Quan
Hệ Ngoại Giao Của Tòa Thánh
Sáng
09/01/2017, theo truyền thống, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã tiếp các đại sứ và
phái đoàn ngoại giao của các nước cạnh Tòa Thánh nhân dịp đầu năm mới.
Trong
số 182 quốc gia hiện có quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh, bao gồm Liên hiệp
châu Âu và Hội Hiệp sĩ Malta, cộng hòa Hồi giáo Mauritania là quốc gia mới nhất
có quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh, được thiết lập vào ngày 09/12/2016, ở cấp
bậc sứ thần và đại sứ.
Với
việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Vatican và cộng hòa Mauritana, số nước
chưa có quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh đã giảm đi. Trong số các nước chưa có
quan hệ ngoại giao có Trung quốc, nhưng Tòa Thánh đã có quan hệ ngoại giao với
Đài loan dù là không có vị đại sứ mà chỉ có vị đại biện – xử lý thường vụ. Tiếp
đến là Việt nam, từ lâu đã có các cuộc gặp gỡ song phương và các nhóm làm việc
chung; hiện nay, Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, sứ thần Tòa Thánh tại
Singapore là đại diện không thường trú tại Việt nam. Các nước Afganistan, Ả rập
Sauđi, Butan, Miến điện, Brunei, quần đảo Cômô, Bắc Triều tiên, Lào, Maldive,
Oman, Somalia và Tuvalu cũng không có quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh.
Tòa
thánh hiện có 180 nhiệm sở ngoại giao ở nước ngoài, trong số này có 73 nhiệm sở
không thường trú. Như vậy có 107 cơ sở, một số trong số này không chỉ phụ trách
ngoại giao tại nước họ cư trú nhưng phụ trách thêm một hay nhiều quốc gia và
các tổ chức quốc tế khác.
Số
quan hệ ngoại giao của Tòa thánh gia tăng đáng kể trong những năm gần đây. Vào
đầu triều đại của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, Tòa Thánh chỉ có quan hệ
ngoại giao với 84 quốc gia. Vào năm 2005, khi Đức nguyên Giáo hoàng Biển đức 16
được chọn, số nước có quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh là 174. Dưới triều Đức
nguyên Giáo hoàng Biển đức 16, các nước Montenegro (2006), các Tiểu vương quốc
Ả rập (2007), Botswana (2008), Nga (2009), Malaysia (2011) và Nam Sudan (2013)
đã thiết lập ngoai giao với Tòa Thánh.
Có 88
tòa đại sứ cạnh Tòa Thánh đặt tại Roma, trong đó có các văn phòng của Liên minh
các nước Ả rập, tổ chức quốc tế về di dân mà Tòa Thánh là thành viên từ năm
2011, và Cao ủy tị nạn Liên hiệp quốc. (ACI 09/01/2017)
Hồng
Thủy (vi.radiovaticana.va/news/09/01/2017 15:32)