Theo
số liệu mới nhất của “Niên giám Thống kê của Giáo hội”, Giáo hội Công giáo đang
điều hành 610 trại phong trên thế giới.
Hồng Thủy – Vatican 26 tháng một 2019,
13:24
Cha Mometti, nhà truyền giáo gần với bệnh
nhân phong ở vùng Amazzonia
Trong
số 610 trại phong này, 192 trại tại Phi châu, 55 tại Mỹ châu, 352 tại Á châu,
10 tại Âu châu và 1 tại châu Đại dương.
Số trại
phong này nhiều nhất tại các nước: Ấn độ (243 trại), Indonesia (63), Công-gô
(30), Madagascar (25), Kenya (21), Brazil (19), Việt nam (13), vv.
Tại
nhiều quốc gia, những người bệnh phong thường bị hắt hủi, bỏ rơi, ngay cả bởi
chính gia đìnhc ủa họ. Từ lâu, Giáo hội đã có truyền thống chăm sóc các bệnh
nhân phong cùi; ngoài việc chăm sóc về y tế, Giáo hội còn trợ giúp họ về tinh
thần và cơ hội cụ thể để hồi phục và tái hội nhập vào xã hội.
Có
nhiều vị thánh đã tận hiến cuộc đời để xoa dịu nỗi đau của các bênh nhân phong
cùi, như thánh Đamianô (Jozef Daamian De Veuster), được cả thế giới biết đến
như Tông đồ của người cùi ở Molokai; thánh Marianna Cope, cùng với các nữ tu
cùng dòng tiếp tục công việc của cha Đamianô ở Molokai trong 35 năm; thánh
Têrêsa Calcutta; chân phước Jan Beyzym, hoạt động giữa những bệnh nhân phong ở
Madagascar; vv.
Theo
thông tin từ Aifo, Hiệp hội bạn hữu của Raoul Follereau, bệnh phong vẫn còn là
một vấn đề sức khỏe cộng đồng ở một số quốc gia, nơi mà điều kiện kinh tế xã
hội bấp bênh vẫn tồn tại, là điều kiện thuận lợi việc truyền bệnh.
Theo số
liệu được Tổ chức Sức khỏe Thế giới, trong năm 2017 có 210.671 người bệnh
phong, trong đó 82.922 phụ nữ (39,3%), 16.979 người dưới 15 tuổi (8,05%) và
12.189 (5,78%) người khuyết tật nặng.
Ba nước
Ấn độ với 126.164 người, Brazil với 26.875 và Indonesia với 15.910, chiếm 80,2%
tổng số trên toàn thế giới.