Đức
Thánh Cha: Giáng Sinh Mời Gọi Chúng Ta Sống Sự Ngạc Nhiên
Giảng
trong Kinh chiều I lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa và hát kinh Te Deum, Tạ Ơn Thiên
Chúa, nhân dịp cuối năm, Đức Thánh Cha nhắc lại rằng lễ Giáng sinh đánh thức
trong chúng ta sự ngạc nhiên và chúng ta phải sống sự ngạc nhiên này như những
người chăn chiên, Đức Mẹ và Thánh Giuse.
Ngọc Yến –
Vatican News 31 tháng mười hai 2021
https://www.youtube.com/watch?v=EofVTyDzvIk
(80phut)
Hiện
diện tại Đền thờ Thánh Phêrô trong buổi hát Kinh chiều, bắt đầu lúc 5 giờ chiều
có 28 hồng y, 20 giám mục, 45 linh mục và khoảng 5 ngàn tín hữu.
Trong
bài giảng sau bài đọc, Đức Thánh Cha nói rằng trong những ngày này phụng vụ mời
gọi cho chúng ta đánh thức trong mình sự ngạc nhiên về mầu nhiệm Nhập thể.
Giáng sinh là lễ khơi dậy rất nhiều thái độ nội tâm, như sự ngạc nhiên, kinh
ngạc, chiêm ngắm. Chúng ta thấy điều này nơi những người chăn chiên. Khi được
thiên thần loan báo tin vui, họ đã vội vã đi đến để chiêm ngắm Hài Nhi. Nhưng
không chỉ những người chăn chiên, Đức Maria và Thánh Giuse cũng đầy ngạc nhiên
khi nghe những người chăn chiên nói về Hài Nhi. Như thế, không thể mừng Giáng
sinh mà không có sự ngạc nhiên. Nhưng sự ngạc nhiên không chỉ dừng lại ở những
cảm xúc hời hợt bên ngoài, một bữa tiệc hoặc mua sắm vô độ. Tất cả những điều
này không nói lên trung tâm của sự kiện Thiên Chúa Nhập thể.
Đức
Thánh Cha giải thích, trung tâm của Giáng sinh phải là “Ngôi Lời đã trở nên
người phàm và cư ngụ giữa chúng ta” (Ga 1, 14). Chúng ta nghe điều đó được lặp
đi lặp lại nhiều lần trong phụng vụ chiều nay, bắt đầu lễ trọng Đức Maria Mẹ
Thiên Chúa. Mẹ là chứng nhân đầu tiên, vĩ đại nhất nhưng lại khiêm nhường nhất.
Tâm hồn Mẹ tràn đầy sự kinh ngạc, nhưng không có bóng dáng của sự lãng mạn. Mẹ
đưa chúng ta trở về với thực tế, sự thật của Giáng sinh, điều được Thánh Phaolô
nói “sinh làm con một người đàn bà” (Gal 4, 4). Sự ngạc nhiên của Kitô giáo
không bắt nguồn từ những tác động đặc biệt, nhưng từ mầu nhiệm thực tế. Không
có gì gây ngạc nhiên và sửng sốt hơn thực tế. Một bông hoa, một mảnh đất, một
lịch sử cuộc đời, một cuộc gặp gỡ, một khuôn mặt nhăn nheo của một cụ già và
một khuôn mặt trẻ thơ của một em bé mới sinh. Một người mẹ đang cho con bú. Ở
đó, mầu nhiệm tỏ lộ.
Nhắc
đến Giáo hội tại Roma, Đức Thánh Cha nhận xét rằng ở Roma mọi người đều cảm
thấy như anh chị em; theo một nghĩa nào đó như nhà của mình, bởi vì thành này
giữ trong mình một sự cởi mở phổ quát. Tất cả những điều này đến từ lịch sử,
văn hoá, và điều chính yếu đến từ Tin Mừng của Chúa Kitô, và máu của các vị tử
đạo.
Nhưng
cần phải chú ý, bởi vì một thành phố chào đón và huynh đệ không thể được nhận
ra ở “bề mặt”, với những bài diễn văn hay, những sự kiện lớn. Nó phải được nhận
ra từ sự quan tâm hàng ngày đối với những người gặp khó khăn.
Roma là
một thành phố tuyệt vời, luôn làm cho mọi người say mê; nhưng đối với những ai
sống ở đây, Roma cũng là một thành phố mệt mỏi, không phải lúc nào cũng làm cho
du khách hài lòng.
Đức
Thánh Cha hy vọng trong tương lai mọi người sẽ tiếp tục ngạc nhiên khi khám phá
ra nét đẹp của thành này, và điều này khơi dậy lòng biết ơn.
Cuối
Kinh chiều, có nghi thức đặt Mình Thánh Chúa và hát kinh Te Deum tạ ơn Thiên
Chúa.