Facebook và Tòa Thánh Vatican: Cuộc chiến chống lại sự nghèo đói và bảo vệ quyền truy cập Internet

 

Vào sáng thứ Hai vừa qua, Mark Zuckerberg – sáng lập viên và là đương kim chủ tịch của mạng xã hội Facebook (có lẽ là mạng xã hội lớn nhất hiện nay) – đã đến làm khách tại Vatican. Trước hết, ông và phu nhân được đón tiếp tại ban thư ký Truyền Thông của Tòa Thánh, rồi sau đó, được đón tiếp bởi chính Đức Thánh Cha Phan-xi-cô. Trong cuộc nói chuyện trên, cả Đức Thánh Cha lẫn Zuckerberg đều nhấn mạnh tới việc kỹ thuật truyền thông có thể giúp đỡ thế nào trong cuộc chiến chống lại sự nghèo túng. Một công bố báo chí ngắn của Tòa Thánh Vatican đã cho biết như thế ngay sau cuộc tiếp kiến.

Việc Zuckerberg có một sự nhậy bén như thế nào về truyền thông trong thời đại hôm nay, đó chính là điều đã được minh chứng qua sự thành công nơi doanh nghiệp của ông. Chính vì thế, việc truyền thông của Giáo hội càng ngày càng chuyển động trong cái được gọi là „mạng xã hội“ cũng được coi là sự dĩ nhiên. Jens Albers là một trong những người thúc đẩy Giáo hội cách mạnh mẽ và sáng tạo trong lãnh vực Internet. Ông đang làm việc cho Giáo phận Essen, và bản thân ông cũng hiện diện rất nhiều trên Facebook.

Jens Albers nói rằng, ông không biết, liệu Đức Thánh Cha có thể học được điều chi đó từ Zuckerberg hay không. Nhưng trong bất cứ trường hợp nào đi nữa thì cả hai đều chia sẻ một niềm xác tín và một động lực cho „vấn đề của mình“. Zuckerberg chính là một lò lửa cũng như là những ngọn lửa cho những dự án của ông trong việc tạo điều kiện cho nhiều người, trong mức độ bao nhiêu có thể, để họ tiếp cận được với mạng Internet. Vậy Giáo hội có thể học được điều gì từ Facebook? Trước tiên, Facebook chỉ ra cho thấy việc thích ứng mạng lưới truyền thông với con người có nghĩa là gì – Albers giải thích. Những người sử dụng máy tính cảm thấy mình thoải mái ở đó và vì thế, sử dụng nhiều thời gian trên Facebook. Việc „đến được với những cậu giúp lễ“ không chỉ còn là một vấn đề đối với người trẻ nữa, nhưng đó là hiện tượng của toàn xã hội. Với tư cách là Giáo hội, người ta phải hiện diện trên các mạng lưới truyền thông xã hội, vì rất nhiều người đang sử dụng thời gian của mình trên đó.

Để có thể hiện diện và đưa ra câu trả lời trên các trang mạng truyền thông xã hội, đó là một cơ hội – Albers khẳng định -, nhưng điều đó cũng không hề đơn giản. Truyền thông của Giáo hội đã ghi đậm dấu ấn của một thời gian dài, mà trong đó có các cấp bậc truyền thông, đài phát thanh truyền hình và khán thính giả. Việc liên hệ và tiếp xúc trực tiếp với một Giám Mục là điều không hề đơn giản đối với thời đại trước đây, nhưng ngày hôm nay, với Facebook, điều đó trở nên hoàn toàn có thể. Vì thế, Giáo hội cần phải hiện diện và đưa ra những câu trả lời ở đó, trực tiếp ngay trên các phương tiện truyền thông.

Facebook và sáng lập viên của nó - Mark Zuckerberg – xác tín rằng, xã hội sẽ phát triển một cách tốt nhất  nếu như con người liên kết được với nhau trên các trang mạng Internet. Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn quá ít người có thể tiếp cận được với Internet. Rất nhiều hoạt động của các công ty đang được thực hiện trên đó. Sớm muộn gì thì hai bên – Đức Thánh Cha và doanh nhân Internet – cũng sẽ gặp gỡ nhau trong vấn nạn về cuộc chiến chống lại sự nghèo túng.

 

(theo de.rv 19.08.2016 ord)

 

Đa-minh Thiệu


Tin Tức Giáo Hội - Tháng 8, 2016