TỪ MIỀN ĐẤT PHẬT

 

 

Dù muốn dù không, người ta phải tìm về giáo-lý nhà Phật để tìm ra manh-mối và gốc-gác của câu-chuyện Thiền.

 

Đi dự lớp tu Thiền, bà con được dạy rằng THÌÊN là pháp-môn cao-cả và chân-chính nhất của Phật-giáo : Đức Thích-ca Mâu-Ni nhờ Thiền mà đạt chánh-quả và thành Phật.

 

Giáo-lý Phật dạy đường tìm đến hạnh-phúc và giải-thóat : bởi vì tất cả đời người chỉ tòan là khổ-đau. Qua Tứ Diệu Đế ( 4 chân-lý nhiệm-màu ), ta được yêu-cầu phải triền-miên đi tìm tiêu-diệt lòng Dục để mong hết khổ.

 

Bát chánh-đạo được nêu ra làm 8 phương thức giúp ta đi vào nẻo-đường hạnh-phúc ( qua tư-tưởng, lời nói, hành-động v.v….)

 

Rồi luật ‘Nhân Quả’. Rồi gíao-thuyết ‘Vô-thường’ (không gì tồn-tại mãi). Rồi niềm tin ‘Vô Ngã’. Rồi câu-chuỵên ‘Luân-hồi’. Chung quy đưa tới cái nhu-cầu phải Diệt Ngã, phải phá đổ cái Vô-Minh tệ-hại mà mong đạt đuợc tình-trạng Gíac-Ngộ và Tỉnh-Thức của tâm-tư.

 

Đã từ rất lâu, người theo dấu chân Phật-tổ phải học cho thành-thạo phép TỌA-THÌÊN để mong đi tới cái mục-tiêu tối-hậu là đựơc giải-thóat tòan-vẹn mà vào Nát-Bàn.

 

Bình thường, người ta hiểu Tọa-thiền là ngồi nhắm mắt, tập-trung đầu óc để hết còn dính mắc vào bất cứ chuỵên gì. Từ bậc Sơ Thìền giúp ta hết lo lắng, đưa tới bậc Nhị Thiền khiến tâm-trí

không còn bóng-dáng khổ-não, rồi vào bậc Tam Thiền để khơi đựơc lên  niềm sướng vui  nội tại, và cúôi cùng là bậc Tứ Thiền cho phép mình từ từ thóat ra khỏi cái vòng Luân-hồi giăng lứơi tứ bề.

 

Bốn nấc thang đó lần lượt gíup chúng-sinh tìm thấy cõi Hư-Vô, tạo nên thế-giới Cực-lạc. Sẽ chẳng còn cảnh Đầu-thai phiền-phức và cũng chẳng còn câu-chuyện u-mê gây khổ-lụy nữa.

 

Cái mục Tham Thiền ở đây là hòan-tòan do khả-năng và cố-gắng của bản-thân ta, không mảy may nhờ vả vào một động-cơ hay quyền-lực ngọai lai nào chi-phối. Nghĩa là chẳng có Thần Thánh hay Chúa Bà nào can-thiệp độ-trì. Đức Phật Như-Lai có chăng chỉ đóng vai-trò là bậc Tôn-sư đi trước mở đường.

 

Thế nghĩa là người ta không thấy cái tiến-trình xin cho được ơn-phúc để dễ-dàng thực-hiện mục-tiêu linh-thiêng như trong các tôn-giáo hữu-thần khác. Phật-giáo đòi ngừơi ta phải tạo năng-lực cho chính mình, thay vì trông-cậy vào một bàn tay huyền-bí nào khác.

 

Phật dạy rằng ta phải cởi trói, phải tháo-gỡ khỏi những tin tuởng vào thánh-thần.  Nhân-lọai thực sự chỉ đang bị ràng-buộc bởi vòng sinh-tử của cái ách Luân-hồi.

 

Nhiều Phật-tử vẫn hãnh-diện về việc mình đang ngày đêm tự mình đốt đuốc đi tìm chân-lý : tự mình làm chủ mình và tự mình tìm đường mà đi tới chỗ giải-thóat. Đến khi về tới ‘bến’ rồi thì ta và Phật-tổ cũng ngang hàng như nhau. Lúc này, chỉ có điều khác-biệt là ta còn đang ‘mê’ chứ chưa ‘ngộ’. Ta mê vì chưa thấu hiểu lẽ sinh tử và chưa biết dùng phương-pháp mà thoát ra khỏi cái vòng sinh-tử luẩn-quẩn này.

 

Cũng như việc các Phật-tử có thế phá cái NGHIỆP bằng những việc lành ( các thày coi tử-vi vẫn an-ủi thân-chủ rằng tuy có số không tốt, nhưng nếu biết tu-thân tích-đức thì mọi sự sẽ được…khai thông ! ), ở đây mọi người đều có thể vươn lên để xóa sổ đen từ nhiều kiếp trước, qua phương-thức Thiền.

 

Thực-hành Thiền là đi vào lãnh-vực giải-phóng cuối cùng đưa ta về cõi bồng-lai.

 

Phái Đại-thừa Phật-giáo thường cắt nghĩa rằng trong mỗi con người chúng ta đều có mang ‘Phật-tính’ trong mình : Nó giúp tạo nên một  trí-năng đặc-biệt gọi là Bát-Nhã, làm thành  một nguyên-lý chủ-động cho phép ta thực-hiện câu-chuyện tìm về Giác-ngộ trọng-đại này.

 

Bị ảnh-hưởng sâu-đậm của đạo Bà-la-môn, tiền-thân của Ấn-giáo ngày nay, Đức Thích-Ca Mâu-ni đã triền-miên đi tìm nẻo đường giải-thóat cho mình và cho chúng-sinh, để rồi Ngài tuyên-bố đắc-đạo đang lúc ngồi Tham Thiền dưới gốc cây Bồ-đề.

 

Đi vào thực-tế, người ta hay nói đến 3 cái yếu-tố cần được lồng sẵn vào động tác Tham Thiền : Phải có sẵn GIỚI (lòng đạo-hạnh), ĐỊNH (lòng thanh-tịnh) và HỤÊ (tâm-tư trong-sáng). Tất cả đã từng được Đức Phật nhắc đến thường xuyên trong bao nhiêu năm trời đi thuyết-pháp trên các nẻo đường Ấn-Độ mênh-mông.

 

Sau này, bên Trung-Hoa, các nhà Phật-học xử-dụng từ-ngữ  Thiền Định ( Tham Thiền Nhập Định ) để nói lên rằng nhờ phương-thức Thiền mà người ta đạt tới trạng-thái thanh-tịnh của trí lòng : Nội Thiền ngoại Định, giúp xả bỏ cái Tôi nơi mình ( nhờ hòa nhập chung với cả vũ-trụ ) mà làm sáng hiện cái Tâm và đạt cái ‘Tính không’ toàn-vẹn.

 

Từ phương-thức Thiền của môn-phái Tiểu-thừa Phật-giáo chỉ cần vì nhằm vào mục-tiêu Nát-bàn hạnh-phúc và tìm tránh khổ-ải của trần-gian mà cố-gắng Tham Thiền, các nhà sư Đại-thừa bên Trung-Hoa nói trên đã đi thêm một bước nữa là dựa trên nguyên-tắc ‘chuyển-y’ : Chuyển Mê thành Ngộ, chuyển Vọng thành Chân, chuyển Thức thành Trí, chuyển phiền-não thành Bồ-đề, chuyển sanh-tử thành Nát-bàn.

 

Rập theo lời Phật dạy, trứơc sau Thiền vẫn phải là sống Tỉnh-thức. Theo giáo-lý của Ngài, Tỉnh-thức không phải ra rút-lui khỏi chốn trần-gian tục-lụy, nhưng phải tìm ra chuyện Giác-ngộ giữa các sinh-họat hàng-ngày.

 

Với Phật-tổ, sự Tỉnh-thức không chỉ là việc tập-trung tư-tưỏng, nhưng phải là triệt-tiêu nó, phải là tạo sự trống-trơn hòan-tòan, để thấy mình tuyệt-đối thong-dong và tự-do, nhờ từ-bỏ mọi giá-trị và giáo-điều lớn nhỏ.

 

Do đó, cái Tâm an-tĩnh sẽ làm ta thành Phật. Nhờ thóat tình-trạng Vô-minh, ta cũng tiến tới việc thóat cảnh Luân-hồi để tiến vào Nát-bàn. Giáo-lý chỉ giúp ta chuẩn-bị, chứ chính bản-thân ta phải làm cho mình Giác-ngộ.

 

 Trong kinh Phật, ta thường đọc thấy vai-trò quan-yếu của giáo-thuyết ‘Tứ vô lượng tâm’ như những điểm căn-bản của vịêc THIỀN : Từ, Bi, Hỷ và Xả. Cái Tâm này nó vô-cùng tĩnh-lặng, tạo ra quân-bình cho tâm-tư các Phật-tử.

 

Thế là từ ngày thái-tử Tất-đạt-Đa con vua nứơc Ca-duy-vệ bỏ nhà ra đi tìm phương-thức giải-thóat khỏi khổ-đau và luân-hồi, và đạt chánh-quả thành Phật, bao nhiêu đệ-tử đã ngày đêm cố gắng theo chân Ngài để mong đựơc lên tới cõi cực-lạc là Nát-bàn như Ngài.

 

Mà nói gần nói xa thì cũng chung-quy ở chỗ ra sức để đựơc Gíac-ngộ, căn-bản nhất vẫn là qua cửa ngõ Tham Thiền. Nó là kết-quả của một sự Tỉnh-thức nội-tâm, lồng trong một quan-điểm hòan-toàn mới lạ. Ý-thức mình tuỵêt-đối tự-do. Thấy mình hòa-tan cùng vạn-vật. Bíêt mình không còn mang cái vỏ ‘Ngã’ nặng-nề. Hiểu rằng chẳng còn phân-bịêt giữa người làm và việc làm nữa.

 

Đi sâu vào cái mục Giác-ngộ này, ta phải nhớ rằng nó có nội-dung mà nhà Phật gọi là ‘Pháp’ (Dharma). Nó phải xuất-hịên bằng trực-gíac chứ không bằng lý-lụân, vượt qua giới-hạn của thời gian và mình phải tự chứng tự ngộ lấy cho chính mình.

 

Chuỵên Giác-ngộ do đó cho phép ta thấu-triệt tất cả bí-mật về Phật, cũng như vén luôn màn huyền-vi của vũ-trụ và nhân-sinh. Nó đi kèm với chân-lý về Vô-ngã : phủ-nhận thực-thể của cái Tôi trong sinh họat tâm-linh của con người. Chỉ vì cái Tôi là nguồn gốc của Vô-minh và sanh-tử luân-hồi.

 

Việc Thiền thế là đã mặc nhiên trở thành phương-thức phổ-thông và hữu-hiệu nhất để đựơc ‘đồng-hành’ với Đức Phật, để có cơ-hội đi vào tâm-tư của Ngài và để hy-vọng sẽ cùng Ngài thóat khỏi vòng tục-lụy của khổ-đau cũng như luân-hồi, mong đạt cảnh Nát-bàn càng sớm càng tốt.

 

Thiền đã ăn rễ sâu vào lòng đất nhà Phật khởi thủy từ phương trời Ấn-độ. Nó manh-nha từ phút giây mà Phật-tổ tự chứng dưới cội Bồ-đề gần thành Già-Da mấy ngàn năm trước đây.

 

Cũng nhờ Thiền mà con người có khả-năng chế-ngự lòng ham muốn ( Dục ), điều mà các Phật-tử ngày đêm được nhắc-nhở phải thi-hành : Diệt Dục. Đây cũng là câu chuyện khống chế lòng Tham, Sân và Si. Bởi Đức Phật dạy rằng khi say-mê một điều gì là y như thấy mình bị tan-biến trong cái đối-tượng mình say-mê. Việc này tạo nên một mâu-thuẫn, và chính cái mâu-thuẫn  này đã tạo ra một bi-kịch triền-miên cho nhân-loại.

 

Phật-tổ đã chứng-minh bằng kinh-nghiệm của chính bản-thân Ngài rằng qua Thiền mọi chúng-sinh có thể tìm ra giải-đáp chung-cụôc. Kinh-sách nào của nhà Phật cũng kêu mời và hướng-dẫn chúng-sinh cởi-bỏ mọi thứ ràng-buộc, những sinh-linh hữu-hạn luôn quằn-quại dưới ách khổ-lụy trong thế-gian này.

 

Với những kẻ tin vào giáo-lý Phật, Thiền phải là một báu vật, một kho tàng giúp ta phát-hiện một chân-lý nhiệm-mầu, đưa ta đến nguồn vui vô song.

 

Nó được các chuyên-gia gọi là Huệ Nhãn, như một Con mắt thứ Ba cho ta để mở bừng ra trên một cảnh-giới tuyệt-vời, lâu nay vẫn bị che khuất bởi cái Vô Minh tai quái hiểm độc.

 

Vô Minh là gì ? Nó là cái làm ta lãng quên rằng sống là triền-miên đau-khổ, là liên-tục đấu-tranh và giành-giật, thế mà ta cứ cắm đầu để lao vào. Tranh đấu là gì, nếu không là sự xô-xát giữa hai đối lực, mà bên nào cũng cố chiếm lấy phần hơn. Thua là có thể chết. Thắng rồi cũng rơi vào cô-đơn và khổ-đau vì cứ liên-tục tranh-đấu….

 

Thiền của Phật-giáo cho ta sự thấu-hiểu cặn-kẽ về những chuyện này. Tinh-thần Thiền phải ngày đêm thấm-nhập tâm tư như gương của chính Đức Phật, khiến ta xác-tín trọn-vẹn mọi chân-lý Ngài truyền-dạy.

 

Vậy Thiền thóat thai, Thiền là chính con đẻ của giáo-thuyết Phật. Mà đã theo Phật thì phải tìm học Thiền để Ngộ tòan-vẹn về các chân-lý mình tin. Không nhờ Thiền, ta khó mà đặt chân vào lãnh-vực Tỉnh-thức cốt-cán mà mong đắc-đạo.

 

Thiền là phương-pháp thần-diệu nhất cho phép ta đối-phó với những chướng-ngại vật hàng ngày cản-trở ta tới được bến Giác-ngộ. Nó thực sự giúp ta thi-hành công-việc thường-nhật như của chính một vị Phật.

 

Trong cuộc sống, ta làm nhiều thứ việc khác nhau, nhưng Thiền cho ta ý-thức rằng tất cả chỉ là những góc-cạnh của một việc làm duy-nhất, dưới bàn tay và bóng-dáng của một Phật duy-nhất bao trùm cả vũ-trụ.

 

Nghĩa là không thể tách rời Thiền ra khỏi cái khung Phật-pháp. Nó làm ta thành Phật. Nó quấn chặt lấy niềm ứơc mơ được hoà-nhập vào cõi Phật bao-la vô-hạn.

 

Không thể chỉ quan-niệm Thiền là một phương-pháp ‘Tu thân sửa tính’ chung chung, nhưng nó phải đi vào niềm tin sau khi chấp-nhận giáo-lý Phật-giáo.

 

Dĩ nhiên, người tu Thiền có thể đạt mức-độ thanh-thóat tâm-hồn nào đó, nhưng nhìn vào lịch-sử, Phật Thích-Ca đã tiên-khởi xử-dụng Thiền, vượt qua những đừơng mòn cũ của giáo phái Bà-la-môn, để đưa chỗ đứng và giá-trị Thiền lên vị-trí tuyệt-đối, rồi nhắn-nhủ các đệ-tử hãy noi theo bước mình đã đi, hầu mong có ngày thành chánh-quả.

 

Ngồi Thiền phải tin vào Phật pháp, phải có tâm-tư như Đức Như-Lai, phải nhằm mục-đích như chính Ngài đã có. Dù sau này Thiền được biến-thể và đổi thay thế nào đi nữa, nó vẫn mang giòng máu họ’Thích’ đậm mầu trong nó.

 

Thành ra Thiền chân-chính luôn phải là Thiền Phật, mang trọn vẹn cái hồn của đạo-pháp Đức Mâu-Ni đã truyền-giảng từ mấy ngàn năm nay.