Đức Giáo Hoàng Bày Tỏ Sự Ủng Hộ Cho
Các Tín Hữu Đón Nhận Các Bí Tích Và Đến Nhà Thờ
Cầu
nguyện cho những bà mẹ mang thai, Ngài nói rằng “Lý tưởng của Giáo hội là luôn
luôn ở với mọi người và các Bí tích - Luôn luôn”
NGÀY
17 THÁNG 4 NĂM 2020 13:47
Tác giả: DEBORAH CASTELLANO LUBOV
– (ZENIT.ORG)
Luôn
luôn theo cách thận trọng và khôn ngoan nhất, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã thúc đẩy
việc cho các tín hữu lãnh nhận các bí tích. Ngài cũng nhấn mạnh rằng lý tưởng của
Giáo hội là luôn luôn có các Bí tích cùng với dân Chúa,
và suy nghĩ khác là nguy hiểm.
Theo
Vatican News, đây là tâm điểm trong bài giảng của Đức Giáo hoàng hôm nay, 17
tháng 4, trong Thánh lễ hàng ngày riêng tư tại nơi cư trú của Ngài là Nhà trọ
Thánh Mátta, như Ngài đã suy niệm về Tin mừng hôm nay theo Thánh Gioan (Gioan
21: 1-14) .
Cầu
nguyện cho các bà mẹ mang thai...
Khi
bắt đầu Thánh lễ, trong khi nhớ đến tất cả các nạn nhân coronavirus, Đức
Phanxicô đã cầu nguyện cho những người mẹ mang thai, có thể họ đang sợ hãi.
“Tôi
ước rằng hôm nay chúng ta cầu nguyện cho những người phụ nữ đang chờ đợi, những
người phụ nữ mang thai sẽ làm mẹ, họ bất an, họ lo lắng”, Ngài thừa nhận và nói
rằng nhiều người tự hỏi: “Con tôi sẽ sống trong thế giới nào”?
Ngài
cổ võ: “Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ để Chúa ban cho họ sự can đảm mang những
đứa trẻ này với niềm tin rằng chắc chắn đó sẽ là một thế giới khác, nhưng nó sẽ
luôn là một thế giới mà Chúa sẽ rất yêu thương."
Trong
bài giảng của mình, Đức Thánh Cha đã suy niệm về các Tông đồ và môn đệ ở với
Chúa Giêsu, thành cộng đoàn, không cô lập, và bằng cách này, sự thân quen của
các Tông đồ với Chúa đã thăng tiến như thế nào.
“Kitô
hữu chúng ta cũng vậy, trong hành trình cuộc đời, chúng ta ở trong tình trạng
bước đi, tiến tới trong sự thân quen với Chúa”, Đức Phanxicô nói, Kitô hữu được
đòi hỏi phải làm quen với Chúa hàng ngày. Vị Giáo hoàng Dòng Tên gợi lại
Chúa Giêsu và các Tông đồ đã ăn cùng nhau, nói chuyện với nhau và dành thời
gian chất lượng bên nhau như thế nào.
Đức
Phanxicô nói, sự thân thuộc này của các Kitô hữu với Chúa luôn luôn có tính cộng
đồng. “Vâng, nó rất thân mật, nó mang tính cá nhân nhưng nó thuộc về cộng
đồng”, Ngài nói.
Sự
thân thuộc với Chúa, mà không có bí tích và con người là nguy hiểm
“Một
sự thân quen mà không có cộng đồng, không có Cơm Bánh, không có Giáo hội, không
có con người, không có Bí tích”, Đức Phanxicô nhấn mạnh, “thì nguy hiểm”.
“Nó
có thể trở thành – ví dụ như - một sự thân quen sai lối, một sự thân quen chỉ
cho chính mình, tách biệt khỏi dân Chúa. Sự thân thuộc của các Tông đồ với
Chúa luôn luôn là sự thân thuộc mang tính cộng đồng, nó luôn có mặt ở bàn ăn, dấu
hiệu của cộng đồng; nó luôn luôn ở cùng Bí tích, cùng với Bánh”.
Đức
Giáo hoàng bày tỏ rằng Ngài muốn nói điều này sau khi có ai đó khiến Ngài suy
ngẫm về mối nguy hiểm mà thời điểm này chúng ta đang sống trong đại dịch - đã
khiến tất cả chúng ta giao tiếp, ngay trong tôn giáo, thông qua các phương tiện
trung gian, thông qua các phương tiện truyền thông, Thánh lễ này cũng vậy, tất
cả chúng ta đang hiệp thông - nhưng không "cùng nhau", chỉ cùng nhau
về mặt thiêng liêng thôi.
Đức
Phanxicô tiếp tục phân tích làm thế nào chúng ta “cùng nhau” về mặt tâm linh,
nhưng không thực sự cùng nhau, và những người liên kết với các linh mục và giám
mục của họ cũng chỉ có sự hiệp thông thiêng liêng thôi.
Ngài
nhấn mạnh, “Và đây không phải là Giáo Hội: đây là Giáo hội trong hoàn cảnh khó
khăn, mà Chúa cho phép, nhưng lý tưởng của Giáo hội là luôn luôn ở với mọi người
và cùng với các Bí tích - luôn luôn”.
Một
vị giám mục tốt lành đã chê trách tôi... Từ đó tôi đã hiểu tại sao
Trước
lễ Phục sinh, khi có tin tôi chuẩn bị cử hành lễ Phục sinh trong Đền thờ Thánh
Phê-rô trống rỗng, một Giám mục tốt
lành đã viết thư cho tôi - một Giám mục tốt, tốt lành, và Ngài ấy đã
trách tôi. “Nhưng tại sao, Đền thờ Thánh Phê-rô quá lớn, tại sao Đức Thánh
Cha không đặt ít nhất 30 người ở đó, để mọi người được nhìn thấy? Sẽ không
có nguy hiểm. . . “Tôi nghĩ: Nhưng vị ấy có gì trong đầu để nói
điều này với tôi?” Vào lúc đó, tôi không hiểu. Tuy nhiên, vì Ngài ấy
là một Giám mục tốt lành, rất gần gũi với mọi người, hẳn Ngài ấy muốn nói điều
gì đó với tôi. Khi tôi gặp Ngài ấy, tôi sẽ hỏi.
“Sau
đó, tôi hiểu,” Đức Phan-xi-cô lưu ý. Ngài ấy nói với tôi: “Hãy cẩn thận đừng
ảo hóa Giáo hội, ảo hóa các Bí tích, ảo hóa Dân Chúa. Giáo hội, Bí tích,
Dân Chúa là cụ thể”. Đúng là tại thời điểm này, chúng ta phải có sự thân
thuộc với Chúa theo cách này, nhưng chúng ta phải ra khỏi đường hầm, không ở lại
đó.
Đức
Phanxicô nhấn mạnh, đây là sự thân thiết của các Tông đồ, “không ngộ đạo”, “ảo
hóa”, “tự cho mình là nhất đối với mỗi người trong số họ”, nhưng là “một sự
quen thuộc cụ thể với mọi người - quen thuộc với Chúa trong cuộc sống hàng
ngày, quen thuộc với Chúa trong các Bí tích, ở giữa Dân Chúa”.
Đức
Phanxicô kêu gọi chúng ta học hỏi, như các Ngài đã làm, làm thế nào cam kết đi
vào con đường trưởng thành thân thiết với Chúa. Đức Giáo hoàng nhận thấy rằng
họ đã hiểu ngay từ giây phút đầu tiên, “sự quen thuộc này khác với sự quen thuộc
họ tưởng tượng ra”, nhưng họ cuối cùng họ đã đạt đến đó, Đức Phanxicô nói.
“Họ
biết đó là Chúa, họ chia sẻ mọi thứ: cộng đoàn, Bí tích, Chúa, bình an và các
buổi lễ”.
Đức
Giáo Hoàng Phanxicô kết luận và cầu nguyện: “Xin Chúa dạy cho chúng con sự thân
mật này với Chúa, sự thân thiết này với Ngài nhưng trong Giáo hội, với các Bí
tích, với dân thánh trung thành của Chúa”.
Các
Thánh lễ trong nhà nguyện của Đức Phanxicô thường đón một nhóm nhỏ tín hữu,
nhưng do các biện pháp gần đây của Vatican, hiện đang được cử hành riêng tư,
không có sự tham gia của họ. Các cử hành Tuần Thánh và Phục sinh ở Vatican
cũng không có sự hiện diện của tín hữu, nhưng có thể được theo dõi bằng trực
tuyến.
Tháng
này đã có thông báo rằng trong giai đoạn hiện nay Đức Giáo hoàng sẽ cử hành các
Thánh lễ này cho tất cả các tín hữu trên thế giới, thông qua phát trực tiếp
trên Vatican Media, vào các ngày trong tuần, lúc 7 giờ sáng tại Roma, cùng với
việc đọc Kinh Truyền tin và Triều yết chung hàng tuần.
Ở
Ý, nơi hơn 20.000 người đã chết vì coronavirus, các Thánh lễ cộng đoàn vẫn bị cấm. Đến
nay, tại Vatican, đã có bảy trường hợp nhiễm coronavirus; ít nhất hai người
được chữa khỏi.
Các viện bảo tàng Vatican hiện đang đóng cửa, cùng với các viện bảo tàng khác của
Vatican. Cũng đã có nhiều hướng dẫn khác nhau được thi hành trên khắp Vatican,
để ngăn chặn sự lây lan của virus.
Đối
với bất kỳ ai quan tâm, có thể xem Thánh lễ của Đức Giáo hoàng tại nhà nguyện
Thánh Mátta trực tiếp và có thể xem sau đó trên YouTube của Vatican.
Chuyển ngữ: Phạm Văn Trung, SMH