“Những Kẻ Giả Hình
Không Phải Là Các Ki-tô Hữu!” – (Bài giảng
của ĐTC Phan-xi-cô ngày 06.06.2017)
Một trong
những đề tài mà Đức Thánh Cha Phan-xi-cô luôn luôn bận tâm đến trong các bài
giảng của Ngài khi Ngài cử hành các Thánh Lễ vào mỗi buổi sáng ngày thường, đó
là đề tài về sự giả hình. Những suy tư của Ngài trong Thánh Lễ vào sáng sớm thứ
Ba vừa qua cũng xoay quanh đề tài ấy. Theo Ngài, sự giả hình không bao giờ xứng
hợp với một Ki-tô hữu, và nó sẽ hủy hoại cộng đoàn.
“Sự giả
hình” – Đức Thánh Cha nói – “không phải là ngôn ngữ của Chúa Giê-su.”
Nó cũng không được phép trở thành ngôn ngữ của các Ki-tô hữu, vì “sự giả
hình luôn ở trong tình trạng sẵn sàng sát hạt một cộng đoàn”. Trái lại,
trong việc đi theo Chúa Giê-su, ngôn ngữ của các Ki-tô hữu và trở nên chân
thật, họ nên canh chừng trước cơn cám dỗ của sự giả hình và của sự phỉnh nịnh.
Chúa Giê-su thường
xuyên sử dụng cụm từ “giả hình” khi Ngài nói về các Luật Sĩ. Những kẻ
này “làm cho người tay thấy điều này nhưng lại nghĩ tới điều khác, như chính
nguyên ngữ của từ này muốn nói lên” – Đức Thánh Cha nhấn mạnh. Những viên
Luật Sĩ này “nói, kết án”, nhưng thực ra họ dự định trong đầu một điều
gì đó hoàn toàn khác.
Sự giả hình không phải là ngôn ngữ của Chúa Giê-su:
“Và sự giả
hình không phải là ngôn ngữ của Chúa Giê-su. Sự giả hình cũng không phải là
ngôn ngữ của các Ki-tô hữu. Một Ki-tô hữu không thể giả hình, và một kẻ giả
hình cũng không thể là một Ki-tô hữu. Đó là điều hiển nhiên. Đó là tính từ mà
Chúa Giê-su đã sử dụng nhiều nhất để nói về những loại người đó: giả hình.”
Và những kẻ giả hình – Đức Thánh Cha nói tiếp – cũng để cho mình bị phát hiện thông
qua những cách ứng xử có tính rập khuôn, vì: “một kẻ giả hình luôn luôn là
một kẻ nịnh bợ, có thể hắn mang một khuôn mặt rất dầy, cũng có thể hắn mang một
khuôn mặt ít dầy hơn, nhưng hắn là một kẻ nịnh bợ.”
Trong thực tế
thì những kẻ này cũng đã cố gắng nịnh bợ Chúa Giê-su. Nhưng Ngài đã làm cho họ
phải vỡ mộng: “Đồ giả hình” – Chúa Giê-su đã nói về họ như thế - “luôn
luôn sử dụng với những kẻ giả hình”. Một kẻ giả hình – Đức Thánh Cha xoáy
sâu vào trong những suy tư của Ngài – cũng là một kẻ “không muốn bày tỏ về
một chân lý, nhưng lại muốn thổi phồng một điều gì đó và để cho sự kênh kiệu
phát triển và lớn lên.” Đức Thánh Cha đã nhắc tới trường hợp của một Linh
mục mà Ngài “đã quen khá lâu rồi”. Vị Linh mục ấy đã nhầm lẫn về “sự
giả hình mà nó được gán cho Ngài”. Điều đó – Đức Thánh Cha nhận xét – “chính
là sự yếu đuối của vị Linh mục.”
Nịnh bợ với chủ đích xấu:
Tự bản thân,
sự nịnh bợ luôn mang “mục đích xấu”. Đó là trường hợp của các Luật Sĩ mà
Bài Tin Mừng hôm nay đã nói về họ. Vì họ đã nịnh bợ Chúa Giê-su để đặt ra cho
Ngài một câu hỏi có tính vặn vẹo, với hy vọng là Ngài sẽ sa vào chiếc bẫy của
họ: “Có được phép nộp thuế cho hoàng đế hay không?”
“Sự giả
hình có chiếc đầu với hai gương mặt của thần Janus. Nhưng Chúa Giê-su, Đấng
biết sự giả hình của họ, đã nói hoàn toàn rõ ràng: Tại sao các ngươi lại muốn
đặt ra cho Ta một cái bẫy? Hãy mang cho Ta xem một đồng Denar, vì Ta muốn xem
xem nó thế nào. Chúa Giê-su luôn luôn trả lời với sự thực tế cho những kẻ giả
hình và những kẻ mang ý thức hệ. Thực tế trông có vẻ rất khác với sự giả hình
hay với ý thức hệ. Nhưng đó là thực tế: hãy đưa cho Ta xem một đồng Denar. Và
Ngài chỉ cho thấy thực tế là thế nào, Ngài trả lời bằng sự khôn ngoan của Thiên
Chúa: “Hãy trả cho hoàng đế những gì của hoàng đế” – vì thực tế cho thấy rằng,
hình ảnh của hoàng đế được in trên đồng Denar – và hãy trả cho Thiên Chúa những
gì thuộc về Ngài!`”
Sự giả hình là ngôn ngữ của con rắn:
Khía cạnh thứ
ba – Đức Thánh Cha đưa ra để suy nghĩ – hệ tại ở chỗ là “ngôn ngữ của sự giả
hình chính là ngôn ngữ của sự thất vọng, mà con rắn đã sử dụng để nói với bà
E-và”. Nó bắt đầu bằng sự nịnh bợ để hủy hoại con người, thậm chí “xé
rách nhân vị và linh hồn ra khỏi một con người”, - Đức Thánh Cha đã sử dụng
hình ảnh đầy bi ai đó để giải thích: “Nó sát hại các cộng đoàn”. Đó là
một mối nguy lớn đối với các cộng đoàn nếu những kẻ giả hình sống trong lòng
các cộng đoàn ấy – kể cả Giáo hội – Đức Thánh Cha nhấn mạnh. Ngài cảnh báo các
Ki-tô hữu mà họ “đang sa vào thái độ đầy tồi lỗi này, vì họ đang sát
hại.”
Sự giả hình có khả năng sát hại:
“Kẻ giả
hình có khả năng giết chết một cộng đoàn. Kẻ ấy nói những lời ngọt ngào nhưng
lại kết án một cách cay độc. Kẻ giả hình là một tên sát nhân. Chúng ta hãy nhớ
tới điều này: kẻ giả hình sẽ bắt đầu bằng sự nịnh bợ, và người ta chỉ có thể
trả lời cho hắn với thực tế. Đừng chỉ nên đến với tôi bằng những khuôn mặt thế
này, bởi thực tế là thế kia cơ, như với những ý thức hệ, đó là thực tế.”
Chính Chúa Giê-su đã mời gọi người ta trở nên rõ ràng và ngắn gọn, vì tất cả
mọi sự dư thừa đều đến từ sự ác – Đức Thánh Cha nhắc nhớ.
“Và cuối
cùng, đó là ngôn ngữ của ma quỷ, nó rắc gieo loại ngôn ngữ thâm hiểm này vào
trong các cộng đoàn để hủy hoại các cộng đoàn đó. Chúng ta hãy cầu xin Chúa,
xin Ngài bảo vệ chúng ta trước việc sa vào tội giả hình, trước việc tô điểm cho
những hành vi của mình bằng những chủ đích xấu. Ước gì Thiên Chúa ban cho chúng
ta ơn ấy: ´Lạy Chúa, ước gì con sẽ không bao giờ trở thành kẻ giả hình, ước chi
con luôn luôn biết nói thật, và nếu con không thể nói thật, thì ước gì con sẽ
biết thinh lặng – nhưng không bao giờ, không bao giờ trở thành một kẻ giả hình!”
(theo de.rv
06.06.2017 cs)
Đa-minh Thiệu