Giữa lúc đại dịch đang hoàng hành tại châu Âu, công nghị
Hồng y ngày 28/11/2020 sẽ được tiến hành thế nào? Các Hồng y tân cử có thể về
Roma để nhận mũ đỏ và sắc lệnh không? Các nghi thức trong nghi lễ được thực
hiện thế nào? Thân nhân, bạn bè, tín hữu của các Hồng y tân cử có được tham dự
không? Thông cáo của Tòa Thánh đã trả lời một số vấn đề. Một số vấn đề còn lại
sẽ được biết vào đúng ngày 28/11 tới đây.
Hồng Thủy –
Vatican News 24 tháng mười một 2020
Vào
lúc 4 giờ chiều thứ Bảy 28/11 tới đây, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự Công nghị phong
Hồng y cho 13 vị đã được ngài công bố tên vào cuối buổi đọc kinh Truyền tin
trưa Chúa Nhật 25/10. Đây sẽ là một Công nghị đặc biệt khi nhìn dưới khía cạnh
những hạn chế do đại dịch Covid-19 gây nên.
Vài
ngày sau khi Đức Thánh Cha công bố tên 13 vị được ngài đề cử làm Hồng y, ngày
3/11, nước Ý bước vào một giai đoạn phong tỏa mới do đại dịch bùng phát trở lại
ở châu Âu. Cụ thể là việc đi lại giữa các miền bị giới hạn, các trường đại học
trở lại học online, các viện bảo tàng phải đóng cửa, giới nghiêm từ 10 giờ đêm
đến 5 giờ sáng, vv. Giữa bối cảnh này, báo chí đã bắt đầu phỏng đoán về cách
thức cử hành công nghị Hồng y ngày 28/11 giữa đại dịch.
Dự
đoán của báo chí
Theo
báo Il Messaggero ra ngày 13/11/2020, do hoàn cảnh bắt buộc, sau khi trao nhẫn,
mũ đỏ và sắc chỉ phong Hồng y có chỉ định tước hiệu thánh đường, cử chỉ biểu
tượng ôm chào giữa tân Hồng y và Đức Thánh Cha,được thay thế bằng cử chỉ cúi
đầu ở khoảng cách an toàn. Và cũng có thể để duy trì khoảng cách an toàn, chính
các tân Hồng y sẽ cầm lấy mũ và sắc chỉ thay vì Đức Thánh Cha sẽ trao cho các
ngài.
Ngoài
các biện pháp như giữ khoảng cách an toàn, không tụ tập, phải đeo khẩu trang,
khử trùng tất cả các đồ vật, thông gió cho nơi cử hành, vv., người ta đã nghĩ
đến việc, để tránh đi lại với nguy cơ nhiễm virus, Đức Thánh Cha có thể cử hành
công nghị online và trừ các Hồng y tân cử người Ý, các vị còn lại có thể tham
dự online và sau đó nhận mũ và sắc chỉ tại quê nhà.
Hai
Hồng y tân cử không thể hiện diện tại công nghị
Tuy
nhiên, khác với dự đoán của báo chí, thật là may mắn khi hầu như tất cả các
Hồng y tân cử đều có thể có mặt trong sự kiện ngày 28/11, trừ hai vị mà báo chí
đã loan tin trước đây. Ngày 23/11 Phòng Báo chí Tòa Thánh đã xác nhận: vì lý do
đại dịch, hai trong số 13 Hồng y tân cử sẽ không hiện diện trong Công nghị. Đó
là hai Đức cha Jose F. Advincula, giám mục giáo phận Capiz của
Philippines; và Đức cha Cornelius Sim, giám quản tông tòa của Brunei. Thông cáo
nói rằng một đại diện của Đức Thánh Cha sẽ trao mũ Hồng y, nhẫn và sắc chỉ
phong Hồng y cùng với nhà thờ hiệu tòa cho các ngài.
Trao
nhẫn, mũ và sắc chỉ
Trọng
tâm của công nghị Hồng y là khoảnh khắc mà Đức Thánh Cha đích thân trao nhẫn,
mũ đỏ và sắc chỉ cho tân Hồng y và do đó là thời khắc các vị từ Hồng y tân cử
trở thành tân Hồng y. Sự trang trọng của nghi lễ được nhấn mạnh với việc các
Hồng y tân cử tuyên xưng đức tin và đọc lời tuyên thệ trung thành với Chúa Kitô
và Tin Mừng của Chúa, luôn luôn tuân phục Tòa Thánh và Thánh Phêrô nơi bản thân
Đức Thánh Cha Phanxicô và các đấng kế vị ngài được bầu lên hợp pháp; luôn bảo
tồn bằng lời nói và hành động tình hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo; không bao
giờ tiết lộ cho người nào những gì đã được ủy thác để gìn giữ, mà việc tiết lộ
đó có thể gây hại hoặc làm ô danh Hội Thánh; hết sức chuyên cần và trung tín
thi hành các công tác được kêu gọi thi hành trong việc phục vụ Giáo Hội, theo
các quy tắc luật định.
Các
Hồng y tân cử không thể đến Vatican có thể nhận nhẫn và mũ Hồng y và sắc chỉ
tại quê hương của mình. Trước đây, đã có một số lần các Hồng y không nhận mũ
Hồng y trực tiếp từ Đức Thánh Cha. Ví dụ, Đức Hồng y Loris Capovilla, nguyên là
thư ký riêng của thánh Giáo hoàng Gioan XXIII, đã được Đức Thánh Cha Phanxicô
phong Hồng y và đã nhận mũ Hồng y tại nhà thờ giáo xứ quê nhà từ tay Đức Hồng y
Angelo Sodano. Hay trường hợp mới nhất là Đức cố Hồng y José de Jesús Pimiento
Rodríguez, đã được Đức Thánh Cha Phanxicô công bố là Hồng y ngày 4/1/2015 và
được nhận mũ Hồng y từ tay Đức Hồng y Rubén Salazar Gómez, tổng giám mục Bogotá
và giáo chủ của Colombia.
Các
Hồng y tân cử đến Roma trước để thực hiện luật cách ly
Trong
số 13 vị được phong Hồng y vào thứ Bảy có 6 vị người Ý, vì thế việc đến
Roma tham dự công nghị không có khó khăn, ngay cả đối với những vị trên 80 tuổi
như Đức Hồng y tân cử Silvano Tomasi, nguyên là Sứ thần Tòa Thánh và mới được
Đức Thánh Cha đặt làm đại diện của ngài tại Hội Hiệp sĩ Malta. Các vị khác đã
sắp xếp để đến Vatican nhận mũ và nhẫn Hồng y. Ví dụ Đức tổng giám mục Wilton
Gregory của Washington đã đến Roma sớm để ngài có thể thực hiện việc cách ly 10
ngày theo quy định, trước ngày 28/11. Đức tổng giám mục Celestino Aos Braco của
Santiago, Chile, cũng đến Roma và thực hiện cách ly tại nhà trọ thánh Marta,
nơi cư trú hiện nay của Đức Thánh Cha.
Cử
hành tại bàn thờ ngai tòa với số tín hữu tham dự giới hạn tối đa
Các
công nghị phong Hồng y trước đây thường được cử hành trong đền thờ thánh
Phê-rô, tại bàn thờ chính, hoặc tại quảng trường thánh Phê-rô. Nhưng công
nghị sắp tới sẽ lần đầu tiên được cử hành tại bàn thờ Ngai tòa, bàn thờ phía
sau bàn thờ chính của đền thờ thánh Phê-rô, như những Thánh lễ do Đức Thánh Cha
cử hành trong thời gian đại dịch, với số giáo dân tham dự được giới hạn tối đa.
Trong
công nghị vào thứ Bảy tới, thông cáo của Vatican nói rằng “sẽ không có đoàn
phụng vụ của Đức Thánh Cha và sẽ chỉ có sự tham dự giới hạn của các tín hữu, tu
sĩ, linh mục và giám mục”. Cụ thể là trong buổi lễ, ngoài các Hồng y tân cử và
một số Hồng y, sẽ có khoảng 100 giáo dân, thân nhân của các tân Hồng y, và các
cha sở và các giám đốc của các nhà thờ hiệu tòa sẽ được trao cho các tân Hồng
y. Như thế là các phái đoàn của các giáo phận có giám mục được thăng Hồng y
cũng không thể tham dự.
Thành
viên Hồng y đoàn có thể tham dự online
Trong
các công nghị phong Hồng y trước đây, nhiều vị Hồng y ở Ý cũng như ở nhiều nước
khác thường về Roma để tham dự sự kiện. Nhưng năm nay, việc đến Roma là một
điều phức tạp xét vì đại dịch, nên Vatican cũng dự trù rằng các thành viên của
Hồng y đoàn không thể đến Roma “sẽ có thể hiệp thông bằng cách tham dự nghi lễ
từ xa, từ trụ sở của các vị, thông qua một nền tảng kỹ thuật số cho phép họ kết
nối với đền thờ thánh Phê-rô".
Không
có các cuộc chào thăm chúc mừng sau nghi lễ
Một
phần đặc biệt trong sự kiện phong Hồng y sẽ bị bãi bỏ trong công nghị lần này
đó là các cuộc chào thăm chúc mừng các tân Hồng y sau nghi lễ. Đây là thời gian
vui mừng đối với các tân hồng y, sau khi kết thúc nghi lễ, được chia sẻ niềm
vui với bạn bè, người thân, người quen và các tín hữu. Trong những năm gần đây
các tân Hồng y được sắp xếp ở một số phòng trong đại thính đường Phaolô VI để
chia sẻ niềm vui với mọi người, nhưng năm nay, cũng xét vì các quy định y tế
đang được áp dụng, các cuộc thăm viếng sẽ không được tiến hành.