Phần II – Bài 10
Trước khi đọc
tiếp, bạn hãy suy nghĩ và viết nốt hai câu sau đây:
1. Tôi nghĩ
nguyên nhân chính của tội lỗi quá nhiều trên thế giới này là do…
2. Tôi nghĩ lý
do chính tại sao tôi khó giảm bớt tội lỗi trong cuộc sống của tôi, đó là…
Trong cuốn
Hành tinh điêu tàn của chúng ta (Our Plundered Planet), tác giả Fairfield
Osborne cảnh cáo như sau: “Nếu thêm một
thế kỷ nữa như thế kỷ vừa qua, thì nền văn minh của chúng ta sẽ phải đương đầu
với nạn hủy diệt.” Điều Osborne cảnh
cáo chúng ta là một đề tài cho một bài thơ châm biếm vô danh tựa đề là “Hủy
diệt”:
Buổi
ban đầu vừa dựng nên trái đất
Trái
đất mang bộ mặt vốn xinh tươi
Trên
mặt đất người liền nói với người
“Ta
hãy cất nhà chọc trời và xa lộ”
Xi
măng mặt đất tráng lên
Rằng
“Ôi thật tốt!” một nền vững chân.”
Ngày
thứ hai bước lần bên sông biển
Nhìn
dòng sông người lên tiếng oang oang
“Bao
rác rến cống rãnh nối theo hàng
Ta cứ
đổ thả giàn vào sông nước.”
Nước
kia nhơ bẩn dâng đầy
Mà
người bảo “Tốt! Thế này đâu sao!”
Ngày
thứ ba len vào vùng rừng rú
Nhìn
cây già người mừng rỡ bảo nhau
“Cắt
cây đi, ta lấy gỗ dồi dào
Xây
cất, làm đồ, sao cho thỏa thích.”
Rừng
xanh một chốc san bằng
Mà
người rằng “Tốt! Căét phăng thả giàn.”
Ngày
thứ tư nhìn từng đàn thú vật
Người
bảo nhau “Hãy giết chúng cho rồi
Để
kiếm tiền hay để giải trí thôi
Đừng
thương tiếc, đừng nói lời bảo vệ.”
Thú
kia gần tuyệt chủng rồi
Mà
người bảo “Tốt! Con người là hơn.”
Ngày
thứ năm kìa từng cơn gió mát
Nhẹ
mơn man trên gương măët của người
Nhưng
người bảo “Cứ đốt rác tung trời
Để
gió mát không còn nơi lui tới.”
Một
trời xú khí bao quanh
Mà
người bảo “Tốt! Trong lành! Đừng lo.”
Ngày
thứ sáu nhỏ to bao nhiêu nước
Người
nhìn và bảo “Được, ta sẽ làm
Cho
thật nhiều hỏa tiễn bắn không gian
Đề
phòng khi chiến tranh bùng nổ mạnh.”
Đất
kia hỏa tiễn dàn hàng
Mà
người nói “Tốt! Đâu quan trọng gì.”
Đến
ngày thứ bảy rồi đây
Đất
thời phẳng lặng phủ đầy thương đau
Không
còn một bóng người nào
Thực
là tốt nhé, không sao tốt bằng!”
Bài thơ trên
nói lên sự kiện các đồ phế thải kỹ nghệ tràn đầy bầu khí quyển tới độ mây tạo
thành mưa a-xít. Mưa a-xít dần dần làm
ô nhiễm sông hồ và phá hủy những cánh rừng của chúng ta. Cũng vậy, phế thải kỹ nghệ còn tràn vào
thượng tầng khí quyển làm cho lớp ô-dôn bao quanh trái đất mỏng đi. Sự mỏng dần này đe dọa số phận tương lai
trái đất chúng ta.
Sự tàn phá
khủng khiếp môi sinh gây ra do ô nhiễm đôi khi có thể gọi là sự “hủy
diệt”: tàn phá thể chất của những tạo
vật Thiên Chúa dựng nên. Thật đáng
thương cho sự hủy diệt này, tuy nhiên còn có những sự hủy diêät đáng thương hơn
đang xảy ra. Đó là sự hủy diệt tinh
thần của tạo vật do tội lỗi gây nên.
Tiến sĩ
Norman MacDonald đã ám chỉ sự hủy diệt tinh thần này trong một buổi họp quốc tế
của những nhà nhân chủng học. Ông
nói: “Con người chính là kẻ tiêu diệt,
là kẻ rình mồi ghê gớm nhất thế giới chưa từng thấy… Từ khi biết dùng cây gậy làm vũ khí đầu tiên, con người đã miệt
mài làm cho vũ khí của họ mạnh mẽ thêm, đến độ giờ đây thay vì giết hại cá nhân
hay tập đoàn, họ còn có thể làm cho một hành tinh trở thành hoang vu.”
Sự hủy diệt
thể chất và tinh thần khởi đầu nơi loài người, từ trong trái tim con
người. Nó nằm trong việc con người sử
dụng sai và lạm dụng ý chí tự do mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta. Như chúng ta sẽ thấy trong bài này, truyền
thống Công Giáo nói đến sự hủy diệt này qua những gì các nhà thần học gọi là sự
kiện A-đam sa ngã, tức là tội đầu tiên và hậu quả tai hại của nó trên nhân loại.
Trong thời
đại hôm nay, tội lỗi đã trở thành một vấn đề xa lạ. Có nhiều người ngại không muốn nói tới vấn đề tội lỗi. Họ còn miễn cưỡng hơn khi phải thú nhận mình
có tội. Sự miễn cưỡng này còn làm cho
nhiều người khác lo lắng.
Có lẽ bạn
không mong gì một giáo sư về môn phân tâm học tại Hoa-kỳ nói về tội lỗi. Nhưng đó chính là những gì tiến sĩ Karl
Menninger viết trong cuốn Tội lỗi đi về đâu? (Whatever Became of Sin?). Ông bực mình vì thấy quá nhiều người ngày
nay không muốn chấp nhận mình phạm tội.
Để hình dung
được tội lỗi, chúng ta có thể nghĩ tội lỗi là một trong hai phạm vi:
- tội cá nhân
- tội xã hội.
Phạm vi thứ
nhất được gọi là tội cá nhân, vì nó liên quan tới hành vi tự do của một cá
nhân. Tội cá nhân có hai hình thức:
- phạm điều gì, và
- bỏ không làm điều gì.
Tội phạm
nghĩa là làm điều chúng ta không nên làm, thí dụ nói dối hoặc ăn cắp.
Tội bỏ nghĩa
là không làm điều chúng ta nên làm, thí dụ thấy người ta thiếu thốn nhưng quay
lưng để tránh khỏi phải bận tâm giúp đỡ họ.
Tội xã hội liên quan tới tập đoàn
Phạm vi thứ
hai được gọi là tội xã hội vì nó liên quan tới lối sống của một nhóm người,
cộng đồng hay quốc gia. Thí dụ tội xã
hội là kỳ thị nhóm thiểu số, phá hoại môi sinh, hợp luật hóa việc phá thai…
Tội xã hội
rất nguy hiểm, vì không một cá nhân nào cảm thấy có trách nhiệm về tội ấy
cả. Tội xã hội là điều “xã hội” phạm,
chứ không phải chúng ta. Có thể chúng
ta không tán thành tội ấy, nhưng chúng ta dung túng và chấp nhận nó cách thụ
động chứ không chống lại hoặc phản đối.
Martin Luther
King đã cảnh cáo chúng ta như sau: “Kẻ
nào chấp nhận sự xấu xa cách thụ động là tham dự vào sự xấu xa ấy, cũng giống
như kẻ giúp thực hiện sự xấu xa ấy. Ai
chấp nhận sự xấu xa mà không phản đối lại là thực sự cộng tác với sự xấu xa
ấy.”
Chúng ta làm
ngơ trước tội xã hội vì nhiều lý do.
Thí dụ, chúng ta nại rằng mình đơn độc chống lại thì cũng chẳng làm thay
đổi được gì hơn.
Dù chúng ta
có lý do hay biên hộ thì kết cục về tội xã hội vẫn là thế này: trách nhiệm chống lại tội xã hội vẫn quy về
từng cá nhân. Trách nhiệm ấy là của
chúng ta. Trốn tránh trách nhiệm này
chính là phạm tội cá nhân vì bỏ không làm điều phải làm.
Sự kiện tội
lỗi tràn lan trong thế giới đặt ra một câu hỏi khó khăn: Nếu Thiên Chúa đã dựng nên con người “thật
tốt lành” thì đã có điều gì không ổn?
Làm sao tội lỗi đã đi vào con tim loài người và làm con người băng hoại?
Vấn đề sự dữ
đòi hỏi một câu trả lời trong thời đại hình thành Kinh Thánh cũng như trong
thời nay.
Tác giả viết
Kinh Thánh đã đề cập đến vấn đề này ngay sau khi mô tả việc tạo dựng vũ
trụ. Ngài bắt đầu kể rằng:
“Rắn là loài
xảo quyệt nhất trong mọi giống vật ngoài đồng, mà Đức Chúa là Thiên Chúa đã làm
ra. Nó nói với người đàn bà: “Có thật Thiên Chúa bảo: “Các ngươi không được ăn hết mọi trái cây
trong vườn không?” Người đàn bà nói với
con rắn: “Trái các cây trong vườn, thì
chúng tôi được ăn. Còn trái trên cây ở
giữa vườn, Thiên Chúa đã bảo: Các ngươi
không được ăn, không được động tới, kẻo phải chết.” Rắn nói với người đàn bà:
“Chẳng chết chóc gì đâu! Nhưng
Thiên Chúa biết ngày nào ông bà ăn trái cây đó, mắt ông bà sẽ mở ra, và ông bà
sẽ nên như những vị thần biết điều thiện điều ác.”
Người đàn bà thấy trái cây đó ăn thì ngon, trông thì đẹp
mắt, và đáng quý vì làm cho mình được tinh khôn. Bà liền hái trái cây mà ăn, rồi đưa cho cả chồng đang ở đó với
mình; ông cũng ăn. Bấy giờ mắt hai người mở ra, và họ thấy mình
trần truồng: họ mới kết lá vả làm khố
che thân. (Sáng Thế 3:1-7)
Người Công
Giáo giải thích câu truyện này cùng một cách như họ đã giải thích câu truyện về
tạo dựng. Đây là câu truyện không giống
như những dụ ngôn Đức Giê-su đã kể, nhưng là câu truyện biểu tượng được tác giả
Kinh Thánh dựng lên để dạy về một giáo lý quan trọng. Đặc biệt câu truyện cho chúng ta biết một vấn đề: nếu Thiên Chúa tạo dựng mọi sự tốt đẹp thì
làm sao sự dữ lại len lỏi vào thế gian được?
Bí quyết để
hiểu câu truyện nằm trong hai biểu tượng chính:
- con rắn, và
- việc ăn trái cây.
Rõ ràng con
rắn biểu tượng cho ma quỷ hoặc là chính sự dữ.
Biểu tượng
của việc ăn trái cây thì không rõ ràng lắm.
Để hiểu điều này, bạn hãy nhớ lại con rắn đã nói với người đàn bà rằng
nếu bà ấy ăn trái cấm thì bà ấy sẽ nên giống như Thiên Chúa, biết được điều gì
là tốt và điều gì là xấu. Vậy con rắn
móc nối việc ăn với việc biết.
Hầu hết người
thượng cổ không biết đọc. Họ đã không
học bằng sách vở, nhưng từ kinh nghiệm.
Điều này cho chúng ta thấy mối liên hệ giữa việc ăn và kinh nghiệm. Ăn tức là kinh nghiệm. Như vậy đây là cách nói biểu tượng để diễn
tả rằng cặp vợ chồng nguyên tổ đã nhận biết sự dữ bằng cách cảm nghiệm nó. Họ đã “nếm mùi” sự dữ. Nói khác đi, họ đã phạm tội.
Nguyên tổ đã
phạm tội gì? Có người nghĩ đó là tội
không vâng phục (làm điều Thiên Chúa cấm không được làm). Người khác cho là tội kiêu căng (muốn trở
nên “giống như Thiên Chúa”).
Người Công
Giáo thường cảm thấy như là tác giả Kinh Thánh không có ý diễn tả nguyên tổ đã
phạm tội gì, nhưng chỉ có ý trả lời câu hỏi:
Tội lỗi đã len lỏi vào thế gian như thế nào? Câu trả lời của tác giả là tội lỗi đã du nhập vào thế gian này
qua tội đầu tiên của nguyên tổ loài người.
Kinh Thánh
viết rằng sau khi nguyên tổ phạm tội, “họ thấy mình trần truồng” (St 3:7). Để hiểu câu Kinh Thánh khác lạ này, chúng ta
phải trở lại câu truyện thứ hai về tạo dựng, trong đó chúng ta đọc thấy: “Con người và vợ mình, cả hai đều trần
truồng mà không xấu hổ trước mặt nhau” (St 2:25).
Hai người ý
thức mình trần truồng sau khi họ phạm tội, điều này cho thấy là thay đổi trong
ý thức của họ đã xảy ra và đó là một hậu quả của tội lỗi. Họ không còn cảm thấy thoải mái với chính
mình nữa. Tội lỗi đã tạo nên một biến
đổi sâu xa trong họ.
Việc tội du
nhập vào thế gian mở đường cho làn sóng tội lỗi tràn ngập. Sự dữ tràn ngập thế giới, kéo theo chết chóc
và hủy hoại ngay trong buổi đầu khi nó nổi lên (St 4:6; 11:1-9). Nhân loại đã bó tay trước nó. Nhân loại đã rơi vào nạn hủy diệt chính mình
nếu Thiên Chúa không can thiệp.
Sau thế chiến
thứ hai, Dorothy Thompson đã đi thăm trại giam Dachau của Đức Quốc xã. Khi nhìn vào những phòng hơi ngạt và hỏa lò,
bà thấy run rảy cả tâm hồn. Điều làm
cho bà run sợ không phải chỉ vì biết rằng người ta đã gây bao tội ác ở đây,
nhưng là biết rằng cả “những tù nhân tốt” cũng đã dự phần vào những tội ác
này. Bà viết:
“Thế giới
liệu có nhận thấy rằng những kẻ gây ra một số tội ác lớn nhất trong những trại
giam này lại là chính những tù nhân không?
Cứ đẩy được một mạng người xuống tầng dưới cùng, thế là bạn có thể làm
cho người ấy biến thành một đao phủ để xử tử đồng bạn của mình.”
Những ông bác
sĩ đã chích vi trùng sốt rét vào những tù nhân trong trại giam cũng là chính
những người tù. Thompson nói: “Khi tiếp tay để kết liễu mạng sống của bạn
tù, họ đã kéo dài thêm được hợp đồng cứu vãn sinh mạng chính mình.”
Bài học
Dachau là nếu một kẻ xấu xa cứ chèn ép những người tốt thì sẽ làm cho nhiều
người bị xô đẩy vào tình trạng tội lỗi do hoàn cảnh.
Cùng một
cách, tội đầu tiên đã tạo nên hoàn cảnh tội lỗi. Nó tạo nên một áp lực đè nặng trên nhân loại. Thánh Phao-lô đã nhắc đến điều này khi ngài
nói: “Vì một người duy nhất, mà tội lỗi
đã xâm nhập trần gian, và tội lỗi gây nên sự chết; như thế, sự chết đã lan tràn tới mọi người, bỏi vì mọi người đã
phạm tội” (Rm 5:12).
Hậu quả tàn
phá của tội đầu tiên trên trần gian được gọi là tội nguyên tổ. Điều đó chỉ có nghĩa là tội đầu tiên của ông
bà nguyên tổ đã đặt nhân loại trong một tình trạng không hoàn thiện và một hoàn
cảnh đọa đầy. Hy vọng duy nhất của nhân
loại là được Thiên Chúa cứu thoát.
Đó cũng chính
là điều Thiên Chúa muốn làm.
Ngay sau khi
nói về tội nguyên tổ, tác giả Kinh Thánh đã mô tả Thiên Chúa như đang đối diện
với ba kẻ tội phạm:
- người đàn bà,
- người đàn ông, và
- con rắn.
Với người đàn
bà, Thiên Chúa phán: “Ta sẽ làm cho
ngươi phải cực nhọc thật nhiều khi thai nghén;
ngươi sẽ phải cực nhọc lúc sinh con.
Ngươi sẽ thèm muốn chồng ngươi, và nó sẽ thống trị ngươi” (St 3:16).
Với người đàn
ông, Thiên Chúa phán: “Đất đai bị
nguyền rủa vì ngươi; ngươi sẽ phải cực
nhọc mọi ngày trong đời ngươi, mới kiếm được miếng ăn từ đất mà ra” (St 3:17).
Với con rắn,
Thiên Chúa phán: “Mi phải bò bằng bụng,
phải ăn bụi đất mọi ngày trong đời mi.
Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng
giống người ấy; dòng giống đó sẽ đánh
vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó” (St 3:14-15).
Tác giả Kinh
Thánh Tân Ước đã thấy một tia hy vọng qua câu nói cuối cùng Thiên Chúa phán với
con rắn. Người ta nhận thấy đây là dấu
chỉ Thiên Chúa sẽ cứu vớt nhân loại khỏi hoàn cảnh họ đã sa vào.
Câu “mối thù
giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy” là để nói lên “cuộc chiến tranh
thiêng liêng” giữa ma quỷ và nhân loại từ sau tội nguyên tổ. Rồi câu “dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi,
còn mi sẽ cắn vào gót nó” để ám chỉ rằng nhân loại (qua Đức Giê-su là người con
cao quý nhất của nhân loại) sẽ chiến thắng vinh quang.
Chính trong ý
nghĩa này mà lời Thiên Chúa nói với con rắn là một tia hy vọng: gót chân của Đức Giê-su sẽ đạp dập đầu con
rắn (1 Ga 3:8).
1. Lu-ca 18:2-8 Người
góa phụ phấn đấu
2. Gia-cô-bê 2:1-9 Tội kỳ thị
3. Gia-cô-bê 2:14-26 Đức tin và hành động
4. Thánh Vịnh 51:1-15 Lạy Chúa, xin rửa con
5. Lu-ca 16:19-31 Ngày phán xét
1. Bạn nghĩ gì về tội xã hội? Nhận diện một số tội xã hội nơi bạn đang
sống và thử tìm phương thức diệt trừ.
2. Bạn hiểu thánh Phao-lô muốn nói gì trong
chương 5 và 6 Thư gửi tín hữu Rô-ma?
1. Hãy chia sẻ
những tư tưởng sau đây:
- “Chúng ta không
thể phá bỏ được luật của Thiên Chúa, nhưng chúng ta lại có thể phá hủy chính
mình.” (A. Maude Royden)
- “Tội không làm
đau đớn vì nó bị cấm, nhưng tội bị cấm vì nó làm đau đớn.” (Benjamin Franklin)
- “Sự giả trá sẽ
giả trá nhất khi nó gần với sự thật nhất.” (Gilbert Chesterton)
2. Trong cuốn Oh, God! của Avery Corman, có
người trách Chúa không chịu can thiệp giúp loại trừ hoặc giảm bớt đau khổ của
trần gian. Khi Chúa không bào chữa thì
người ấy nói: “Vậy Chúa đã quyết định
là cứ để chúng tôi sa ngã hoài mà Ngài không chịu làm gì để giúp chúng tôi
sao?” Chúa nhìn người ấy và nói: “Này, con thông minh lắm, nhưng mà con quên
mất một điều… Ta đã sắp đặt tất cả việc
này cho con và làm sao cho việc này có kết quả. Chúng ta đã thỏa thuận là chính con phải làm và đừng mong đợi Ta
làm việc ấy cho con.” Vậy Avery Corman
diễn tả Thiên Chúa muốn gì trong trường hợp này? Tại sao bạn đồng ý hoặc không đồng ý với ông ta?
3. Bạn hãy nhớ lại câu nói của Martin Luther
King về tội xã hội và sự thông đồng của chúng ta với nó. Bạn đồng ý hoặc bất đồng với ông ta về điểm
nào?
4. Hãy nhớ lại một kinh nghiệm khi bạn đứng lên
chống lại tội xã hội.
Mark Link, S.J.
Chuyển ngữ: Lm
Trần đình Nhi
Về Trang Mục Lục
Trở về trang Giáo Lý
Công Giáo
Trở Về Trang Nhà