ĐTC
Mời Gọi Mọi Tín Hữu Làm Chứng Cho Chúa Trong Đời Sống Hàng Ngày
Hôm
6/1/2022, Đức Thánh Cha đã công bố Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền giáo năm 2022
với chủ đề: “Anh em sẽ là chứng nhân của
Thầy” (Cv 1,8). Đức Thánh Cha mời
gọi các Kitô hữu loan báo sứ điệp cứu độ của Chúa Kitô trong mọi chiều kích của
đời sống hàng ngày của chúng ta.
Hồng Thủy –
Vatican News 07 tháng một 2022
Giáo
hội bắt đầu cử hành Ngày Thế giới Truyền giáo hàng năm từ năm 1926. Năm nay
Ngày này sẽ được cử hành vào ngày 23/10.
Trong
Sứ điệp, Đức Thánh Cha suy tư về ba yếu tố nền tảng của “đời sống và sứ vụ của
mỗi môn đệ”.
“Anh em
sẽ là chứng nhân của Thầy”
Yếu tố
thứ nhất là “Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy”; đây là “lời kêu gọi mọi Kitô
hữu làm chứng cho Chúa Kitô”. Đức Thánh Cha nói rằng “yếu tố này là trung tâm
lời giảng dạy của Chúa Giêsu cho các môn đệ”. Ngài nói: “Mọi Kitô hữu được
mời gọi trở thành một nhà truyền giáo và làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô. Và Hội
Thánh, cộng đồng các môn đệ của Chúa Giêsu Kitô, không có sứ mạng nào khác
ngoài sứ mạng đem Tin Mừng đến cho toàn thế giới bằng cách làm chứng cho Chúa
Giêsu Kitô. Truyền giáo là bản chất của Giáo hội.”
Không
chỉ làm chứng nhưng còn trở thành chứng nhân
Đức
Thánh Cha cũng nhấn mạnh rằng các Kitô hữu thực hiện sứ vụ truyền giáo trong
Giáo hội, vì họ được Giáo hội sai đi nhân danh Chúa Kitô, như Chúa sai các môn
đệ ra đi, từng hai người một. Đồng thời, “các môn đệ được yêu cầu sống cuộc
sống cá nhân theo tinh thần truyền giáo: họ được Chúa Giêsu sai đến với thế
giới không chỉ để thực hiện, nhưng còn và trên hết, sống sứ vụ được uỷ thác cho
họ; không chỉ làm chứng, nhưng còn và trên hết trở thành chứng nhân của Chúa
Kitô.”
Đức
Thánh Cha nói thêm: “Trong việc loan báo Tin Mừng, gương mẫu đời sống của Kitô
hữu và lời loan báo về Chúa Kitô không thể tách rời. Điều này phục vụ cho điều
kia.”
“Cho
đến tận cùng trái đất”
Yếu tố
nền tảng thứ hai là “cho đến tận cùng trái đất”. Đức Thánh Cha nhắc rằng các
môn đệ đầu tiên mở rộng sứ vụ truyền giáo của họ theo sự hướng dẫn quan phòng của
Chúa chứ không với mong muốn chiêu dụ tín đồ. Khi bị bắt bớ, họ mang Tin Mừng
đến những miền đất mới. Loan báo Tin Mừng “cho đến tận cùng trái đất”, theo Đức
Thánh Cha, đây cũng là thách đố đối với các Kitô hữu ngày nay trong việc loan
báo Chúa Kitô cho những người chưa gặp Chúa.
"Anh
em sẽ nhận được sức mạnh từ Chúa Thánh Thần”
Và yếu
tố thứ ba được Đức Thánh Cha trình bày trong Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền giáo
là: “Anh em sẽ nhận được sức mạnh từ Chúa Thánh Thần”. Đức Thánh Cha nói rằng
các Kitô hữu chỉ có thể “làm chứng đầy đủ và chân thực cho Chúa Kitô là Chúa
với sự soi dẫn và trợ giúp của Chúa Thánh Thần.”
Vai trò
của cầu nguyện trong đời sống truyền giáo
Đức
Thánh Cha khuyến khích các môn đệ truyền giáo nhận ra tầm quan trọng trong hoạt
động của Chúa Thánh Thần, gắn bó với sự hiện diện của Người hàng ngày và đón
nhận sức mạnh và sự hướng dẫn không ngừng của Người. Ngài khuyên nhủ: “Thật
vậy, chính khi cảm thấy mệt mỏi, không có động lực hoặc bối rối, chúng ta nên
nhớ cầu nguyện với Chúa Thánh Thần”, bởi vì cầu nguyện đóng vai trò quan trọng
trong đời sống truyền giáo vì nó “cho phép chúng ta được canh tân và củng cố
bởi Chúa Thánh Thần.” (CSR_32_2022)