Những
Thay Đổi Chính Trong Bản Văn Mới Của Quyển VI Của Bộ Giáo Luật
Trong
cuộc họp báo ngày 1/6/2021, Đức tổng giám mục Filippo Iannone, Chủ tịch Hội
đồng Giáo hoàng về các Văn bản Luật, đã trình bày về những thay đổi chính; ví
dụ như phạt tiền, bồi thường thiệt hại; các hình phạt đối với tội lạm dụng trẻ
em, tội gây thiệt hại tài sản của Giáo hội...
Hồng Thủy –
Vatican News 01 tháng sáu 2021
Theo
Đức cha Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về các văn bản luật, trước hết, các hình
phạt mới đã được đưa ra, ví dụ như phạt tiền, bồi thường thiệt hại, tước toàn
bộ hoặc một phần khen thưởng của Giáo hội, theo các quy định do từng Hội đồng
Giám mục thiết lập.
Tiếp
đến, việc sửa đổi chú ý đến việc liệt kê các hình phạt theo thứ tự và chi tiết
hơn, để giúp các bề trên, cấp thẩm quyền xác định những hình phạt phù hợp nhất
và tương xứng nhất với các tội phạm riêng lẻ. Một số hình phạt trước đây chỉ
dành cho các giáo sĩ, nay được mở rộng cho tất cả các tín hữu, do thực tế là
ngày nay có sự tham gia nhiều hơn của giáo dân vào đời sống của Giáo hội với
việc thực thi các thừa tác vụ và các chức năng. Do đó, có một điều khoản về
việc có thể đình chỉ chức vụ đối với cả giáo dân.
Ngoài
ra còn có các công cụ can thiệp phù hợp hơn để sửa chữa và ngăn ngừa tội phạm,
vì khả năng ngăn ngừa tội phạm là một trong những mục đích của luật hình sự.
Thời hiệu cũng được sửa đổi để giảm thời gian xử lý. Những thay đổi khác liên
quan đến cấu hình của tội phạm, các tội phạm mới liên quan với các hoàn cảnh
thay đổi của xã hội và Giáo hội.
Tội lạm
dụng trẻ em
Đối với
tội lạm dụng trẻ vị thành niên, bản văn mới có một điểm mới cho thấy mong muốn
làm nổi bật mức độ nghiêm trọng của những tội ác này và cũng là sự chú ý được
dành cho các nạn nhân. Các tội liên quan đến lạm dụng trẻ vị thành niên, trong
bộ luật trước đó, nằm trong chương: “Các tội chống lại nghĩa vụ đặc biệt của
giáo sĩ”. Hiện nay những tội ác này được liệt kê trong chương: “Các tội chống
lại sự sống, phẩm giá và tự do của con người”. Hơn nữa, tội lạm dụng trẻ em
không chỉ xảy ra bởi các giáo sĩ, mà còn bởi các thành viên của các dòng tu và
các tín hữu khác cũng được đề ra.
Tội gây
thiệt hài đến tài sản của Giáo hội
Về vấn
đề tài sản vật chất, có một số đổi mới. Trước hết là nguyên tắc minh bạch trong
quản lý tài sản, sau đó là nguyên tắc quản lý tài sản đúng đắn: do đó những
người lạm quyền, tham nhũng - cả người bị tham nhũng và kẻ tham nhũng - đều bị
phạt, việc tham ô tài sản bất hợp pháp, điều hành kém tài sản của Giáo hội cũng
bị phạt. Hoạt động của các nhà quản trị, vì lợi ích riêng hoặc vì lợi ích của
người khác, quản lý tài sản không theo các quy tắc cũng bị xử phạt. Về vấn đề
tài sản, bản văn mới có nhiều đổi mới hơn so với bản văn của Bộ Giáo luật năm
1983.
Tương
quan giữa lòng thương xót và công bằng
Cuối
cùng, nói về tương quan giữa lòng thương xót và công bằng, Đức cha Chủ tịch Hội
đồng Tòa Thánh khẳng định rằng những ý niệm này không trái ngược nhưng liên kết
chặt chẽ. Ở phần kết, Bộ Giáo luật khẳng định rằng ơn cứu độ của các linh hồn
phải luôn là quy luật tối thượng của Giáo hội. Ơn cứu độ của các linh hồn đòi
hỏi những người đã phạm tội cũng phải chuộc tội. Vì vậy, xử phạt những người đã
phạm tội là một hành động thương xót đối với họ. Đây là trách nhiệm của các Mục
tử. Lòng thương xót đòi hỏi những người đã sai lầm phải được sửa chữa. Các mục
đích của hình phạt là những điều này. Trong Bộ luật hiện hành, các hình phạt
được sử dụng để khôi phục công lý, phạt các hành động và đền bù cho những người
đã bị bạo lực.
Vì lợi
ích của các tín hữu
Đức
Thánh Cha khẳng định trong Tông hiến: “Tôi ban hành văn bản (...) với hy vọng
rằng nó sẽ là một công cụ vì lợi ích của các linh hồn, và các quy định của nó
sẽ được các Mục tử áp dụng, khi cần thiết, với sự công bằng và lòng thương xót,
với ý thức rằng nó thuộc về sứ vụ của họ, như một bổn phận của công bằng, để
đưa ra các hình phạt khi lợi ích của các tín hữu đòi hỏi”.
Do đó
Đức cha Iannone hy vọng rằng văn bản sẽ được cộng đồng Giáo hội đón nhận theo
cách Đức Thánh Cha mong muốn. Đức cha nhận định: “Nếu cuộc sống trong Giáo hội
được thực hiện với sự tôn trọng các quyền hỗ tương và trong việc hoàn thành
nhiệm vụ của mỗi người, thì tôi tin rằng chúng ta có thể nói rằng chúng ta duy
trì sự hiệp thông, mục tiêu cuối cùng của Giáo hội”.