Đức Thánh Cha Nói Với Các Tu Sĩ Đa-minh: Hãy gần gũi con người!

Vào sáng thứ Năm vừa qua, trước khi bay tới Assisi, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã tiếp đón Tổng Công Nghị của Dòng Đa-minh quốc tế. Hiện tại, Tổng Công Nghị của Dòng này đang diễn ra tại Rô-ma nhân dịp mừng kỷ niệm 800 năm ngày Dòng được thành lập. Trong cuộc tiếp đón vừa nêu, Đức Thánh Cha đã kêu gọi các Tu Sĩ Đa-minh hãy luôn gần gũi với những mối âu lo và những nỗi khốn cùng của các tín hữu mà các Tu Sĩ Đa-minh muốn hoán cải tâm hồn họ bằng những bài giảng của mình.

Đức Thánh Cha nói với những người hiện diện rằng, nhân dịp mừng 800 năm ngày thành lập Dòng Đa-minh là cơ hội vô cùng tốt đẹp để nhớ tới vô vàn những Tu Sĩ và những nhà truyền giáo mà trong suốt nhiều thế kỷ qua họ đã mang sự trìu mến của Thiên Chúa vào giữa các dân tộc, cũng như đã trao tặng cho Giáo hội những khả năng mới trong việc diễn tả Tin Mừng.

Giảng dậy, làm chứng và Đức Ái đối với tha nhân chính là những điều mà chúng đã biểu thị đặc tính của Dòng Đa-minh một cách đặc biệt rõ nét – Đức Thánh Cha nhấn mạnh tới đoàn sủng của Dòng Thuyết Giáo, tức danh xưng chính thức của Dòng Đa-minh: „Đó là ba cột trụ mà chúng gánh đỡ tương lai của Dòng Đa-minh, bằng cách là chúng duy trì sự tươi sáng phát xuất từ đoàn sủng của Đấng Sáng Lập. Thiên Chúa đã kêu gọi Thánh Đa-minh thành lập ´Dòng Thuyết Giáo`, mà việc giảng dậy chính là sứ vụ truyền giáo mà Chúa Giê-su đã ủy thác cho các Tông Đồ. Đó là Lời Chúa, mà Lời Chúa thiêu đốt tâm can và trao ban động lực để lên đường công bố Chúa Giê-su cho tất cả mọi dân tộc. Thánh Đa-minh, vị Sáng Lập Dòng đã nói: ´Trước tiên là chiêm ngưỡng Lời Chúa, và sau đó là giảng dậy`. Hãy trở về cùng Thiên Chúa để hoạt động truyền giáo.“

Một sự hiệp thông khắng khít với Thiên Chúa:

Nếu không có sự hiệp thông khắng khít với Thiên Chúa – Đức Thánh Cha nói tiếp – thì việc giảng dậy không thể đạt tới được sự hoàn hảo và thậm chí còn không đáng khen nữa, bởi nó không thể đạt tới được việc đụng chạm tới con tim mà việc giảng dậy có sứ mạng làm cho con tim đó hoán cải. Việc nghiên cứu Thần Học cách nghiêm túc và chăm chỉ, mà nó nằm trong con tim của Thánh Sáng Lập Dòng, là điều rất quan trọng – nhưng việc nghiên cứu đó cũng là một sự tiếp cận với thực tế và là sự lưu tâm tới những mối lắng lo và những nỗi cùng khốn của Dân Chúa: „Để giới thiệu Lời Chúa cách hiệu quả hơn nữa“ – Đức Thánh Cha nói -, „cần tới việc làm chứng: Các Thầy dậy phải là những người luôn trung tín với chân lý, và cũng phải là những chứng nhân can đảm của Tin Mừng. Vị chứng nhân sẽ trình bày Giáo lý, ngài làm cho giáo lý có thể đụng chạm tới được, làm cho Giáo lý trở nên cuốn hút, và không làm cho bất cứ ai trở nên thờ ơ lãnh đạm; vị chứng nhân sẽ bổ sung niềm vui Tin Mừng vào chân lý của Lời, đó là niềm vui về sự hiểu biết rằng, người ta được Thiên Chúa yêu thương, và là đối tượng cho Lòng Xót Thương không cùng của Ngài. Các tín hữu không chỉ cần tới việc được lãnh nhận Lời Chúa cách thường xuyên, nhưng cũng còn cần tới việc được kinh qua chứng tá của những người giảng dậy họ.“ Công việc của các Thánh – Đức Thánh Cha nhấn mạnh – đã cho thấy những hoa trái dồi dào, vì cuộc sống và sứ mạng của các Ngài đã nói bằng ngôn ngữ của con tim, không biết tới những rào cản, và được hiểu biết bởi tất cả.

Đức Ái đối với tha nhân:

Trước khi kết thúc bài diễn văn của mình dành cho các Tu Sĩ Đa-minh, Đức Thánh Cha còn nhấn mạnh rằng, việc người giảng dậy và người làm chứng được neo chặt trong Đức Ái đối với tha nhân, đó là điều vô cùng cần thiết. „Không có điều đó, họ sẽ trở nên đáng ngờ và gây nghi ngại“ – Đức Thánh Cha cảnh báo. „Nếu chúng ta quan sát môi trường chung quanh mình, thì chúng ta sẽ hiểu được rằng, những người nam và những người nữ của thời đại hôm nay đang đói khát Thiên Chúa biết chừng nào. Họ là thân xác sống động của Chúa Ki-tô, Đấng đang kêu lên: ´Ta khát khao có được một lời chân thực và có khả năng giải thoát, khát khao có được một cử chỉ huynh đệ và trìu mến`. Tiếng kêu ấy đang hướng về chúng ta, và phải trở thành điều trao ban sự sống cho các cấu trúc cũng như cho những chương trình mục vụ.“

Hướng cái nhìn về cuộc đại cải tổ đang đạt nhiều thành công của Dòng Đa-minh, Đức Thánh Cha bổ sung thêm rằng: „Anh em phải nghĩ tới điều đó khi người ta suy nghĩ về những điều cần thiết phải thay đổi các cấu trúc tổ chức của Dòng để tìm ra câu trả lời mà người ta phải đáp lại trước tiếng kêu đó của Thiên Chúa, và để biện phân.“

Người ta càng thỏa mãn cơn khát của tha nhân bao nhiêu thì người ta càng trở thành những nhà giảng thuyết của chân lý bấy nhiêu. Trong cuộc gặp gỡ với thân xác sống động của Chúa Giê-su thì vấn đề nằm ở chỗ là, chúng ta đã được loan báo Tin Mừng và đã có thể tái tìm thấy niềm hăng hái trong việc trở thành những nhà giảng thuyết cũng như trở thành những chứng nhân của Thiên Chúa. „Và chúng ta hãy giải phóng mình khỏi cơn cám dỗ vô cùng nguy hiểm của ngộ đạo thuyết“ mà hiện thân của chủ thuyết này trong thời đại hôm nay chính là chủ thuyết tự cứu độ chính mình – Đức Thánh Cha bổ sung trong bài diễn văn không sử dụng văn bản có sẵn.

Cuối cùng, Đức Thánh Cha đã chia tay các Tu Sĩ Đa-minh bằng việc ban Phép lành Tông Tòa cho họ.

(theo de.rv 04.08.2016 cs)

Maria Phương Dung

 


Tin Tức Giáo Hội - Tháng 8, 2016