Phỏng
Vấn Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein, Thư Ký Riêng Của Đức Biển Đức XVI
Đức
Tổng Giám Mục Georg Gänswein, Thư ký riêng của Đức nguyên Giáo hoàng Biển Đức
XVI, đã làm việc và ở bên cạnh Đức cố Giáo hoàng từ mấy chục năm qua. Hôm thứ
Tư, Vatican News đã có cuộc phỏng vấn với Đức Tổng Giám mục. Trong cuộc phỏng
vấn này, Thư ký riêng của Đức Biển Đức đã đưa ra một bằng chứng cảm động về
những giờ phút cuối đời của Đức cố Giáo hoàng và nhiều năm ở bên cạnh ngài.
Vatican
News 05 tháng một 2023,
https://www.youtube.com/watch?v=c70HRp24n00
(23phut)
Thưa
Đức Tổng Giám Mục, hàng ngàn tín hữu đã bày tỏ lòng kính trọng đối với di hài
Đức nguyên Giáo hoàng. Đức Tổng Giám Mục đã dành một phần lớn cuộc đời với Đức
Biển Đức, Đức Tổng sống khoảnh khắc này như thế nào?
Về mặt
con người, tôi rất đau buồn. Nhưng về mặt thiêng liêng, tôi rất ổn. Tôi biết
giờ này Đức Biển Đức đang ở nơi mà ngài đã muốn đến.
Đức
Biển Đức đã trải qua những ngày cuối đời như thế nào? Những lời cuối cùng của
ngài là gì?
Tôi
không trực tiếp nghe những lời sau cùng của ngài, nhưng đêm trước khi ngài qua
đời một y tá chăm sóc ngài đã nghe được. Khoảng ba giờ sáng ngài nói: “Lạy
Chúa, con yêu mến Chúa”. Vào buổi sáng ngay khi tôi đến, y tá nói với tôi điều
này, dễ hiểu đây là những lời cuối cùng của ngài. Thường, chúng tôi đọc kinh
sáng ngay tại giường ngài. Sáng hôm đó cũng vậy, tôi thưa với Đức Giáo Hoàng:
“Chúng ta cầu nguyện như hôm qua: Con đọc lớn tiếng và Đức Thánh Cha hiệp
thông”. Thực tế, Đức Biển Đức không còn có thể cầu nguyện thành tiếng, ngài đã
hết hơi. Ngài nằm đó chỉ hé mắt - ngài hiểu tôi nói gì - và gật đầu ra hiệu
đồng ý. Như thế, tôi bắt đầu. Khoảng 8 giờ, ngài bắt đầu thở yếu hơn dần. Có hai
bác sĩ - bác sĩ Polisca và một bác sĩ hồi sức - nói với tôi: “Chúng tôi nghĩ đã
đến giờ ngài phải chịu đựng cuộc chiến sau cùng trên mặt đất”. Tôi gọi các nữ
tu đến vì giờ hấp hối đã đến. Ngay lúc đó Đức Biển Đức lại tỉnh táo. Tôi đã
chuẩn bị những lời cầu nguyện dành cho người đang hấp hối, và chúng tôi đã cầu
nguyện trong khoảng 15 phút, rồi ngài thở yếu dần. Tôi hỏi bác sĩ: “Có phải
ngài đang hấp hối không?” Bác sĩ nói: “Đúng vậy, đã bắt đầu nhưng chúng tôi
không biết kéo dài bao lâu.”
Và sau
đó những gì đã xảy ra?
Chúng
tôi đã ở đó, sau đó mọi người cầu nguyện trong thinh lặng, và vào lúc 9 giờ 34,
Đức Biển Đức trút hơi thở cuối cùng. Sau đó, chúng tôi tiếp tục cầu nguyện
nhưng không còn cho người hấp hối nữa mà cho người qua đời. Và chúng tôi đã kết
thúc bằng bài hát “Alma Redemptoris Mater”. Ngài qua đời trong tuần bát nhật
Giáng sinh, mùa phụng vụ ngài yêu thích, vào ngày của một trong những vị tiền
nhiệm của ngài - Thánh Sylvester, Giáo hoàng dưới thời Hoàng đế Constantinô.
Tôi nói với mọi người: “Gọi ngay cho Đức Thánh Cha Phanxicô, ngài phải là người
biết đầu tiên”. Tôi gọi cho Đức Thánh Cha, và ngài nói, “Tôi đến ngay lập
tức!”. Khi Đức Thánh Cha đến tôi cùng với ngài đến bên giường Đức Biển Đức và
tôi nói với mọi người, “Hãy ở lại”. Đức Thánh Cha chào mọi người, rồi ngồi gần
bên giường và cầu nguyện. Một lúc sau ngài ban phép lành và đi ra. Điều này đã
xảy ra vào ngày 31 tháng 12 năm 2022.
Những
lời nào trong chúc thư thiêng liêng của Đức Biển Đức làm Đức Tổng xúc động
nhất?
Chúc
thư làm tôi rất xúc động. Tôi phải nói rằng chọn một vài lời là điều khó khăn
đối với tôi. Nhưng chúc thư này đã được viết vào ngày 29/8/2006: phụng vụ
lễ kính thánh Gioan Tẩy Giả tử đạo. Chúc thư được viết tay, chữ rất nhỏ nhưng
dễ đọc, vào năm thứ hai của triều Giáo hoàng. Trong tiếng Đức, khi nói “O-Ton
Benedikt”, nghĩa là “đây thực sự là Đức Biển Đức”. Nếu tôi có một văn bản như
thế, chưa biết tác giả, tôi sẽ nhận ra ngay. Bên trong là linh hồn của Đức Biển
Đức. Đọc nó hay suy ngẫm về chúc thư, người ta thấy đây thực sự là của ngài.
Tóm lại
đó là lời tạ ơn Chúa và cám ơn gia đình…
Đúng
vậy, đó là lời tạ ơn nhưng cũng là lời khích lệ các tín hữu đừng để mình bị lạc
lối bởi bất cứ giả thuyết nào, dù là trong lãnh vực thần học hay triết học hay
bất cứ lãnh vực nào khác. Cuối cùng, chính Giáo hội thông truyền, chính Giáo
hội, Thân thể sống động của Chúa Kitô, thông truyền đức tin cho tất cả mọi
người. Đôi khi ngay cả trong thần học, nếu có những lý thuyết rất khai sáng
hoặc có vẻ như vậy, thì có thể sau một hoặc hai năm chúng đã trôi qua rồi. Đức
tin của Giáo hội Công giáo là điều thực sự dẫn chúng ta đến sự giải thoát và
giúp chúng ta tiếp xúc với Chúa.
Sứ điệp
mạnh mẽ nhất của triều đại Giáo hoàng của Đức Biển Đức là gì?
Sức
mạnh nằm ở khẩu hiệu mà ngài đã chọn khi trở thành tổng giám mục Munich, được
lấy từ thư thứ ba của thánh Gioan: “Cooperatores veritatis-Những người cộng tác
với chân lý”, nghĩa là chân lý không phải là một điều gì đó được nghĩ ra, nhưng
là một người, là Con Thiên Chúa, Thiên Chúa đã nhập thể trong Chúa Giêsu Kitô,
trong Chúa Giêsu Nazareth và đây là sứ điệp của Đức Biển Đức: không theo một lý
thuyết chân lý, nhưng theo Chúa. “Thầy là đường, là sự thật và là sự sống”. Đây
là sứ điệp của ngài. Một sứ điệp không phải là gánh nặng: đúng hơn, đó là sự
trợ giúp để mang mọi gánh nặng hàng ngày, và điều này mang lại niềm vui. Có
những vấn đề, nhưng đức tin mạnh mẽ hơn, đức tin phải là tiếng nói cuối cùng.
Thế
giới sẽ không bao giờ quên ngày 11/02/2013, ngày Đức Biển Đức tuyên bố từ
nhiệm. Có người tiếp tục nói rằng đó không phải là một sự lựa chọn tự do hoặc
thậm chí cho rằng Đức Biển Đức vẫn muốn là Giáo hoàng theo một cách nào đó. Đức
Tổng nghĩ sao?
Chính
tôi cũng đã hỏi ngài câu hỏi này trong nhiều tình huống khác nhau, tôi nói với
ngài: “Thưa Đức Thánh Cha, họ đang tìm kiếm một âm mưu đằng sau tuyên bố ngày
11/02 sau Công nghị hồng y. Họ tìm kiếm, họ tìm, họ tìm…”. Đức Biển Đức trả
lời: “Ai không tin những gì tôi nói về lý do từ nhiệm sẽ không tin tôi ngay cả
khi tôi nói bây giờ ‘Hãy tin tôi, đúng là như vậy!’”. Đây là và vẫn là lý do
duy nhất và chúng ta không được quên. Ngài đã báo trước quyết định này với tôi:
“Tôi phải làm”. Tôi là một trong những người đầu tiên cố gắng can ngăn ngài. Và
ngài trả lời tôi một cách rõ ràng: “Tôi không hỏi ý kiến Đức Tổng, nhưng tôi
thông báo quyết định của mình. Một quyết định đã cầu nguyện, đau khổ và trước
Chúa”. Có người không tin, hay bịa đặt lý thuyết, cho rằng “bỏ phần này nhưng
giữ phần khác” v.v…: những người nói như vậy đều chỉ là bịa đặt về lời này hay
lời kia và cuối cùng họ không tin những gì Đức Biển Đức nói. Đây chỉ là một sự
lăng nhục chống lại ngài. Tất nhiên, ai cũng có thể và tự do nói những điều hợp
lý hoặc ít hợp lý hơn. Nhưng sự thật rõ ràng là thế này: ngài không còn đủ sức
để dẫn dắt Giáo hội, như ngài đã nói bằng tiếng Latinh ngày hôm đó. Tôi hỏi:
“Thưa Đức Thánh Cha, tại sao lại bằng tiếng Latinh?”. Ngài trả lời: “Đây là
ngôn ngữ của Giáo hội”. Người nào nghĩ rằng có thể tìm thấy hoặc cần phải tìm
ra một số lý do khác thì đó là sai lầm. Đức Biển Đức đã truyền đạt lý do thực
sự. Amen.
Đức
Tổng được đánh động điều gì nhất khi ở gần Đức Biển Đức trong thời gian từ khi
ngài từ nhiệm?
Đã gần
mười năm. Đức Biển Đức - đã là hồng y, giáo sư - một thiên tài. Nhiều người nói
về sự khiêm tốn: vâng, điều này đúng, nhưng có lẽ điều này không được nhìn nhận
rõ lắm – khả năng chấp nhận khi mọi người không đồng ý với những gì ngài nói.
Là một giáo sư, điều đó là bình thường: có đối chiếu, thảo luận, “đấu tranh”
giữa các chủ đề khác nhau. Những lời mạnh mẽ cũng được sử dụng trong bối cảnh
này, nhưng không gây tổn thương và nếu có thể, không gây tranh luận. Đó là một
điều khác khi một người là giám mục và sau đó là Giáo hoàng: ngài rao giảng và
viết không phải với tư cách riêng tư, nhưng với tư cách là một người đã nhận
được sứ vụ rao giảng và là mục tử của một đoàn chiên. Đức Giáo Hoàng là nhân
chứng đầu tiên của Tin Mừng, của Chúa. Và ở đó chúng ta thấy rằng những lời của
ngài, lời của Người Kế Vị thánh Phêrô, đã không được chấp nhận. Nhưng điều này
nói với chúng ta rằng, việc điều hành Giáo hội không chỉ được thực hiện bằng
mệnh lệnh, quyết định nhưng cả bằng đau khổ, và đau khổ này không nhỏ. Khi Đức
Biển Đức từ nhiệm, chắc chắn mọi trách nhiệm và toàn bộ triều đại giáo hoàng đã
kết thúc đối với ngài.
Đức
Biển Đức có nghĩ rằng mình sẽ sống một thời gian dài sau khi từ nhiệm không?
Cách
đây khoảng ba tháng, tôi nói với ngài: “Thưa Đức Thánh Cha, sắp tới kỷ niệm 10
năm Giám mục của con: Lễ Hiển linh 2013. Chúng ta phải ăn mừng”. Nhưng cũng có
nghĩa là mười năm ngài từ nhiệm. Có người nói với tôi: “Nhưng tại sao khi từ
nhiệm Đức Biển Đức nói không còn sức và sau đó ngài vẫn sống mười năm? Và ngài
trả lời: “Tôi phải nói rằng tôi là người đầu tiên ngạc nhiên vì Chúa đã cho tôi
thêm thời gian. Tôi nghĩ nhiều nhất là một năm, và Chúa cho tôi 10! Và 95 là
tuổi đẹp, nhưng tuổi già cũng có sức nặng của nó, ngay cả đối với một Giáo
hoàng từ nhiệm”. Ngài nói thêm: “Tôi đã đón nhận và cố gắng thực hiện điều tôi
đã hứa: cầu nguyện, hiện diện và nhất là đồng hành với người kế nhiệm tôi bằng
lời cầu nguyện”. Và điều này là rất đẹp. Tôi cũng khuyên một số người có vấn đề
với điều này nên đọc lại những gì Đức Biển Đức đã nói, cám ơn Đức Thánh Cha
Phanxicô tại Sảnh Clêmentê nhân dịp kỷ niệm 65 năm thụ phong linh mục của ngài.
Cuối cùng, có lần tôi đã nói đùa rằng: “Thưa Đức Thánh Cha, ngài đã tính toán
mà không cần ông chủ”... Ngài trả lời: “Tôi không tính toán gì cả: Tôi đón nhận
những gì Chúa ban cho tôi. Người ban cho tôi điều này, tôi phải tạ ơn Người.
Đây là niềm tin của tôi. Những người khác có thể có những ý tưởng, lý thuyết
hoặc niềm tin khác, nhưng đây là niềm xác tín của tôi”.
Giáo
huấn vĩ đại nhất cho cuộc đời Đức Tổng là gì và ngài sẽ nhớ điều gì nhất về
Joseph Ratzinger?
Lời dạy
vĩ đại nhất là đức tin được viết ra, đức tin được công bố và rao truyền không
chỉ là điều mà Đức Biển Đức đã nói và rao giảng, nhưng còn là điều ngài đã
sống. Đối với tôi đó là mẫu gương được học, dạy và công bố đã trở thành đức tin
sống động. Và điều này đối với tôi - ngay cả trong thời điểm đau khổ này- là
một sự an ủi tinh thần tuyệt vời.
Trong
chúc thư Đức Biển Đức viết: “Vào giờ phút cuối đời này, khi tôi nhìn lại những
thập niên tôi đã sống, trước hết tôi thấy mình có rất nhiều lý do để tạ ơn”.
Đức Biển Đức có phải là một người hạnh phúc không?
Ngài là
một người xác tín sâu sắc rằng trong tình yêu Chúa, chúng ta không bao giờ lầm
lẫn, ngay cả khi người ta mắc nhiều lỗi lầm. Và niềm xác tín này đã mang lại
cho ngài sự bình an và – có thể nói – sự khiêm tốn và cả sự rõ ràng này. Ngài
luôn nói: “Đức tin phải là một đức tin đơn sơ, không giản dị thái quá nhưng đơn
sơ. Bởi vì tất cả các lý thuyết vĩ đại, tất cả các nền thần học vĩ đại đều dựa
trên nền tảng đức tin. Và đây là và vẫn là nguồn nuôi dưỡng duy nhất cho chính
ngài và cho cả những người khác”.
Cám ơn
Đức Tổng đã trả lời cuộc phỏng vấn.
Chính
tôi cám ơn anh chị em về lời mời này: Tôi rất sẵn lòng đến và tôi biết rất rõ
rằng Đức Giáo Hoàng Biển Đức cảm thấy rất được nâng đỡ và cũng - nếu tôi có thể
nói điều đó - được yêu mến, yêu mến vì những gì anh chị em đã làm, và cũng được
bao bọc bởi tình cảm của anh chị em.