Tiếp
Kiến Chung Của Đức Thánh Cha: Chúa Muốn Tin Mừng Của Ngài Được Loan Báo Đến Với
Mọi Người
Photo:
Vatican Media
Sáng
thứ Tư, ngày 22 tháng Mười Một, Đức Thánh cha Phanxicô đã tiếp kiến chung
khoảng 15.000 tín hữu hành hương tại Quảng trường thánh Phêrô. Trời lạnh hơn và
sắp hết mùa du lịch.
G. Trần
Đức Anh, O.P. | RVA | November 23, 2023
Như
thường lệ, sau khi dùng xe mui trần tiến qua các lối đi ở Quảng trường để chào
thăm các tín hữu từ lúc gần 9 giờ, Đức Thánh cha bắt đầu buổi tiếp kiến với
phần lắng nghe Lời Chúa qua bài đọc một đoạn ngắn trích từ Tin mừng theo thánh
Matthêu (28,18-20):
(Sau khi sống lại), Chúa Giêsu đến (gần các môn đệ) và nói
với họ: [..] Vậy các con hãy ra đi và làm cho mọi dân tộc trở thành môn đệ của
Thầy nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, giảng dạy họ tuân giữ tất cả những gì
Thầy đã truyền cho các con. Và này đây, Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến
tận thế”.
Bài huấn giáo
Trong
phần huấn giáo tiếp đó, Đức Thánh cha tiếp tục loạt bài về “sự hăng say loan
báo Tin mừng: lòng nhiệt thành tông đồ của tín hữu”. Bài thứ 27 này có tựa đề:
“Loan báo là cho tất cả mọi người”.
Mở đầu
bài huấn giáo, Đức Thánh cha nói: Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Lần
trước chúng ta đã thấy việc loan báo Kitô là niềm vui, hôm nay chúng ta dừng
lại nơi khía cạnh thứ hai: loan báo là cho tất cả mọi người. Thực vậy, khi
chúng ta gặp Chúa Giêsu, sự kinh ngạc về cuộc gặp gỡ này chiếm trọn cuộc sống
chúng ta và đòi phải được mang đi xa hơn chúng ta. Chúa muốn điều này là Tin
mừng của Ngài được đến với tất cả mọi người. Thực vậy, trong Tin mừng có một
“tiềm năng nhân bản hóa, một sự thành toàn cuộc sống được dành cho tất cả mọi
người nam nữ vì Chúa Kitô đã sinh ra, chịu chết và sống lại cho tất cả mọi
người”.
Loan
Tin mừng: Chia sẻ niềm vui
Trong
Tông huấn “Niềm vui Tin Mừng” (Evangelii Gaudium) tôi đã viết: “Tất cả mọi
người có quyền được nhận Tin mừng. Các Kitô hữu có nghĩa vụ loan báo Tin mừng
không loại trừ một ai, không phải như một người áp đặt một nghĩa vụ mới, nhưng
như một người chia sẻ niềm vui, đánh dấu một chân trời đẹp đẽ, cống hiến một
bàn tiệc đáng mong ước. Giáo hội không tăng trưởng nhờ sự chiêu dụ tín đồ,
nhưng bằng “sự thu hút” (n.14). Anh chị em, chúng ta hãy cảm thấy mình phục vụ
mục tiêu đại đồng của Tin mừng; và hãy nổi bật về khả năng ra khỏi bản thân,
vượt lên trên mọi biên cương. Các tín hữu Kitô ở trên thềm nhà thờ hơn là trong
nhà mặc áo lễ, và họ đi ra “các quảng trường và đường phố” (Lc 13,21). Họ phải
cởi mở và trải rộng, hướng ngoại, và đặc tính này đến từ Chúa Giêsu, Đấng đã
làm cho sự hiện diện của Ngài trong trần thế trở thành một hành trình liên tục,
nhắm đạt tới tất cả mọi người, thậm chí học hỏi từ một số cuộc gặp gỡ của họ.
Chúa
Giêsu và người đàn bà xứ Cananea
Theo
nghĩa đó, Tin mừng kể lại cuộc gặp gỡ gây ngạc nhiên của Chúa Giêsu với một phụ
nữ xa lạ, một phụ nữ xứ Cananea, đến xin Ngài chữa lành con gái của bà bị bệnh
(Xc Mt 15,21-28). Chúa Giêsu từ chối, nói rằng mình chỉ được sai đến với “những
chiên lạc của nhà Israel” và “không nên lấy bánh của con cái và ném cho các con
chó con” (Xc. 24.26). Nhưng người phụ nữ ấy trả lời rằng “cả những con chó con
cũng được ăn những mảnh vụn rơi xuống từ bàn ăn của chủ” (v.27). Chúa Giêsu
ngạc nhiên và nói với bà: “Hỡi bà, đức tin của bà mạnh mẽ dường nào! Hãy xảy ra
cho bà như bà mong ước” (v.28). Cuộc gặp gỡ này có một đặc tính có một không
hai. Không những một người làm cho Chúa Giêsu thay đổi ý kiến, nhưng đó là một
phụ nữ, ngoại kiều và ngoại giáo; nhưng chính Chúa thấy được củng cố trước sự
kiện lời rao giảng của Ngài không bị giới hạn vào dân tộc của Ngài, nhưng cởi
mở cho tất cả mọi người.
Đặc
tính và sứ mạng người Chúa chọn
Kinh
thánh tỏ cho chúng ta thấy rằng khi Chúa kêu gọi một người và kết ước với một
số người, tiêu chuẩn vẫn luôn là: “chọn người nào đó để đi tới nhiều người
khác. Tất cả các bạn hữu của Chúa đã cảm nghiêm vẻ đẹp, nhưng cả trách nhiệm và
trọng trách được Chúa chọn. Họ cảm thấy thất vọng trước những yếu đuối của mình
hoặc đánh mất sự chắc chắn của họ. Nhưng cám dỗ lớn nhất là coi ơn gọi đã nhận
lãnh như một đặc ân: cảm thấy mình là những người nắm giữ một độc quyền tách
biệt họ với những người khác và nói rằng “Thiên Chúa ở với chúng tôi, Thiên
Chúa là của chúng tôi” như thể chúng ta có thể tùy tiện sử dụng Chúa để mưu
những lợi ích cho mình. Trái lại Kinh Thánh dạy chúng ta ngược lại: Khi Thiên
Chúa chọn ai, đó chính là vì yêu thương tất cả mọi người. Thiên Chúa không kêu
gọi chúng ta để đặt chúng ta trên bệ cao, nhưng để làm cho chúng ta trở thành
những phương thế tự do và can đảm của tình thương lớn lao và bao gồm mọi người
của Ngài. Giáo hội không phải là nơi của những người trọn hảo và được đặc ân,
nhưng là một cộng đồng các môn làm chứng về Đấng, mà họ được biết nhờ ơn thánh
và chuyển cầu cho tất cả mọi người, bằng cách cầu nguyện, yêu thương và hy sinh
bản thân vì trần thế.
Mục
đích chọn lựa của Chúa
Đức
Thánh cha nhắc nhở rằng: “Chúng ta hãy nhớ: khi Thiên Chúa chọn ai, đó chính là
vì yêu thương tất cả mọi người. Chúng ta cần sự táo bạo quảng đại của đà tiến
đại đồng này. Và cũng để phòng ngừa cám dỗ đồng hóa Kitô giáo với một nền văn
hóa, một chủng tộc, hoặc một chế độ. Nhưng làm như thế thì mất đi bản chất thực
sự là Công giáo, tức là đặc tính hoàn vũ, và trở nên hướng nội, rốt cục co cụm
vào những khuôn khổ của thế giới và chẳng bao lâu trở thành một nhân tố chia
rẽ, thù nghịch, ngược với Tin mừng mà họ loan báo. Chúng ta đừng quên: Thiên
Chúa chọn người nào đó là để yêu thương tất cả mọi người. Điều ấy cũng được áp
dụng cho mỗi người chúng ta: kinh nguyện, sự hiến dâng cuộc sống của chúng ta
cho Chúa, cũng là vì tất cả mọi người. Việc loan báo, phục vụ của chúng ta là
để hướng đến tất cả mọi người, chẳng vậy nó sẽ thiếu cái gì đó. Và khi chúng ta
thấy những người sống cạnh chúng ta và họ không phải là tín hữu, chúng ta hãy
nghĩ họ là những người, được cùng lời loan báo vẻ đẹp và niềm vui, đã thay đổi
cuộc sống của chúng ta. Họ là đối tượng của cùng niềm vui của chúng ta! Chúa
Giêsu không muốn chúng ta loại trừ ai, nhưng đón tiếp và bao gồm mọi người, vì
Tin mừng không phải chỉ dành cho tôi, nhưng cho tất cả.”
Chào thăm và kêu gọi
Sau khi
Đức Thánh cha trình bày bằng tiếng Ý, bài huấn dụ trên đây được tóm tắt trong
nhiều thứ tiếng cho các nhóm tín hữu thuộc các ngôn ngữ khác nhau.
Bằng
tiếng Pháp, Đức Thánh cha nhắc đến các bạn trẻ từ các Giáo phận Marseille và
Troyes, Tổ chức Thánh Gioan Thiên Chúa, đồng thời nói rằng “Tin mừng là cho tất
cả mọi người. Khi chúng ta thấy những người sống cạnh chúng ta và có thể họ là
những người không tín ngưỡng, chúng ta hãy nghĩ đến họ như những người là đối
tượng của cùng lời loan báo về vẻ đẹp và niềm vui đã thay đổi cuộc sống chúng
ta.
Khi
chào bằng tiếng Ba Lan, Đức Thánh cha nhắc đến lễ Chúa Kitô Vua vào Chúa nhật
tới và nói rằng: “Ước gì cuộc sống, tâm hồn chúng ta cởi mở đối với vương quyền
của Chúa, vì Người là mục đích chúng ta đang tiến tới.”
Bằng
tiếng Ý, ngài đặc biệt chào thăm các tham dự viên Đại hội toàn quốc các trường
Công giáo, và cầu mong tầm quan trọng thực sự của các trường này trong việc
giáo dục được công nhận.
Đức
Thánh cha không quên chào những người cao tuổi, các bệnh nhân và các đôi tân
hôn, cũng như đông đảo người trẻ, đặc biệt là nhóm học sinh. Ngài nhắc nhở rằng
“Chúa nhật tới đây chúng ta sẽ cử hành Lễ Chúa Kitô, Vua vũ trụ. Tôi nhắn nhủ
các anh chị em hãy đặt Chúa Giêsu ở trong tâm cuộc sống của anh chị em, và
Người anh chị em sẽ nhận được ánh sáng và can đảm trong mọi chọn lựa thường
nhật.
“Và
chúng ta đừng quên kiên trì cầu nguyện cho những người đang chịu đau khổ vì
chiến tranh tại bao nhiêu nơi trên thế giới, đặc biệt cho nhân dân Ucraina yêu
quý, Israel và Palestine.”
Buổi
Tiếp kiến chung kết thúc với kinh Lạy Cha và phép lành của Đức Thánh cha.