Kinh
Truyền Tin Với Đức Thánh Cha: Mùa Vọng Là Thời Điểm Để Chúng Ta Ngạc Nhiên Về
Lòng Thương Xót Cao Cả Của Thiên Chúa
Đức
Thánh cha Phanxicô | Vatican Media
G. Trần Đức Anh, O.P. | RVA 11/12/2022
Trưa Chúa nhật, ngày 11 tháng Mười Hai năm 2022, Đức
Thánh cha Phanxicô đã chủ sự kinh Truyền tin với hàng chục ngàn tín hữu tại
Quảng trường thánh Phêrô dưới bầu trời nắng đẹp, sau một ngày mưa.
Đặc
biệt trong số những người hiện diện, có đông đảo các trẻ em cùng với phụ huynh,
các giáo lý viên và huynh trưởng, từ các giáo xứ ở Roma, đến tham dự buổi đọc
kinh. Theo một thói quen từ lâu, các em mang theo những tượng Chúa Hài Đồng để
Đức Thánh cha làm phép rồi các em mang về đặt trong các hang đá máng có trong
gia đình các em. Trước đó có nhiều em tham dự thánh lễ tại Đền thờ thánh Phêrô,
do Đức Hồng y Giám quản Mauro Gambetti cử hành.
Huấn dụ của Đức Thánh cha
Trong
bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, Đức Thánh cha giải thích bài Tin mừng Chúa
nhật thứ ba Mùa Vọng, kể lại sự nghi ngờ của thánh Gioan Tẩy Giả về Đấng Thiên
Sai.
Đức
Thánh cha nói: Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Nghi
ngờ của Gioan Tẩy Giả
Bài Tin
mừng Chúa nhật thứ ba Mùa Vọng này nói với chúng ta về ông Gioan Tẩy Giả: ở
trong tù, thánh nhân sai các môn đệ đến hỏi Chúa Giêsu: “Thầy có phải là Đấng
phải đến hay chúng tôi còn phải chờ đợi ai khác nữa?” (Mt 11,4). Thực vậy,
Gioan, khi nghe kể về những công việc của Chúa Giêsu, thì bắt đầu nghi ngờ
không biết Người có thực sự là Đấng Messia hay không. Thánh nhân nghĩ đến một
Đức Messia nghiêm khắc, khi đến, sẽ thi hành công lý trong quyền năng, trừng
phạt những kẻ có tội. Vậy mà, giờ đây Chúa Giêsu có những lời nói và cử chỉ cảm
thương đối với tất cả mọi người, nơi trung tâm hành động của Người có lòng
thương xót, nhờ đó “những người mù được thấy, người què đi được, người phong
cùi được thanh tẩy, người điếc nghe thấy, kẻ chết sống lại, và người nghèo được
loan báo Tin mừng” (v.5). Nhưng chúng ta nên dừng lại nơi cuộc khủng hoảng của
vị Tẩy Giả, vì có thể sự kiện này nói lên một điều quan trọng đối với cả chúng
ta.
Nghi
ngờ có thể giúp tăng trưởng thiêng liêng
Bản văn
đoạn Tin mừng nhấn mạnh rằng Gioan ở trong tù, và điều này, không những về mặt
thể lý, nhưng cũng làm cho chúng ta nghĩ đến tình trạng nội tâm thánh nhân đang
trải qua: trong tù có sự tăm tối, thiếu cơ hội nhìn rõ và nhìn xa. Thực vậy, vị
Tẩy Giả không nhận ra được nơi Chúa Giêsu là Đấng Messia được trông đợi, và vì
bị nghi ngờ vây bủa, thánh nhân sai các môn đệ đi kiểm chứng. Chúng ta ngạc
nhiên vì thấy điều đó cũng xảy ra đối với thánh Gioan, người đã làm phép rửa
cho Chúa Giêsu nơi sông Giordan và đã chỉ cho các môn đệ thấy đó là Chiên Thiên
Chúa (Xc Ga 1,29). Nhưng điều này cũng có nghĩa là cả người tin tưởng mạnh cũng
trải qua đường lằn nghi ngờ. Và đó không phải là một điều xấu, đúng hơn, đôi
khi là điều thiết yếu để tăng trưởng trong đàng thiêng liêng: sự nghi ngờ ấy
giúp chúng ta hiểu rằng Thiên Chúa luôn lớn hơn điều chúng ta tưởng nghĩ; những
công việc Chúa thực hiện gây ngạc nhiên đối với những toan tính của chúng ta;
cách hành động của Chúa khác biệt, vượt lên trên những nhu cầu và mong đợi của
chúng ta; và vì thế không bao giờ chúng ta được ngưng tìm kiếm Chúa và trở về
với tôn nhan đích thực của Chúa. Một nhà đại thần học đã nói rằng “ta cần tái
khám phá Thiên Chúa từng giai đoạn... đôi khi ta tưởng mình đã đánh mất Chúa”
(H. De Lubac, Sulle vie di Dio, Milano 2008, 25). Đó cũng là điều vị Tẩy Giả đã
làm: trong cơn nghi ngờ, ngài vẫn tiếp tục tìm kiếm, thưa hỏi, “thảo luận” với
Chúa và sau cùng đã tái khám phá Người. Thánh Gioan, được Chúa Giêsu định nghĩa
là người cao trọng nhất trong số những người sinh ra bởi người nữ (xc Mt
11,11), dạy chúng ta đừng đóng kín Thiên Chúa trong các khuôn khổ của chúng ta.
Áp dụng
vào cuộc sống
Đức
Thánh cha nói rằng: “Anh chị em, cả chúng ta đôi khi cũng có thể ở trong tình
trạng của thánh Gioan, trong nhà tù nội tâm, không thể nhận ra sự mới mẻ của
Chúa, mà có lẽ chúng ta giam giữ Người do sự tự phụ đã biết quá rõ về Người. Có
khi trong đầu, chúng ta nghĩ đến một Thiên Chúa quyền năng muốn làm gì thì làm,
thay vì một vị Thiên Chúa khiêm tốn dịu dàng, thương xót và yêu thương, khi can
thiệp luôn tôn trọng tự do và những chọn lựa của chúng ta, thậm chí có khi
chúng ta thưa với Chúa: “Chúa khiêm tốn dường ấy, Chúa có thực sự là Đấng đến
cứu thoát chúng con hay không?”. Và có thể xảy ra một điều tương tự như với các
anh chị em chúng ta: chúng ta đã có những ý tưởng, những thành kiến và chúng ta
gán cho những người khác những nhãn hiệu cứng nhắc - đặc biệt là những người
chúng ta cảm thấy khác với chúng ta-. Vì vậy, Mùa Vọng là thời điểm lật lại
những cái nhìn, để cho chúng ta ngạc nhiên về lòng thương xót cao cả của Thiên
Chúa. Mùa Vọng là mùa trong đó, khi chuẩn bị làm hang đá máng cỏ cho Chúa Hài
Đồng, chúng ta tái học hỏi xem ai là Chúa của chúng ta; đây là mùa trong đó
chúng ta đi ra khỏi những khuôn khổ và thành kiến đối với Thiên Chúa và anh chị
em; một thời điểm trong đó, thay vì nghĩ đến những quà tặng cho bản thân, chúng
ta có thể trao ban những lời nói và cử chỉ an ủi cho người bị thương tổn, như
Chúa Giêsu đã làm cho những người mù, người điếc và người què.
Và Đức
Thánh cha kết luận với nguyện ước: “Xin Đức Mẹ cầm tay chúng ta trong những
ngày chuẩn bị lễ Giáng sinh và giúp chúng ta nhận ra, trong sự bé bỏng của Chúa
Hài Đồng, sự cao cả của Thiên Chúa đang đến”.
Chào thăm và kêu gọi
Sau khi
đọc kinh và ban phép lành cho mọi người, Đức Thánh cha đã nhắc đến lễ phong
chân phước, sáng thứ Bảy, ngày 10 tháng Mười Hai vừa qua, tại thành phố
Barbacena, Brazil, do Đức Hồng y Raymundo Damasceno chủ sự, cho vị tôi tớ
Isabel Cristina, bị sát hại tàn bạo cách đây 40 năm, ngày 01 tháng Chín năm
1982, lúc mới 20 tuổi, do sự oán ghét đức tin và ngài cương quyết bảo vệ phẩm
giá và đức trinh khiết.
Đức
Thánh cha cũng nhắc đến những cuộc xung đột trong những ngày qua tại Nam Sudan,
quốc gia ngài sẽ đến viếng thăm vào đầu năm tới. Đức Thánh cha xin các tín hữu
cầu nguyện cho hòa bình và cho cuộc đối thoại giữa các phe phái tại nước này.
Sau khi
nhắc đến và chào thăm nhiều phái đoàn tín hữu hành hương hiện diện tại Quảng
trường, Đức Thánh cha làm phép các tượng Chúa Hài Đồng do các em bé mang tới,
và ngài kêu gọi cầu nguyện cho các trẻ em trên thế giới, đặc biệt là các trẻ em
tại Ucraina, đang chịu cảnh giá lạnh và tối tăm, vì các cuộc tấn công, bao
nhiêu trẻ em đã bị thiệt mạng.
Sau
cùng, Đức Thánh cha chúc mọi người ngày Chúa nhật an lành và xin họ đừng quên
cầu nguyện cho ngài.