„Rải Bom Như Rải Kẹo“
(Bài giảng của ĐTC
Phan-xi-cô ngày 19.02.2019)
Tình
Yêu của Thiên Chúa không đơn thuần chỉ là „một
trò chơi lãng mạn“, nhưng là một „vấn
đề cụ thể cần phải được quan tâm hàng đầu“. Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã giảng
như thế trong Thánh Lễ vào sáng sớm thứ Ba vừa qua tại nguyện đường Thánh
Mác-ta của Tòa Thánh Vatican. Theo Ngài, trong một thế giới mà trong đó những kẻ
nắm giữ quyền hành rải bom như rải kẹo, thì người ta phải không ngừng cầu xin
Lòng Thương Xót của Thiên Chúa.
Vào
thời gian Kinh Thánh được viết ra, những trận hồng thủy chính là những tai
ương, và ngày nay, những tai ương đó lại là những cuộc chiến tranh – Đức Thánh
Cha nhận xét: Ngài rút ra một đường thẳng liên tục giữa điều được mô tả trong
sách Sáng Thế với những điều được báo chí cập nhật hằng ngày.
Đức
Thánh Cha cũng đã nhắc tới nỗi đau khổ của các em bé đói khát và mồ côi, nỗi khổ
đau của những người yếu thế, của những người nghèo mà họ phải thanh toán „hóa đơn cho những bữa tiệc“. Ngài cũng
đã kêu gọi các Ki-tô hữu hãy vun đắp cho một con tim được sánh với con tim của
Thiên Chúa, tức con tim có khả năng nóng giận và đau buồn, nhưng đặc biệt là có
khả năng đồng cảm với những người bị áp bức.
Thiên
Chúa biểu lộ cảm nghĩ
Đức
Thánh Cha đã đặt ra hai điểm nhấn mà chúng có liên hệ đến Bài Đọc I trong ngày
được trích từ sách Sáng Thế (St 6,5-8; 7,1-5.10). Trước tiên Ngài đề cập tới nỗi
khổ tâm của Thiên Chúa về những tệ nạn của con người, và rồi Ngài nói về sự hối
hận của Thiên Chúa vì đã sáng tạo nên loài người: qua đó Thiên Chúa cho thấy rằng,
Ngài có sự cảm nghĩ – Đức Thánh Cha chia sẻ: „Ngài không phải là một Thiên Chúa trừu tượng“, nhưng „Ngài đau khổ“, và „đó là mầu nhiệm của Thiên Chúa“.
„Cảm nghĩ của Thiên Chúa, Thiên Chúa Cha, Đấng
yêu thương chúng ta… Và Tình Yêu chính là một mối tương quan. Nhưng Ngài cũng
có khả năng nóng giận. Chúa Giê-su là Đấng đã đến chỉ cho chúng ta con đường, với
nỗi khổ của con tim và với sự trao hiến hoàn toàn… Thiên Chúa của chúng ta có sự
cảm nghĩ! Thiên Chúa của chúng ta yêu thương chúng ta bằng con tim. Ngài không
yêu chúng ta bằng ý tưởng. Ngài yêu thương chúng ta bằng con tim. Và khi Ngài
mơn trớn chúng ta thì Ngài sẽ mơn trớn chúng ta bằng con tim của Ngài, và khi
Ngài sửa trị chúng ta – khiển trách chúng ta, như một người Cha tốt lành -, thì
Ngài sẽ sửa trị chúng ta bằng con tim của Ngài. Và rồi Ngài còn đau khổ nhiều
hơn cả chúng ta nữa.“
„Đó là „một mối tương quan giữa con tim với
con tim, giữa con với Cha, mối tương quan ấy luôn mở ra, và nếu Ngài có thể đau
buồn trong lòng, thì chúng ta cũng“ – Đức Thánh Cha giải thích tiếp – „có thể đau buồn trước mặt Ngài“. „Đó không phải là sự đa cảm, nó là sự thật“
– Đức Thánh Cha bổ sung, và Ngài giải thích rằng, thời đại ngày nay hoàn toàn
khác so với thời Đại Hồng Thủy của Kinh Thánh.
„Chúng
ta hãy nghĩ tới những người yếu thế nhất, những em bé“
„Cha không tin rằng thời đại chúng ta ngày
nay tốt hơn thời Đại Hồng Thủy, Cha thực sự không tin điều đó: Những thảm họa
ngày nay ít nhiều gì cũng giống như những tai họa thời đó, và những nạn nhân ít
nhiều gì cũng giống như những nạn nhân hồi ấy. Chẳng hạn như chúng ta hãy nghĩ
tới những người yếu thế nhất, tức những em bé! Hãy nghĩ tới con số những em bé
phải đói khát, những em bé không được đến trường: Chúng không thể lớn lên trong
hòa bình. Chúng sống mồ côi, không cha mẹ, vì cha mẹ chúng đã bị chiến tranh
sát hại… Chúng ta hãy nghĩ tới những quân nhân trẻ em… Người ta chỉ cần nghĩ tới
những em bé đó!“
Một
con tim có lòng nhân – như con tim của Chúa Giê-su
Vì
thế người ta nên cầu xin Chúa ban cho ơn „có
được một con tim giống như con tim của Thiên Chúa, có nghĩa là có một con tim
được sánh ngang với con tim của Thiên Chúa. Một con tim huynh muội… Một con tim
có lòng nhân, như con tim của Chúa Giê-su, đồng thời cũng là con tim của Thiên
Chúa.“
“Có những thảm họa Đại Hồng Thủy. Có những đại
họa của những cuộc chiến tranh ngày nay mà trong đó, hóa đơn cho bữa tiệc lại
được thanh toán bởi những con người yếu thế, những người nghèo, những em bé, và
những người không có phương tiện để tiếp tục làm việc được nữa. Nhưng chúng ta
đừng quên rằng, Thiên Chúa đang đau buồn trong con tim của Ngài, và chúng ta
hãy tới gần Thiên Chúa, hãy thưa chuyện với Ngài: ´Con hiểu Chúa và con đồng
hành với Chúa`, con đồng hành với Chúa trong cầu nguyện, trong lời nguyện giúp
cầu thay khi đối diện với tất cả những thảm họa mà chúng là hoa trái của ma quỷ,
kẻ muốn hủy hoại công trình của Chúa…”
(theo
vatican news – 19.02.2019, 10:36)
Đaminh
Thiệu