Thánh
Đường Kitô Đầu Tiên Từ 96 Năm Nay Được Xây Tại Thổ Nhĩ Kỳ
RVA 06/08/2019 G. Trần Đức Anh, O.P. - Roma
Lần đầu tiên từ
96 năm nay, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cho phép xây cất một thánh đường Kitô tại nước
này.
Chiều
thứ Bảy 03/08/2019 vừa qua, Tổng thống Recep Tayyib Erdogan đã đặt viên đá đầu
tiên xây cất một thánh đường của Giáo Hội Chính Thống Siriac và buổi lễ này
được đài Truyền hình quốc gia truyền đi.
Thánh
đường này tọa lạc tại khu vực Barkirkoy thuộc thành phố Istanbul và có thể chứa
được 700 người. Giáo Hội Chính Thống Siriac đã có một nhà thờ tại thành phố này
nhưng quá nhỏ và quá xa khu vực có đông tín hữu Chính Thống Siriac cư ngụ. Tại
Istanbul hiện có khoảng 17 ngàn tín hữu Chính Thống Siriac, và trên toàn nước
Thổ có khoảng 25 ngàn. Khu đất xây thánh đường mới trước kia thuộc Giáo Hội
Công Giáo cho đến năm 1868 và được dùng làm nghĩa trang.
Một biến cố lịch sử
Đức
Giám mục Chính Thống Siriac tại Istanbul, Yusuf Cetin, gọi việc xây cất thánh
đường này là một ngày lịch sử đối với Giáo Hội địa phương. Tham dự lễ đặt viên
đá có các vị lãnh đạo cấp cao của Chính Thống Siriac và đại diện Giáo Hội
Armeni Tông Truyền cũng như đại diện của Đức Thượng Phụ Bartolomaios Giáo Chủ
Chính Thống Constantinopple.
Từ khi
Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ được thành lập hồi năm 1923, các tín hữu Kitô thiểu số được
phép tu bổ thánh đường đã có sẵn, nhưng cho đến nay họ không được phép xây cất
thánh đường mới, và nay lần đầu tiên 1 Giáo Hội Kitô mới được phép của Nhà Nước
về việc này.
Kitô giáo bị hạn chế tại Thổ Nhĩ kỳ
Tại Thổ
Nhĩ Kỳ, tuy hiến pháp quốc gia có từ thời Kemal Atartuerk tuyên bố là trung lập
về tôn giáo, nhưng các tôn giáo thiểu số, ngoại trừ Hồi giáo Sunnit, vẫn luôn
bị kỳ thị. Nhà Nước Thổ chỉ chính thức nhìn nhận Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp,
Armeni Tông Truyền, và Do thái giáo, nhưng các tôn giáo này vẫn phải chịu nhiều
giới hạn. Giáo Hội Chính Thống Siriac cũng như Giáo Hội Công Giáo và các Giáo
Hội Kitô khác không được Nhà Nước Thổ nhìn nhận. (KNA 3-8-2019)