Ủy
Ban Âu Châu Về Bình Đẳng Rút Lại Văn Kiện Loại Bỏ Tôn Giáo
G. Trần Đức
Anh, O.P. | RVA 02/12/2021
Sau phản ứng chống đối của nhiều nhân vật và tổ chức
tại Âu châu, trong đó có Đức Hồng y Pietro Parolin, hôm 30 tháng Mười Một vừa
qua, Ủy ban Âu châu đã phải rút lại dự thảo văn kiện cổ võ sự bình đẳng bằng
cách loại bỏ cách xưng hô và các tên tôn giáo ra khỏi đời sống công cộng.
Ủy ban
Âu châu, do bà Helena Dalli, người Malta làm Chủ tịch. Trong dự thảo chỉ nam
truyền thông dài 32 trang, công bố ngày 26 tháng Mười, Ủy ban đề nghị thay vì
nói “Chúc mừng Lễ Giáng sinh” thì chỉ nói “Chúc mừng lễ”, hoặc dùng kiểu nói
khác như “kỳ nghỉ mùa đông” để không xúc phạm đến những người không phải là
Kitô hữu và để chứng tỏ Âu châu bao gồm mọi người và không kỳ thị các tôn giáo
khác. Cũng vậy, Ủy ban đề nghị loại bỏ những tên gọi có tính cách quá Kitô như
Maria, hoặc Gioan v.v. hoặc những cách xưng hô tương tự. Trái lại, nên dùng
những tên như Malika và Julio.
Trong
cuộc phỏng vấn dành cho đài Vatican, hôm 30 tháng Mười Một, Đức Hồng y Pietro
Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, nhận định rằng “sự quan tâm loại trừ mọi sự
kỳ thị, phân biệt đối xử, là điều chính đáng. Đó là một con đường chúng ta ngày
càng ý thức, và dĩ nhiên phải được diễn tả trong lãnh vực thực hành. Nhưng theo
ý tôi, [Văn kiện của Ủy ban Âu châu về bình đẳng] chắc chắn không phải là con
đường để đạt tới mục đích đó. Lý do vì sau cùng, người ta có nguy cơ tiêu diệt
con người trong hai chiều hướng chính yếu. Trước hết là sự khác biệt vốn là một
đặc tính của thế giới chúng ta. Rất tiếc là hiện có xu hướng coi mọi người phải
hoàn toàn như nhau, không biết tôn trọng những khác biệt chính đáng, dĩ nhiên
những khác biệt này không được trở thành sự đối nghịch hoặc là nguồn mạch sự kỳ
thị, nhưng phải được hội nhập để kiến tạo một nhân loại trọn vẹn và toàn diện.
“Chiều
kích thứ hai là việc quên những gì là thực tại. Ai đi ngược thực tại thì sẽ gặp
nguy hiểm nghiêm trọng. Tiếp đến ở đây có sự loại bỏ những gì là căn cội, nhất
là liên quan đến các lễ Kitô giáo, chiều kích Kitô của Âu châu chúng ta. Chắc
chắn chúng ta biết rằng sự hiện hữu và căn tính của Âu châu là do nhiều đóng
góp khác nhau, nhưng ta không thể quên rằng một trong những đóng góp chính yếu,
chính là Kitô giáo. Vì thế, hủy hoại sự khác biết và phá hủy các căn cội có
nghĩa là phá hủy con người. (Vatican
News 30-11-2021)