. Đồng thời người ta phải ngăn ngừa để không đi vào ba cấp
độ của „Giới Luật phản Ki-tô giáo“,
đó là: tôn thờ ngẫu tượng tiền bạc, kiêu ngạo và ích kỷ. Những điều đó sẽ làm
cho một con tim khép kín thỏa mãn với chính mình mà không hề có chuyện bận tâm
tới tha nhân và chăm sóc cho họ.
Dựa vào bài giảng trên
núi rất nổi tiếng của Chúa Giê-su mà Thánh Mát-thêu đã thuật lại, Đức Thánh Cha
đã giảng về giới răn mới của Chúa, mà giới răn mới ấy tuyệt đối không đặt giới
răn cũ thành vấn đề, nhưng đúng hơn, bổ sung cho nó, và trước tiên, làm cho nó
được nên trọn:
„Đó
là giới răn mới mà chúng ta gọi là các Mối Phúc. Đó là giới răn mới của Thiên
Chúa đối với chúng ta. Chúng vạch ra cho chúng ta những tuyến đường, và là
những biển chỉ đường của đời sống Ki-tô giáo. Ngay ở đây, trên những con đường
này, chúng ta có thể tiến về phía trước trong cuộc sống Ki-tô giáo của chúng
ta, bằng cách là chúng ta đi theo chiếc la bàn này trong sự chỉ dẫn của nó.“
Trong những suy tư của
Ngài về bài giảng trên núi của Chúa Giê-su, Đức Thánh Cha cũng liên hệ tới
những lời được viết trong Tin Mừng theo Thánh Lu-ca, mà trong những lời ấy, các
Mối Phúc sẽ tìm thấy được hình ảnh phản chiếu của mình trong „4 mối họa“ doThánh Lu-ca kể ra như sau: „Khốn cho các ngươi là những kẻ giầu có…;
khốn cho những kẻ đang được no nê…; khốn cho những kẻ đang vui cười…; và khốn
cho những kẻ đang được người đời ca tụng…“. Tự nó, sự giầu sang không phải
là điều xấu, tuy nhiên nếu tôn thờ nó như ngẫu tượng và giữ nó một cách khư khư
bên mình, thì nó mới trở nên đáng trách – Đức Thánh Cha cảnh báo:
„Đó
là một nhân viên phi hành đoàn sai trái. Đó là điều buồn cười: đó là ba cấp độ
mà chúng dẫn tới sự đổ đốn, giống như các Mối Phúc cũng là các cấp độ, nhưng
chúng đưa ra những hướng dẫn trong cuộc sống để tiến lên.“ Và ba cấp độ mà
chúng dẫn tới sự đồi bại chính là: „Giữ
lấy của cải một cách khư khư bên mình, vì tôi không cần tới bất cứ điều chi
khác nữa. Kênh kiệu, cho rằng tất cả mọi người đang nói tốt về mình: tôi thấy
mình quan trọng, rất nhiều hương thơm… Và tôi nghĩ rằng, tôi luôn luôn chính
trực, tôi không tồi tàn như người này hay người kia… Chúng ta hãy nhớ tới dụ
ngôn về người Pha-ri-siêu và người thu thuế: ´Lạy Chúa, con xin tạ ơn Chúa vì
con không xấu xa như thằng kia…` ´Con xin tạ ơn Chúa vì con là người Công giáo
tốt lành chứ không xấu xa như mấy con, mấy thằng hàng xóm của con…` Điều đó xảy
ra mỗi ngày. Thứ hai là sự kiêu ngạo, và thứ ba là sự kênh kiệu, nó có nguồn
gốc từ sự no nê thừa bứa, và sự thỏa mãn, tức điều sẽ làm cho con tim bị khép
lại…“
Trong số các Mối Phúc –
Đức Thánh Cha nói – có một mối phúc mà nó đặc biệt đáng noi theo và đáng ca
tụng. Có lẽ mối Phúc này không phải là „chìa
khóa“ cho tất cả - Đức Thánh Cha nhận xét, nhưng nó sẽ đồng hành với những „suy nghĩ“ của chúng ta trong một cách
thức đặc biệt: Phúc thay ai không sử dụng bạo lực.
„Chúa
Giê-su nói về chính Ngài rằng: ´Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhượng
trong lòng`, Ta có một con tim khiêm nhượng và hiền lành. Hiền lànnh, đó là một
cách thức đưa chúng ta tới gần với Thiên Chúa hơn. Tuy nhiên, cách cư xử ngược
lại sẽ luôn luôn dẫn tới thái độ thù địch và chiến tranh… Rất nhiều vấn đề tồi
tệ sẽ xảy ra. Nhưng sự dịu dàng, sự hiền lành của con tim sẽ không phải là sự
ngu muội. Không! Đó là một điều khác. Đó là sự hiểu biết sâu xa về sự vĩ đại
của Thiên Chúa, đó là sự thờ phượng.“
(theo de.rv 06.06.2016 cs)
Đa-minh Thiệu