06/10
Tiếp Kiến Chung Của Đức Thánh Cha: Tự Do Đích Thực Đến Từ Thánh Giá Của Chúa
Kitô
Photo: Vatican Media
RVA 06/10/2021 – G. Trần Đức Anh, O.P.
Lúc 9
giờ 15 sáng, thứ Tư 06/10/2021, Đức Thánh cha Phanxicô đã tiếp kiến chung khoảng
hơn 5.000 tín hữu hành hương, tại Đại thính đường Phaolô VI ở Nội thành
Vatican. Hiện diện trong dịp này, cũng có một hồng y và vài giám mục ngồi bên
tay trái của Đức Thánh cha.
Trong
thính đường, ở hàng ghế đầu cũng có hơn 10 người khuyết tật ngồi trên xe lăn.
Đây là
buổi tiếp kiến chung thứ 30 tính từ đầu năm nay. Sau khi Đức Thánh cha làm dấu
thánh giá mở đầu, tám linh mục lần lượt đọc bằng tám ngôn ngữ khác nhau đoạn
thứ 4, thư thánh Phaolô gửi tín hữu Galát (4,4-5;5,1).
Lắng nghe Lời Chúa
“Khi
thời gian viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con của Ngài, sinh bởi phụ nữ, sinh dưới
Lề Luật, để cứu chuộc những người ở dưới Lề Luật, để họ được làm nghĩa tử.
[...]. Chúa Kitô đã giải thoát chúng ta để được tự do! Vậy anh em hãy kiên vững
và đừng để mình bị tái áp đặt sách nô lệ.
Bài huấn giáo
Tiếp
đó, Đức Thánh cha trình bày bài thứ mười trong loạt bài giáo lý về thư thánh
Phaolô gửi tín hữu Galát. Bài này có tựa đề là: “Chúa Kitô đã giải thoát chúng
ta”.
Đức
Thánh cha nói: Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
“Trong
thư gửi tín hữu Galát, thánh Phaolô đã viết những lời bất tử về tự do Kitô
giáo. Hôm nay chúng ta dừng lại về đề tài này.
Tự do quí giá
“Tự do
là một kho tàng ta chỉ thực sự quí trọng khi đánh mất. Đối với nhiều người
trong chúng ta, vốn quen sống trong tự do, ta thường có cảm tưởng đó là một
quyền đã thủ đắc hơn là một món quà và như một gia sản cần phải gìn giữ. Bao
nhiêu hiểu lầm xoay quanh đề tài tự do, và bao nhiêu quan niệm khác biệt đụng
nhau qua dòng lịch sử!
Kitô hữu thành Galat và tự do
“Trong
trường hợp dân Galát, thánh Tông đồ không thể chấp nhận các Kitô hữu, sau khi
đã được biết và đón nhận chân lý của Chúa Kitô, lại để cho mình bị thu hút vì
những đề nghị lừa đảo, đi từ tự do đến nô lệ: từ sự hiện diện có sức giải thoát
của Chúa Giêsu đến ách nô lệ cho tội lỗi, cho óc vụ luật, v.v. Vì thế, thánh
nhân mời gọi các tín hữu Kitô hãy kiên vững trong tự do họ đã nhận được khi
chịu phép rửa, đừng để mình bị đặt lại dưới cái “gông nô lệ” (Gl 5,1). Thánh
Phaolô có lý mà ghen tị về tự do. Ngài ý thức rằng một số “anh em giả” đã lẻn
vào cộng đoàn để “rình mò” tự do mà chúng ta có được trong Chúa Giêsu Kitô, với
mục đích biến chúng ta thành nô lệ (Gl 2,4), và không thể dung thứ điều đó. Lời
rao giảng nào loại trừ tự do trong Chúa Kitô thì không bao giờ có đặc tính Tin
mừng. Ta không bao giờ có thể cưỡng bách nhân danh Chúa Giêsu, không thể làm
cho ai trở thành nô lệ nhân danh Chúa Giêsu, Đấng làm chúng ta được tự do.
Giáo huấn của thánh Phaolô về tự do
Nhưng
giáo huấn của thánh Phaolô về tự do đặc biệt là tích cực. Thánh Tông đồ đề nghị
giáo huấn của Chúa Giêsu, mà chúng ta cũng thấy trong Tin mừng theo thánh
Gioan: “Nếu các con ở lại trong lời Thầy, thì các con thực sự là môn đệ của
Thầy; các con sẽ biết chân lý và chân lý sẽ làm cho các con được tự do” (8,31-32).
Vì vậy lời nhắc nhở trước tiên là ở lại trong Chúa Giêsu, nguồn mạch của chân
lý làm cho chúng ta được tự do. Do đó, tự do Kitô, dựa trên hai cột trụ cơ bản:
thứ nhất là ơn thánh của Chúa Giêsu; thứ hai là chân lý mà Chúa Kitô tỏ lộ cho
chúng ta và đó là chính Ngài.
Cột trụ thứ nhất của tự do
Trước
tiên là hồng ân của Chúa. Tự do mà các tín hữu Galát đã nhận lãnh - và chúng ta
cũng như họ - là thành quả của cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu. Thánh
Tông đồ tập trung toàn thể lời rao giảng của ngài về Chúa Kitô, Đấng đã giải
thoát thánh nhân khỏi những ràng buộc với đời sống quá khứ: chỉ từ Chúa mới nảy
sinh những hoa trái của đời sống mới theo Thánh Linh. Thực vậy, tự do chân thực
hơn, tự do khỏi sự nô lệ tội lỗi, nảy sinh từ thập giá Chúa Kitô. Chính nơi
Chúa Giêsu đã chịu đóng đanh, Thiên Chúa đã đặt nguồn mạch sự giải thoát căn
bản cho con người. Điều này không ngừng làm chúng ta ngạc nhiên: đó là nơi mà
chúng ta bị gột bỏ mọi tự do, nghĩa là sự chết, có thể trở thành nguồn mạch tự
do. Nhưng đó là mầu nhiệm tình thương của Thiên Chúa! Chính Chúa Giêsu đã loan
báo điều đó khi Ngài nói: “Vì thế, Chúa Cha đã yêu thương Thầy; vì Thầy đã hiến
mạng sống của Thầy, rồi lấy ai. Không ai tước bỏ sự sống của Thầy: chính Thầy
trao ban. Thầy có quyền trao ban sự sống và có quyền lấy lại” (Ga 10, 17-18).
Chúa Giêsu thực hiện tự do hoàn toàn của Ngài khi hiến thân chịu chết; Chúa
biết rằng chỉ theo cách thức đó mới có thể đạt được sự sống cho tất cả mọi
người.
Kinh nghiệm của thánh Phaolô
Thánh
Phaolô đã đích thân cảm nghiệm trước tiên mầu nhiệm tình thương ấy. Vì thế,
ngài nói với các tín hữu Galát, bằng một kiểu nói táo bạo: “Tôi đã bị đóng đanh
cùng với Chúa Kitô” (Gl 2,19). Trong hành vi kết hiệp tột đỉnh với Chúa, thánh
nhân biết mình đã lãnh nhận hồng ân lớn nhất đời: đó là tự do. Thực vậy, trên
thập giá, thánh nhân đã đóng đinh “thân xác cùng với những đam mê và ước muốn
của ngài” (5,24).
Chúng
ta hiểu đức tin rất mạnh mẽ đã linh hoạt thánh Tông đồ, sự thân mật của thánh
nhân mật thiết với Chúa Giêsu và một đàng, trong khi chúng ta cảm thấy rằng cả
chúng ta cũng thiếu điều ấy, nhưng đàng khác chứng tá của thánh Tông đồ khích
lệ chúng ta hãy tiến bước trong đời sống tự do. Kitô hữu là người tự do và được
mời gọi đừng trở lại tình trạng nô lệ các giới luật, những điều xa lạ.
Cột trụ thứ hai của tự do là chân lý
Cả
trong trường hợp này cần nhớ rằng chân lý đức tin không phải là một lý thuyết
trừu tượng, nhưng là thực tại Chúa Kitô hằng sống, trực tiếp chạm đến ý nghĩa
hằng ngày và bao gồm toàn bộ đời sống bản thân. Tự do làm cho chúng ta không bị
ràng buộc vì nó biến đổi cuộc sống của một người và hướng nó về điều thiện. Để
thực sự tự do, chúng ta không những cần nhận biết bản thân, trên bình diện tâm
lý, nhưng nhất là làm sáng tỏ sự thật về chính mình, ở bình diện sâu xa nhất.
Và tại đó, trong tâm hồn, cởi mở đối với ơn thánh của Chúa Kitô. Chân lý làm
cho chúng ta thao thức, khiến chúng ta liên tục đặt những câu hỏi, để chúng ta
có thể ngày càng đi tới tận sâu thẳm của chúng ta. Qua cách thức đó, chúng ta
khám phá thấy rằng con đường chân lý và tự do là một hành trình cơ cực kéo dài
trọn đời. Một hành trình, trong đó tình yêu đến từ thánh giá hướng dẫn và nâng
đỡ chúng ta: Tình yêu tỏ lộ cho chúng ta chân lý và ban cho chúng ta tự do. Và
đó là con đường hạnh phúc.
Chào thăm và nhắn nhủ
Sau bài
giáo lý bằng tiếng Ý trên đây, tám linh mục thông dịch viên lần lượt chuyển ý
tóm lược bài giáo lý của Đức Thánh cha, kèm theo lời chào thăm và nhắn nhủ của
ngài.
Đức Thánh cha bày tỏ lập trường về phúc
trình lạm dụng tại Pháp
Bằng
tiếng Pháp, trước khi chào thăm các tín hữu hành hương, Đức Thánh cha bày tỏ
lập trường về biến cố đau thương tại Pháp và nói:
“Anh
chị em thân mến,
“Hôm
qua, Hội đồng Giám mục Pháp và hội đồng các tu sĩ nam nữ Pháp đã nhận được Phúc
trình của Ủy ban độc lập về những vụ lạm dụng tính dục trong Giáo hội. Ủy ban
được ủy nhiệm thẩm định sự rộng lớn của hiện tượng gây hấn và bạo hành tình dục
đối với những trẻ vị thành niên, từ năm 1950 trở đi. Rất tiếc là từ phúc trình
đó, có những con số rất lớn. Tôi muốn bày tỏ với các nạn nhân sự đau buồn của
tôi vì những chấn thương mà họ đã phải chịu và cả sự xấu hổ của tôi, vì sự bất
lực rất lâu của Giáo hội không đặt các nạn nhân nơi trung tâm các quan tâm của
mình, và tôi cam kết cầu nguyện cho họ. Tất cả chúng ta hãy cùng nhau cầu
nguyện: “Vinh danh cho Thiên Chúa, tủi hổ cho chúng con”. Tôi khuyến khích các
giám mục và anh chị em yêu quí, những người đến đây để chia sẻ lúc này, tôi
khuyến khích các giám mục và các bề trên dòng tu hãy tiếp tục cố gắng để những
thảm trạng như thế không tái diễn nữa. Tôi bày tỏ sự gần gũi với các linh mục
Pháp và sự nâng đỡ hiền phụ trước thử thách này, tuy cam go nhưng hữu ích, và
tôi mời gọi các tín hữu Công giáo Pháp hãy lãnh nhận trách nhiệm bảo đảm cho
Giáo hội trở thành một căn nhà an toàn cho tất cả mọi người”.
Rồi Đức
Thánh cha chào thăm các nhóm tín hữu hành hương nói tiếng Pháp, đặc biệt từ
giáo phận Autun bên Pháp và các khách lữ hành thuộc Tạp Chí La Vie! Ngài nhắc
nhở rằng thứ Bảy tới đây sẽ khai diễn tiến trình công nghị đồng hành và nói:
Tôi mời gọi anh chị em cầu nguyện để những suy tư và trao đổi trong Đại hội này
có thể giúp chúng ta tái khám phá niềm vui được là Dân Chúa, đồng hành trong sự
lắng nghe mọi người!
Bằng
tiếng Ba Lan, Đức Thánh cha nhắc đến lễ Đức Mẹ Mân côi. Ngài phó thác cho kinh
nguyện của các tín hữu cuộc viếng thăm của các giám mục Ba Lan tại Roma, viếng
mộ hai thánh Tông đồ, từ thứ Hai 04/10 vừa qua. Ước gì cuộc hành hương của các
vị chủ chăn tại Mộ thánh Phêrô Tông đồ có thể mang lại hoa trái Tin mừng dồi
dào trong việc phục vụ của các vị để mưu ích cho Giáo hội tại quê hương Ba Lan.
Và khi đọc kinh Mân côi, anh chị em hãy phó thác cho Đức Mẹ Nữ Vương hiện tại
và tương lai của anh chị em.
Bằng
tiếng Ý, Đức Thánh cha chào thăm một số nhóm hành hương, trong đó có Trung Đoàn
II không quân của quân đội, từ thành Lamezia Terme nam Italia, các đại diện của
các công nhân hãng giao thông công cộng Atac ở Roma, Hãng hỏa xa Italia, hãng
hàng không Alitalia....
Sau
cùng, - Đức Thánh cha nói - như thường lệ, tôi nghĩ đến những người cao niên,
người trẻ, các bệnh nhân và đông đảo các đôi tân hôn. Ngày mai, 07/10 Giáo hội
mừng lễ Đức Mẹ Mân côi. Tôi mời gọi anh chị em hãy đề cao giá trị của kinh
nguyện rất quí giá này đối với truyền thống của dân Chúa.
Buổi
tiếp kiến kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành của Đức Thánh cha.