Phải Chăng Vết Máu Trên Tấm Khăn Liệm Turin Là Máu Giả?

 

 

Ít nhất có một nửa vết máu trên tấm Khăn Liệm là “giả”: Đó là kết quả thu được  từ một nghiên cứu của Đại Học Liverpool hiện mới được công bố trên „Journal of Forensic Sciences“.

 

Phải chăng kết quả trên đã lật lại giả thiết cho rằng, tấm vải gai rất nổi tiếng và đang được bảo quản tại Turin, Italia, là tấm vải đã được sử dụng để khâm Liệm Chúa Giê-su sau khi Ngài bị đóng đinh trên Thập Giá? Trước nghi vấn đó, trang thông tin điện tử Vaticannews.va của Tòa Thánh Vatican đã thực hiện một cuộc phỏng vấn với một trong những chuyên viên nổi tiếng nhất về tấm Khăn Liệm Turin, đó là bà Emanuela Marinelli, nữ giáo sư môn khoa học tự nhiên, người đã xuất bản nhiều cuốn sách về tấm Khăn Liệm nổi tiếng nêu trên. Sau đây là những lời của bà:

Vâng, trước tiên ở đây người ta có thể nói thẳng ra rằng, kết quả của nghiên cứu trên là không đúng, bởi tại sao một kẻ làm giả hay một nghệ nhân lại chỉ làm giả có một nửa những vết máu? Vấn đề có nghĩa là gì đây khi tác phẩm này có một nửa là những vết máu thật và nửa còn lại chỉ là những vết máu giả? Nhưng sự loan tin của các hãng truyền thông đã tự cắt xén, nếu người ta nhìn kỹ vào một nghiên cứu đã được công bố từ lâu, cụ thể là nó đã được đệ trình cho một hội nghị cách nay 4 năm… ´Một nửa là giả` thì có nghĩa là gì đây? Các nhà nghiên cứu ấy nói rằng: một nửa những vết máu thì tương ứng với trạng thái của một người bị đóng đinh vào Thập Giá, và nửa còn lại thì không tương ứng với tình trạng của một người như vậy.“

Chúa Giê-su chết vì bị nhồi máu - infarctus

Ví dụ: Vết máu mà người ta trông thấy trên ngực của một người được in trên tấm Khăn Liệm. Máu được chảy ra qua vết đâm của một lưỡi đòng – trong bất cứ trường hợp nào đi nữa, điều đó rất phù hợp với những tường thuật của Kinh Thánh về cuộc khổ hình Thập Giá của Chúa Giê-su. Tin Mừng theo Thánh Gio-an tường thuật lại rằng, “máu và nước” đã chảy ra từ vết thương do một lưỡi đòng đâm vào cạnh sườn của Ngài, lúc Ngài đã qua đời trên Thánh Giá.

Dựa trên nền tảng những báo cáo của Kinh Thánh cũng như kết quả thu được từ việc nghiên cứu tấm Khăn Liệm Turin, các bác sĩ về tim mạch ngày nay rút ra kết luận rằng, Chúa Giê-su đã chết vì bị nhồi máu (infarctus – do vỡ mạch máu hoặc do một điều gì đó khiến máu không thể dồn về tim, hoặc không thể đưa lên não [dg.]), chứ không phải vì bị ngạt thở như vẫn thường xảy ra nơi những người bị đóng đinh. Như vậy, đó là một trường hợp đặc biệt: Chúa Giê-su đã chết, thân xác Ngài vẫn đang còn bị treo trên Thập Giá, và giờ đây vết đâm của một lưỡi đòng đã làm cho máu đen, và đặc, cùng với một ít huyết thanh (trông như nước, được hình thành chung quanh quả tim) chảy ra. Vậy các nhà nghiên cứu của đại học Liverpooler đã làm gì? Người ta thấy rất rõ việc họ làm, vì những tấm hình đã được bổ sung vào với bài báo của họ: Họ sử dụng một con búp-bê, như người ta vẫn thấy trong các tiệm vải hay tiệm bán quần áo, để làm mẫu nghiên cứu, sau đó họ gắn một túi máu nhân tạo vào ngực phải của con búp-bê đó, và ấn vào nó – đó là một thí nghiệm mà họ gọi là ´khoa học…`

Thí nghiệm bằng một con búp-bê làm vật mẫu

Cách nay 10 năm, khi họ bắt đầu bận tâm tới tấm Khăn Liệm, lúc ấy họ vẫn còn có những thí nghiệm khoa học trên những thi thể thật – nhưng trái lại, giờ đây họ coi việc thí nghiệm với một con búp-bê làm vật mẫu là đủ – nữ giáo sư Emanuela Marinelli phê phán. Các nhà nghiên cứu của đại học Liverpool không làm bất cứ điều gì khác ngoài việc so sánh những vết máu trên con búp-bê của họ với những vết máu trên tấm Khăn Liệm, và từ những khác biệt, họ đưa ra kết luận rằng: một phần máu trên tấm Khăn Liệm là giả.

Nếu đó là khoa học thì tôi sẽ trả lại bằng đại học của mình! Nhưng người ta cũng phải biết rằng, Luigi Garlaschelli – một trong những tác giả của nghiên cứu này – đang làm việc cho ai. Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2009 dành cho một tờ báo của Ý, chính ông ta đã kể rằng, công việc nghiên cứu tấm Khăn Liệm của ông ta được trả phí bởi một hiệp hội vô thần. Thật là đặc mùi tiền bạc bởi ông ta bổ sung thêm rằng, mình sẵn sàng thực hiện một cuộc nghiên cứu như thế cho Giáo hội Công giáo. Từ đó thì tôi có thể kết luận: nếu ông ấy vẫn còn nói về những vết máu giả, thì điều đó chỉ có thể nằm ở chỗ là, Giáo hội không muốn chi tiền cho ông ta mà thôi. Bằng không thì ông ta cũng đã nhảy sang phía bên kia rồi.“

Nhiều tin giật gân chỉ là „Fake News – tin giả

Nữ giáo sư Marinelli cũng còn kể thêm một ít điều nữa về một nhà hóa học tên là Garlaschelli, dậy học tại đại học Pavia. Chẳng hạn như bà kể rằng, vị giáo sư này đã thực hiện nhiều „thí nghiệm vui“, qua những thí nghiệm đó, ông phát hiện ra rằng, có một „người Đức giả“. Khi nghe ông nói như thế, người ta có cảm tưởng rằng, trong số những nhà nghiên cứu về tấm Khăn Liệm cũng có những người làm việc thật, nhưng cũng có những người chỉ làm việc vì ghen tỵ, giống như trong các ngành khoa học khác.

Rất nhiều những bản tin giật gân chung quanh tấm Khăn Liệm đều là „Fakes – giả tạo“ – chẳng hạn như bản tin cho rằng, tấm Khăn Liệm có nguồn gốc từ thời Trung Cổ:

Đó là một bản tin giả nổi tiếng nhất, nó xuất hiện vào năm 1988. Nó dựa vào phương pháp phân tích Carbon phóng xạ để thẩm tra một vết gấp ở tấm Khăn Liệm mà người ta đã đụng tay vào đó rất nhiều lần trong suốt nhiều thế kỷ - chẳng hạn như khi người ta muốn trưng bày công khai tấm Khăn này; vấn đề trước tiên ở đây đã trở nên hoàn toàn không được rõ ràng rằng, liệu phương pháp ấy có thích hợp cho việc nghiên cứu chất liệu này hay không. Trung tâm nghiên cứu lớn nhất nhất sử dụng phương pháp này nằm tại Miami – đã công bố trên cổng thông tin điện tử của mình rằng, từ trước tới nay chưa hề có cuộc nghiên cứu nào dành cho vải vóc theo phương pháp ấy, vì vải vóc, chẳng hạn như khi nó được xử lý bằng chất bảo quản, thì luôn cho ra những kết quả hoàn toàn sai về niên đại nếu được thực hiện bằng phương pháp phân tích phóng xạ Carbon. Hiện nay, tấm Khăn Liệm Turin được cho rằng đã tồn tại tới khoảng hai ngàn năm, nó bị ám khói từ khói nến và khói hương, và bị rất nhiều người đụng tay vào. Vì vậy, hoàn toàn đơn giản là người ta không thể sử dụng phương pháp đó với một loại vải gai có chiều dầy lịch sử như thế được.“

„Người ta có thể lấp đầy toàn bộ các thư viện bằng những sự ngu dốt về tấm Khăn Liệm.

Cách nay ba chục năm, nữ giáo sư Marinelli đã viết cuốn sách đầu tiên của mình về việc chiếc Khăn Liệm bị ấn định niên đại sai khi người ta cho rằng, nó có nguồn gốc từ thời Trung Cổ. Cuốn sách trên của bà đã được tái bản nhiều lần, cũng như đã được đưa ra trình bày trước nhiều hội nghị.

Người ta có thể lấp đầy toàn bộ các thư viện bằng những sự ngu dốt về tấm Khăn Liệm. Thật tiếc là như thế. Vì vậy, tôi giữ lại cho mình một câu mà Đức Hồng Y người Bologna đã từng nói: Nếu tấm  Khăn Liệm là giả thì cũng chẳng có bất cứ điều gì thay đổi đối với một người Công giáo cả, vì dĩ nhiên, Đức Tin của chúng ta không dựa trên tấm Khăn Liệm. Nhưng nếu nó là thật thì tất cả sẽ thay đổi đối với một người vô thần… Sự khác biệt nằm ở đó. Người Công giáo chúng ta có thể nghiên cứu tấm Khăn Liệm trong một sự thanh thản đặc biệt. Trái lại, đối với một người vô thần, thì tấm Khăn Liệm là một cái gì đó gây lúng túng. Đối với tôi, người vô thần cũng giống như những người nghiện thuốc lá, nơi họ có hai hạng. Thứ nhất là những người tử tế, họ sẽ hỏi: Bạn có khó chịu khi tôi hút thuốc không? Còn hạng thứ hai là những kẻ thản nhiên phun khói vào mặt người khác. Theo đó, cũng có những người vô thần giống hệt như thế. Tôi có nhiều bạn bè vô thần, thậm chí họ đã mời tôi thuyết trình nhiều lần. Họi nói: Chúng tôi tin rằng, chiếc Khăn Liệm đã chứng tỏ cho nhiều người thấy Chúa Giê-su thành Nazareth.

 

(Theo Vatican news - 17 Juli 2018, 13:23)

 

Đa-minh Thiệu

 


Tin Tức Giáo Hội - Tháng 6, 2018