Chính
Thống Nga: Thế Giới Chính Thống Đang Bị Khủng Hoảng Nặng Nề
Đức
Tổng giám mục Hilarion | © Metropolitan Hilarion of Volokolamsk
G. Trần Đức Anh, O.P. | RVA 01/12/2021
Đức
Tổng giám mục Hilarion, Chủ tịch Hội đồng ngoại vụ Tòa Thượng phụ Chính thống
Mascơva, tuyên bố rằng thế giới Chính Thống giáo đang bị khủng hoảng nặng nề,
và người có lỗi trong vụ này là Tòa Thượng phụ Chính thống Constantinople, vì
đã nhìn nhận sự độc lập của Giáo hội Chính thống Ucraina.
Đức
Tổng giám mục Hilarion là nhân vật thứ hai tại tòa Thượng phụ Chính thống Nga ở
Mascơva, là Giáo hội có khoảng 90 triệu tín hữu, đông nhất trong khối Chính
thống giáo. Đức Tổng giám mục đưa ra lời tuyên bố trên đây, hôm 26/11/2020 vừa
qua, sau khi Giáo hội Chính thống Cipro tuyên bố nhìn nhận sự độc lập của Giáo
hội Chính thống Ucraina. Đây là cộng đoàn Chính thống thứ tư đi tới quyết định
như thế.
Theo
Đức Tổng giám mục Hilarion, việc làm của Đức Tổng giám mục Chrysostomos II,
Giáo chủ Chính thống Cipro, là nhìn nhận “nhóm Ucraina ly giáo” dưới sức ép của
Đức Thượng phụ Bartolomaios. Để khắc phục cuộc khủng hoảng trong thế giới Chính
thống giáo, cách duy nhất là trở về với hệ thống giáo luật, theo đó “không có
một Giáo hội nào có quyền tối thượng trên một Giáo hội khác, vì thủ lãnh đích
thực của chúng ta đã, đang và sẽ còn là Chúa Giêsu Kitô”.
Cộng
đồng Chính thống giáo trên thế giới hiện có 16 Giáo hội độc lập, đứng đầu là
Đức Thượng phụ Bartolomaios, Giáo chủ Chính thống Constantinople. Ngài có quyền
công nhận sự độc lập và tự quyết của một cộng đoàn Chính thống.
Tại
Cộng hòa Ucraina, cộng đoàn Chính thống tại đây vốn thuộc quyền Đức Thượng phụ
ở Mascơva. Nhưng cách đây gần 30 năm, sau khi Ucraina được độc lập khỏi Liên
Xô, Đức Tổng giám mục Filaret đã tuyên bố tách cộng đoàn Chính thống tại nước
này thành một Giáo hội độc lập nên bị Tòa Thượng phụ Chính thống Mascơva phạt
vạ tuyệt thông. Năm 2018, Cộng đồng Chính thống Ucraina ly khai ấy được Đức
Thượng phụ Bartolomaios công nhận là Giáo hội độc lập, bất chấp sự phản đối của
Chính thống Mascơva. Tuy nhiên, cho đến nay mới có bốn Giáo hội Chính thống
nhìn nhận Chính thống Ucraina, hơn mười Giáo hội Chính thống khác vẫn chưa biểu
lộ lập trường về vấn đề này.
Giáo
hội Công giáo giao hảo với cả hai khối Chính thống, nên không hề lên tiếng và
giữ thái độ trung lập đối với hai bên. (KAP 27-11-2020)