Đức
Thánh Cha Chủ Sự Kinh Chiều I Đại Lễ Đức Mẹ Là Mẹ Thiên Chúa
Photo:
Vatican Media
G. Trần Đức Anh, O.P. | RVA 01/01/2022
Đức
Thánh cha Phanxicô mời gọi các tín hữu hãy có tâm tình kinh ngạc và biết ơn như
Đức Mẹ Maria, trước mầu nhiệm Con Thiên Chúa làm người. Ngài cũng đề cao vẻ đẹp
và những điều tích cực của thành Roma, đồng thời cảm thông với những gia đình
gặp nhiều cơ cực nhất tại đây.
Đức
Thánh cha bày tỏ tâm tình trên đây, trong bài giảng tại buổi hát Kinh Chiều I
trọng thể lễ Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa và kinh Te Deum, Tạ ơn Thiên Chúa, nhân
dịp cuối năm dương lịch 2021. Đức Thánh cha chủ sự và giảng, trong khi Đức Hồng
y Giovanni Battista Re, 87 tuổi, niên trưởng Hồng y đoàn, chủ sự buổi hát kinh.
Hiện
diện tại Đền thờ thánh Phêrô trong buổi hát kinh bắt đầu lúc 5 giờ chiều, còn
có 20 hồng y, đặc biệt là Đức Hồng y Angelo De Donatis, Giám quản Roma, sáu
giám mục phụ tá, trước sự tham dự của hơn 2.000 tín hữu, trong đó có tân thị
trưởng Roma, ông Roberto Gualtieri.
Năm
ngoái (2020) trong buổi lễ này, vì đại dịch, chỉ có 100 người được tham dự và
vì Đức Thánh cha bị đau thần kinh tọa bất ngờ nên Đức Hồng y niên trưởng Hồng y
đoàn, Giovanni Battista Re, đã chủ sự thay.
Bài giảng của Đức Thánh cha
Trong
bài giảng sau bài đọc ngắn, sau khi diễn giải mầu nhiệm Giáng sinh và nêu bật
sự kinh ngạc của Mẹ Maria, của Giáo hội trong tâm tình biết ơn trước mầu nhiệm
này, Đức Thánh cha nói: “Mẹ Maria đầy tâm tình biết ơn khi chiêm ngắm Chúa Con,
Mẹ cảm thấy sự gần gũi của Thiên Chúa, Đấng không bỏ rơi dân Ngài, đã đến để
gần gũi, để là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. Các vấn đề không biến mất, những
khó khăn và lo âu không thiếu, nhưng chúng ta không lẻ loi: Chúa Cha đã sai Con
của Ngài (Gl 4,4) đến để chuộc chúng ta khỏi nô lệ tội lỗi và trả lại phẩm giá
làm con Chúa. Chúa đã trở thành Trưởng Tử giữa nhiều anh em, để dẫn đưa tất cả
chúng ta, ngỡ ngàng và tản mác, trở về nhà Cha”.
Đức
Thánh cha cũng nhận xét rằng: “Thời đại dịch này gia tăng cảm thức lạc hướng,
ngỡ ngàng trên toàn thế giới. Sau giai đoạn phản ứng đầu tiên, trong đó chúng
ta cảm thấy mình liên đới trên cùng một con thuyền, có cám dỗ lan rộng là “mạnh
ai nấy lo”. Nhưng nhờ ơn Chúa, chúng ta đã tái phản ứng với tinh thần trách
nhiệm liên đới, không đến từ trần thế này, nhưng từ Thiên Chúa, đúng hơn là từ
Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã ghi đậm một lần cho tất cả lịch sử con đường ơn gọi
nguyên thủy: đó là mọi người trở nên anh chị em con cùng một Cha.
Ơn gọi của thành Roma
Đức
Thánh cha nhận xét rằng: “ơn gọi này, Roma cũng được ghi khắc trong tâm hồn.
Tại Roma, tất cả cảm thấy là anh chị em với nhau, theo một nghĩa nào đó. Tất cả
cảm thấy như ở nhà mình, vì thành này giữ gìn trong mình một sự cởi mở đại
đồng. Điều này đến từ lịch sử và văn hóa của Roma, nhưng chủ yếu từ Tin mừng
của Chúa Kitô, Đấng đã đặt tại đây những cội rễ sâu đậm được phong phú nhờ máu
của các vị tử đạo”.
“Nhưng
cả trong trường hợp này, chúng ta cần chú ý: một thành phố hiếu khách và huynh
đệ không được nhìn nhận qua cái mặt bề ngoài, từ những diễn văn đẹp, hay qua
các biến cố rầm rộ. Ta nhận ra nó từ sự quan tâm hằng ngày đối với những người
cơ cực nhất, đến các gia đình cảm thấy nhiều nhất gánh nặng của cuộc khủng
hoảng, những người khuyết tật nặng và gia đình họ, những người mỗi ngày cần các
phương tiện chuyên chở công cộng để đi làm, những người sống tại ngoại ô, những
người bị đảo lộn vì vài thất bại trong cuộc sống và cần các dịch vụ xã hội,
v.v.
Và Đức
Thánh cha cầu mong rằng “tất cả mọi người ở thành Roma này đều có thể đánh giá
cao thành này vì sự chăm sóc tiếp đón, phẩm giá cuộc sống, phẩm giá của căn nhà
chung, của những người yếu thế và dễ bị tổn thương nhất”.
Cuối
Kinh Chiều, có nghi thức đặt Mình Thánh Chúa và hát kinh Te Deum-Tạ ơn Thiên
Chúa. Đức Thánh cha đã bỏ thói quen tiến ra Quảng trường thánh Phêrô viếng thăm
và cầu nguyện hang đá lớn tại đây, để tránh tình trạng dân chúng tụ họp đông đúc
giữa lúc mức độ lây nhiễm Covid-19 ở Roma, mỗi ngày lên tới mức kỷ lục trong
những ngày này. (Rei 31-12-2021)