GIÁO HỘI CÔNG GIÁO
Người ta phải gọi
Giáo Hội nguyên thủy của Chúa Kitô là CÔNG GIÁO để phân biệt khỏi những giáo
phái tân lập. (Dĩ nhiên khi lập ra một giáo phái mới, các vị cải cách luôn bảo
giáo phái mình mới là nguyên thủy, là chân chính).
Đương nhiên, Giáo
Hội Công Giáo đã liên tục bị chỉ trích phê bình qua lịch sử, dù là với những
sai lầm được ngụy tạo hay vô tình Giáo Hội đã thực sự vấp phải nơi một số cá
nhân hay đoàn thể.
Khi không muốn
chấp nhận những giới luật xem ra khó khăn, họ nhân danh tự do dân chủ để tố cáo
Công Giáo là cổ hủ, là độc tài.
Nhưng một số đã
quên rằng Giáo Hội không là một tổ chức chính trị trần đời, mà mọi quyền bính
và luật lệ đều do từ trên và được ơn trên hướng dẫn.
Người ta lập ra
nhiều giáo phái khác chỉ vì muốn được hoàn toàn tự do hành Đạo theo ý riêng của
mình. Dĩ nhiên, đời nào cũng có một số người tin theo vì thấy đáp ứng được sở
thích của họ.
Nơi Đạo Công Giáo,
điểm nổi bật hơn cả là thủy chung vẫn được giữ nguyên vẹn moọi giáo huấn của
các Tông Đồ tiên khởi của Đức Kitô. Giáo Hội vẫn tuân phục quyền bính những
Đấng kế vị các ngài, đặc biệt Đức Giáo Hoàng La Mã thay mặt chính Đức Kitô.
Đọc các sách Phúc
Âm kể về cuộc sống và giáo lý của Ngài, ta sẽ thấy chính Ngài đã công khai lập
nên một Giáo Hội và cắt cử Phêrô là ĐẦU tiên khởi.
Đức Kitô đã ban
cho Phêrô và các kẻ kế vị ông được nhiều quyền hạn lớn lao để dạy dỗ, cai trị
và thánh hóa người đời.
Do đó Giáo Hội cần
có một số những điều lệ và giới răn giúp tín hữu chu toàn nhiệm vụ kính Chúa
yêu người.
Việc phụng tự cũng
cần có những lễ nghi và kinh bổn riêng, nhất là phụng vụ Thánh Lễ Misa như
trung tâm điểm.
Nơi trí lòng, các
tín hữu phải tin thờ một Thiên Chúa Ba Ngôi. Phải nhận Đức Kitô là vị cứu thế
duy nhất, nhập thể làm người từ cung lòng Trinh Nữ Maria. Phải tin có thưởng
phạt đời sau và 2 kiếp sống Thiên Đàng, Hỏa Ngục khác biệt. Phải tôn kính các
vị thánh và biết cầu xin để được các ngài bầu cử cho trước nhan Thiên Chúa.
Trong cuộc sống
đạo hàng ngày và qua suốt chặng đường dài từ nhỏ tới khi về già, các tín hữu
phải nhận các Nhiệm Tích chính Đức Kitô thiết lập để được tăng triển thêm Ơn
Thánh bên trong tâm hồn.
Lúc còn là hài
nhi, người ta chịu phép Rửa Tội để được khỏi tội Nguyên Tổ (lưu truyền hậu thế)
và chính thức nhập đoàn với Dân mới của Chúa.
Rồi khi đủ trí
khôn thì lãnh phép Thêm Sức để được vững mạnh trong niềm tin nhờ ơn Chúa Thánh
Linh.
Đồng thời họ chuẩn
bị để biết tới xưng thú tội mình với các vị đại diện của Chúa là Linh Mục mỗi
khi có lỗi lầm đáng kể nơi lương tâm : Đây là Nhiệm Tích Hòa Giải.
Khi tâm tư được
thanh sạch, họ được khích lệ tới thánh đường lãnh nhận Nhiệm Tích Thánh Thể như
đồ ăn thiêng liêng cho linh hồn, thường được cử hành trong các Thánh Lễ Misa.
Khi trưởng thành
và sẵn sàng sống đời lứa đôi, họ lãnh nhận nhiệm tích Hôn Phối để được thêm ân
sủng đặc biệt giúp thương mến và trung thành với nhau bền lâu.
Lúc yếu đau, họ
mời Linh Mục tới ban Nhiệm Tích Xức Dầu Thánh để mạnh mẽ và bền đỗ tới cùng
trong niềm tin.
Riêng với một số
người được ơn gọi đặc biệt làm tông đồ, họ lãnh nhận Nhiệm Tích Thánh Chức để được
năng quyền thay mặt Chúa thánh hóa người đời.
Người Công Giáo
hãnh diện vì nghĩ mình thuộc Giáo Hội thực sự được thiết lập bởi chính Thiên
Chúa : Có đủ đặc tính DUY NHẤT, THÁNH THIỆN, PHỔ QUÁT và TÔNG TRUYỀN (do chính
các Thánh Tông Đồ truyền lại).
Họ gặp được nơi
giáo huấn của Đạo những điểm thích đáng phù hợp nhất với lý trí và lương tâm.
Họ biết ở các Đạo
khác cũng có nhiều điểm rất tốt, xây dựng, nhưng chĩ nơi Giáo Hội Công Giáo mới
có đầy đủ những yếu tố của một ĐẠO CHÂN THẬT.
Họ sung sướng khi
có đầy đỉ lý do để thờ kính và yêu mến Thiên Chúa và, nhân danh Ngài, yêu mến
và phục vụ tha nhân.
Đời sống cầu
nguyện và các ân sủng hàng ngày giúp họ thường xuyên liên hệ với Chúa, khiến họ
luôn được an bình trong tâm trí.
Họ hạnh phúc ở mỗi phút giây và coi cuộc sống
trần gian như một chuẩn bị dài lâu và thoải mái cho cuộc sống vĩnh cửu mai hậu.