Cha
Bovati : Đang lan tràn một hệ tư tưởng chống lại sự vâng phục Thiên Chúa
Trong
hai bài suy niệm tiếp theo vào chiều thứ Hai và sáng thứ Ba của Giáo triều, cha
Bovati, tập trung vào đề tài “tiếng gọi của Thiên Chúa” và “hệ tư tưởng chống
lại sự vâng phục Thiên Chúa”.
Ngọc Yến –
Vatican 04
tháng ba 2020 – (Vaticannews.va/vi/)
“Thiên
Chúa luôn hoạt động để hướng con người khám phá chiều kích cuộc sống ở một tầm
mức cao hơn, một sự hiến dâng và phục vụ hữu ích hơn cho anh em. Chúa gọi trong
cuộc sống, trong lịch sử cụ thể mà chúng ta thấy được, nghĩa là Chúa luôn tiết
lộ một điều gì đó liên quan đến ơn gọi. Thiên Chúa còn kêu gọi ở khía cạnh ý
thức và nỗ lực, là điều kiện để khao khát, đôi khi vô thức, một thực tại cao
hơn: điều mà chỉ mình Thiên Chúa có khả năng mạc khải và hoàn thành”. Cha
Bovati đã giải thích như trên trong buổi suy niệm chiều thứ Hai với chủ đề
“kinh nghiệm về Thiên Chúa: tiếng gọi”.
Cha
giải thích thêm rằng trong thực tế, “điều bất ngờ” là dấu ấn của Thiên Chúa, và
đó cũng là tình trạng không tương xứng giữa những gì được coi là phù hợp và
thậm chí cần thiết trong mắt con người, với những gì Thiên Chúa chọn làm trung
gian: như một người phục vụ cho công trình cứu độ của Thiên Chúa.
Trong
bài suy niệm thứ ba vào sáng thứ Ba, sau khi quảng diễn về ngôn ngữ của Thánh
Thần thể hiện nơi những người nghèo, người yếu đuối, cha Bovati nói đến một
hình thức kêu ngạo mới đang phát triển và lan tràn, đó là việc từ chối vâng
phục Thiên Chúa và các ngôn sứ của Ngài. Hình thức kiêu ngạo này không phải là
việc phô trương sự giàu có, văn hóa, quyền lực, nhưng trái lại đó là hình thức
kiêu ngạo mà cá nhân tự tuyên bố, đơn giản đó là nhân danh quyền tự quyết, tự
do chọn lựa, tự do hành động.
Cha
Bovati kết luận: “Có một thể thức phức tạp khác chống lại ân sủng Thiên Chúa,
đó là những người đứng ra bảo vệ trật tự đã được thiết lập, những thực hành đã
có hiệu lực. Họ cho rằng những gì đã được thiết lập thì hoàn hảo và không thể
thay đổi. Với não trạng này họ phản đối những yêu cầu thay đổi của các vị ngôn
sứ, cho rằng đó là dị giáo, hỗn loạn; luôn khẳng định những gì của quá khứ là
hợp lệ”. (Acistampa 03/3/2020)