Tiếp
Kiến Chung Của Đức Thánh Cha: “Con Đường Đầu Tiên Để Loan Báo Tin Mừng Là Làm
Chứng Tá”
Photo:
Vatican Media
G. Trần Đức
Anh, O.P. | RVA 23/03/2023
https://www.youtube.com/watch?v=S2NaL6U6fCM
(66 phut)
Sáng
thứ Tư, 22 tháng Ba vừa qua, như thường lệ, Đức Thánh cha Phanxicô đã tiếp kiến
chung các tín hữu hành hương tại Quảng trường thánh Phêrô.
Hiện
diện tại đây có khoảng 15.000 người. Lúc 8 giờ 50, Đức Thánh cha tiến ra quảng
trường trên chiếc xe mui trần để chào thăm các tín hữu. Có 12 người thuộc ban
an ninh đi bọc quanh xe, nhưng thỉnh thoảng ngài cũng dừng xe lại để chúc lành
cho các em bé được nhân viên an binh bế lên trao cho ngài.
Lên tới
lễ đài ở thềm Đền thờ, như thường lệ, Đức Thánh cha làm dấu Thánh giá và chào
mọi người theo nghi thức phụng vụ, trước khi bắt đầu phần tôn vinh Lời Chúa,
với bài đọc trích từ thư thứ I của thánh Phêrô (3,8-9):
“[Anh
chị em rất thân mến] tất cả anh chị em hãy đồng tâm nhất trí, thông cảm với
nhau, hãy yêu thương nhau như anh em, hãy ăn ở nhân hậu và khiêm tốn. Đừng lấy
ác báo ác, đừng lấy lời nguyền rủa đáp lại lời nguyền rủa, nhưng trái lại hãy
chúc phúc, vì anh chị em được Thiên Chúa kêu gọi chính là để thừa hưởng lời
chúc phúc”.
Bài giáo lý
Sang
đến phần huấn dụ, Đức Thánh cha tiếp tục loạt bài giáo lý về “sự hăng say loan
báo Tin mừng: lòng nhiệt thành tông đồ của tín hữu”. Bài thứ tám này có tựa đề:
“Con đường đầu tiên để loan báo Tin mừng là làm chứng tá” (Xc Tông Huấn
Evangelii nuntiandi).
Đức
Thánh cha nói: Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Hôm nay
chúng ta lắng nghe “Đại hiến chương” về việc loan báo Tin mừng trong thế giới
ngày nay: đó là Tông huấn “Evangelii nuntiandi”, Loan báo Tin mừng, của thánh
Phaolô VI (EN, 8-12-1975). Loan báo Tin mừng không phải chỉ là thông truyền đạo
lý và luân lý. Trước tiên đó là làm chứng về cuộc gặp gỡ bản thân với Chúa
Giêsu Kitô, Ngôi Lời nhập thể, trong đó ơn cứu độ được thực hiện. Một chứng tá
không thể thiếu được vì, trước tiên, thế giới cần “những người rao giảng Tin
mừng, nói về một Thiên Chúa mà họ nhìn nhận và Ngài là người họ quen biết” (CN,
76); và hơn nữa, “vì con người ngày nay thích nghe những chứng nhân hơn là các
thầy dạy. [...] và nếu họ lắng nghe các thầy dạy, thì họ làm như thế vì các
thầy dạy cũng là những chứng nhân” (ibd., 41). Vì thế, chứng tá về Chúa Kitô,
đồng thời là phương thế đầu tiên để loan báo Tin mừng (Xc ibid.) và là điều
kiện thiết yếu để có hiệu năng (ibid.m 76), để việc loan báo Tin mừng mang lại
thành quả.
Cần nhớ
rằng chứng tá cũng bao gồm niềm tin được tuyên xưng, nghĩa là sự gắn bó đầy xác
tín và tỏ tường với Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Linh, Đấng vì yêu thương
đã tạo dựng và cứu chuộc chúng ta. Một đức tin biến đổi chúng ta, biến đổi
những tương quan, tiêu chuẩn và các giá trị xác định những chọn lựa của chúng
ta. Vì thế, chứng tá không thể tách biệt khỏi sự nhất quán giữa điều ta tin và
điều ta loan báo.
Ba câu hỏi cơ bản để làm chứng tá
Đức
Thánh cha nói: “Mỗi người chúng ta được kêu gọi trả lời cho ba câu hỏi cơ bản,
như Đức Giáo hoàng Phaolô VI đã đề ra: “Bạn có tin điều bạn loan báo không? Bạn
có sống điều bạn tin hay không? Bạn có loan báo điều bạn sống hay không?” (Xc
ibid.), Chúng ta không thể hài lòng với những câu trả lời dễ dàng, tiền chế.
Chúng ta được kêu gọi chấp nhận rủi ro đảo lộn cả sự tìm kiếm, tín thác hoàn
toàn nơi hoạt động của Chúa Thánh Linh, Đấng hoạt động trong mỗi người chúng
ta, thúc đẩy chúng ta đi xa hơn: vượt ra ngoài các biên cương, những hàng rào
của chúng ta, những ranh giới thuộc bất kỳ loại nào.
Đời sống thánh thiện
Theo
nghĩa đó, chứng tá về một cuộc sống Kitô chân chính gồm một hành trình nên
thánh, dựa trên bí tích rửa tội, làm cho chúng ta “tham phần vào bản tính Thiên
Chúa, và vì thế thực sự là thánh” (LG 40). Một sự thánh thiện không dành riêng
cho một thiểu số; là hồng ân của Thiên Chúa và đòi được đón nhận và làm sinh
hoa trái cho chúng ta và người khác. Được Thiên Chúa chọn và yêu thương, chúng
ta được kêu gọi sống “như ở giữa các thánh” (Ep 5,3), mặc lấy tâm tình tốt
lành, khiêm tốn, hiền từ, quảng đại” (Xc Cl 3,12), mang lại những hoa trái của
Thánh Linh (Xc Gl 5,22; Rm 6,22). Đức Phaolô VI dạy rằng lòng nhiệt thành loan
báo Tin mừng nảy sinh từ sự thánh thiện. Được nuôi dưỡng bằng kinh nguyện, nhất
là bằng lòng yêu mến Thánh Thể, việc loan báo Tin mừng lại làm tăng trưởng
trong sự thánh thiện những người loan báo Tin mừng (Xc EN, 6). Đồng thời, nếu
không có sự thánh thiện, thì lời nói của người loan báo Tin mừng “khó lòng mở
rộng con tim của con người thời nay”, nhưng “có nguy cơ trở nên hư vô và không
có kết quả” (ibid.)
“Vì
thế, chúng ta phải ý thức rằng những người được nhắm đến trong việc loan báo
Tin mừng không phải chỉ là những người khác, những người tuyên xưng các tín
ngưỡng khác, hoặc những người không tuyên xưng, nhưng là chính chúng ta nữa,
những tín hữu của Chúa Kitô và là thành phần tích cực của Dân Chúa. Chúng ta là
đối tượng việc loan báo Tin mừng hoặc với tư cách bản thân, hoặc với tư cách
được tháp nhập vào Giáo hội, được kêu gọi “làm chứng về tình liên đới của mình
với con người, và đồng thời đối với sự tuyệt đối của Thiên Chúa” (ibid., 76).
Để làm chứng tá ấy, cả Giáo hội trong tư cách là Hội thánh cũng phải bắt đầu
“bằng việc loan báo Tin mừng cho chính mình”. Thực vậy, Giáo hội “cần liên tục
lắng nghe điều phải tin, những lý do để hy vọng, giới răn mới về yêu thương.
Dân Chúa, ở giữa lòng thế giới, và thường bị những thần tượng cám dỗ, luôn cần
được nghe công bố những công trình lớn lao của Thiên Chúa, Đấng đã hoán cải họ
về cùng Chúa, và được Chúa tái triệu tập và kết hiệp. Tóm lại, điều này có
nghĩa là Giáo hội luôn cần được rao giảng Tin mừng, nếu muốn duy trì sự tươi
mát, đà tiến và sức mạnh để loan báo Tin mừng” (EN 75).
Chấp nhận những đòi hỏi
Một
Giáo hội được loan báo Tin mừng để truyền giảng Tin mừng là một Giáo hội, được
Chúa Thánh Linh hướng dẫn, được kêu gọi tiến theo một con đường nhiều đòi hỏi,
luôn hoán cải, và canh tân. Điều này bao hàm khả năng thay đổi cách thức hiểu
và sống sự hiện diện loan báo Tin mừng của mình trong lịch sử, tránh trốn chạy
vào những vùng được bảo vệ theo chủ trương “từ trước đến nay vẫn làm như tế”.
Giáo hội này hoàn toàn qui hướng về Thiên Chúa, vì thế, tham gia vào dự án của
Chúa cứu độ nhân loại và đồng thời, hoàn toàn hướng về nhân loại. Đó là một
Giáo hội gặp gỡ đối thoại với thế giới, lập những tương quan thân hữu, tạo nên những
không gian gặp gỡ, thi hành những tập quán tốt lành hiếu khách, đón tiếp, nhìn
nhận và hội nhập những điều khác, hội nhập tha nhân, chăm sóc căn nhà chung là
công trình sáng tạo.
Và Đức
Thánh cha kết luận rằng: “Anh chị em, tôi tái kêu gọi anh chị em hãy đọc đi đọc
lại Tông huấn “Loan báo Tin mừng” ở nhà cũng như trong các cộng đoàn của anh
chị em.
Chào thăm và kêu gọi
Sau bài
huấn giáo của Đức Thánh cha, buổi tiếp kiến được nối tiếp với phần tóm tắt bài
giáo lý và những lời chào thăm của ngài gửi đến các nhóm hành hương, bằng tám
thứ tiếng khác nhau.
Bằng
tiếng Pháp, Đức Thánh cha nhắc đến các nhóm hành hương đến từ Thụy Sĩ và Pháp,
nhóm Câu Lạc Bộ Pháp có Đức giám mục Giáo phận Digne cùng đi, và ngài nhắn nhủ
họ hãy đọc lại Tông huấn “Loan báo Tin mừng”, khi ở nhà cũng như trong cộng
đoàn. Chúng ta hãy cầu nguyện xin Chúa làm cho chúng ta trở thành những người
loan báo Tin mừng, làm chứng thực sự điều mà chúng ta tin”.
Với các
nhóm nói tiếng Anh, Đức Thánh cha nhắc đến các tín hữu đến từ Anh, Indonesia,
Philippines và Mỹ. Ngài cầu chúc tất cả một Mùa chay dẫn đến niềm vui Phục sinh
với con tim được thanh tẩy và đổi mới nhờ ơn Chúa Thánh Linh. Đức Thánh cha nói
thêm rằng: “Tôi cầu xin niềm vui và an bình trong Chúa Kitô, Đấng Cứu Chuộc
chúng ta được đổ xuống trên anh chị em và thân quyến!”
Với các
tín hữu Ba Lan, Đức Thánh cha nồng nhiệt chào thăm các nhân viên, những người
thiện nguyện và thân hữu của Radio Maria ở thành phố Torún. Và nói thêm rằng
“Thứ Bảy này chúng ta sẽ mừng lễ Truyền tin. Tại quê hương anh chị em, đây cũng
là Ngày Thánh hóa sự sống. Như dấu chỉ sự cần thiết phải bảo vệ sự sống con
người, từ lúc mới thụ thai cho đến lúc chết tự nhiên, Tổ chức “Ủng hộ sự sống”
dành cho nước Zambia chiến dịch “Tiếng nói của những thai nhi chưa sinh ra”, mà
tôi muốn chúc lành. Ước gì chiến dịch này thông truyền sứ điệp mỗi sự sống đều
là thánh thiêng và bất khả xâm phạm”.
“Sau
cùng, bằng tiếng Ý, Đức Thánh cha đặc biệt chào thăm các thành viên Phong trào
Focolari, Tổ Ấm, hiệp hội Phan Sinh tại thế và hiệp hội quốc tế Bác ái. Đức
Thánh cha nói thêm rằng: “như thường lệ, tôi nghĩ đến các bạn trẻ, bệnh nhân và
người cao niên cũng như các đôi tân hôn. Mùa chay chúng ta đang sống giúp chúng
ta tái khám phá hồng ân lớn được làm môn đệ Chúa Kitô: Anh chị em hãy theo Chúa
không chút do dự, noi gương lòng tận tụy của Người đối với thánh ý Chúa Cha và
tình thương của Người đối với các anh chị em”.