Phần IV – Bài 27
Trước khi đọc
tiếp, bạn hãy suy nghĩ và hoàn tất hai câu sau đây:
1. Nếu phải diễn
tả đời sống cầu nguyện của tôi như thế nào, thì tôi sẽ diễn tả như sau: …
2. Một số lý do
tại sao tôi muốn học hỏi thêm để biết cầu nguyện hơn, đó là…
Một cậu bé
chăm chú nhìn vị huyền sĩ Ấn-độ cầu nguyện bên bờ sông. Chờ cho huyền sĩ cầu nguyện xong, cậu bé
thưa: “Xin ngài dạy tôi cầu
nguyện!” Huyền sĩ liền nắm đầu cậu bé
gìm xuống nước khoảng một phút. Cậu bé
vùng lên để thở và càu nhàu: “Ngài làm
như thế có nghĩa gì?” Huyền sĩ trả
lời: “Ta vừa dạy cậu bài học đầu tiên về
cầu nguyện. Bao giờ cậu thực sự muốn
cầu nguyện như là lúc cậu thực sự muốn thở ở dưới nước, thì lúc ấy tôi mới có
thể dạy cậu.”
Vị huyền sĩ
ấy thật chí lý. Bao lâu chúng ta chưa
thực sự muốn cầu nguyện, thì chúng ta sẽ không kiên trì trong cầu nguyện. Cầu nguyện rất giống với việc kiêng ăn cho
bớt mập. Chúng ta có thể biết tất cả lý
thuyết về việc ấy, nhưng cái biết đó sẽ chẳng lợi ích gì cho chúng ta nếu chính
chúng ta không muốn làm cho mình bớt mập.
Người ta có
rất nhiều lý do để cầu nguyện. Thí dụ,
cầu nguyện khiến họ được bình an; cầu
nguyện giúp họ đương đầu với cuộc sống;
cầu nguyện giúp họ tìm thấy ý nghĩa.
Thiên Chúa nghe lời người ta cầu nguyện. Những lý do trên đều đích đáng, nhưng không thể là những lý do
chính để cầu nguyện. Trong cuốn sách
Như bánh được bẻ ra (As Bread That Is Broken), Peter van Breemen giải thích tại
sao người ta cầu nguyện. Ông ghi rằng
không thể thẩm định cầu nguyện qua kết quả của nó. Bởi vì ngày nào đó có thể “kết quả” của cầu nguyện xem ra tan
vỡ. Thí dụ cầu nguyện không đem lại
bình an nữa. Hoặc hình như Thiên Chúa
không nghe lời chúng ta cầu nguyện. Nếu
xảy ra như vậy thì cầu nguyện có vẻ là vô dụng và chúng ta sẽ thôi không cầu
nguyện nữa.
Lý do chính
để cầu nguyện: cầu nguyện là cách biểu
lộ tình yêu. Biểu lộ tình yêu đối với
Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần để chúng ta được sống đời đời với các
Ngài.
Như thế cầu
nguyện có thể có nhiều mục đích. Nhưng
lý do chính để cầu nguyện là để yêu mến.
Cầu nguyện là một hành vi yêu mến để liên kết chúng ta gần gũi hơn với
Chúa là tình yêu.
Một học sinh
trung học viết như sau trong bài làm của em:
“Một ngày kia, sau khi chơi bóng rổ ở ngoài công viên, tôi đi tới một
vòi nước uống công cộng để uống nước.
Nước mát thật là ngon và tôi cảm thấy khỏe khoắn, không còn mệt
nữa. Bỗng nhiên tôi nghĩ: ‘Chúng ta cần nước để uống. Nhưng nước từ đâu tới?’ Tôi nghĩ là từ mây. ‘Nhưng mây từ đâu mà có?’ Là từ nước bốc thành hơi. Rồi câu hỏi cứ tiếp tục cho đến khi tôi
không trả lời được nữa, hoặc nói đúng hơn, cho đến khi tôi chỉ còn một câu trả
lời: Từ Thiên Chúa mà đến. Sau đó một ít phút, tôi nằm dài trên mặt cỏ,
nhìn lên trời, thắc mắc không hiểu Thiên Chúa tựa như thế nào. Rồi tôi nói với Thiên Chúa một chút bằng
ngôn từ của mình. Sau đó tôi về nhà.”
Cảm nghiệm
tuyệt đẹp của cậu học sinh ấy cho thấy ba thể thức cầu nguyện: suy niệm, chiêm niệm và tâm sự.
Suy niệm là
khám phá ý nghĩ về Thiên Chúa. Sự hiện
diện của Thiên Chúa trong thế giới cũng tựa như sự hiện diện của tín hiệu
truyền hình trong không gian. Những tín
hiệu này cần một máy TV để được đưa lên màn ảnh. Cũng thế, sự hiện diện của Thiên Chúa cần sự suy niệm như phương
tiện để được đưa vào tụ điểm.
Chiêm niệm là
vui hưởng sự hiện diện của Thiên Chúa.
Chúng ta được khích động do ý nghĩ về sự hiện diện của Thiên Chúa đến
nỗi nói không nên lời. Chúng ta chỉ còn
biết thinh lặng và vui hưởng sự hiện diện ấy như vui hưởng một khúc nhạc hoặc
cảnh hoàng hôn tuyệt vời.
Tâm sự là bày
tỏ với Thiên Chúa cảm nghĩ của chúng ta.
Chúng ta nói với Thiên Chúa từ con tim và bằng ngôn từ hoặc tư tưởng của
chúng ta.
Tóm lại, cầu
nguyện thường có ba thể thức:
- Suy niệm: khám
phá bằng tâm trí,
- Chiêm niệm: vui
hưởng trong tâm hồn, và
- Tâm sự: bày
tỏ từ trái tim.
Thường những
thể thức cầu nguyện này móc nối với nhau trong cùng một kinh nguyện, tựa như
những sợi giây nhỏ trong một sợi giây thừng.
Khó mà tách chúng ra được.
Trước khi cầu
nguyện, chúng ta cần chuẩn bị. Việc
chuẩn bị gồm bốn bước căn bản:
- Chọn một chỗ để cầu nguyện,
- Ấn định giờ giấc để cầu nguyện,
- Chọn lựa một thế để cầu nguyện, và
- Tạo một bầu khí để cầu nguyện.
Trước hết là
nơi chốn. Có những người cầu nguyện
đang khi ngồi trên xe buýt hoặc đi bộ đến nơi làm việc. Nhưng muốn cầu nguyện mà không bị ngắt
quãng, chúng ta cần một chỗ riêng. Đức
Giê-su đã làm như vậy. Sách Tin Mừng
nói rằng Ngài “đi lên núi để cầu nguyện” (Lc 6:12). Sách cũng kể “Ngài đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó”
(Mc 1:35). Điều quan trọng về nơi chốn
là nó giúp chúng ta cầu nguyện. Muốn
biết đâu là chỗ thích hợp để cầu nguyện thì tốt nhất phải thử xem.
Thứ hai là
giờ giấc. Với một số người cầu nguyện
lúc ban sáng là thích hợp. Nhưng có
người lại ưa cầu nguyện vào buổi tối. Chúa Giê-su cầu nguyện vào cả hai
lúc. Sách Tin Mừng nói: “Sáng sớm Người đã dậy, đi ra một nơi hoang
vắng và cầu nguyện ở đó” (Mc 1:35).
Hoặc: “Người đã thức suốt đêm
cầu nguyện cùng Thiên Chúa” (Lc 6:12).
Cũng vậy, muốn biết giờ giấc nào tốt nhất cho mình để cầu nguyện, cần
phải thử nghiệm.
Thứ ba là tư
thế. Có người ngồi cầu nguyện là tư thế
tốt nhất. Người khác lại thích quỳ cầu
nguyện. Đức Giê-su cầu nguyện với nhiều
tư thế. Sách Tin Mừng ghi lại: “Người quỳ gối, cầu nguyện…” (Lc
22:41). Hoặc: “Sấp mặt xuống, Người cầu nguyện” (Mt 26:39).
Bước quan
trọng nhất trong việc cầu nguyện là tạo một bầu khí hoặc khung cảnh thích hợp
để cầu nguyện. Sách Tin Mừng không cho
chúng ta biết Đức Giê-su đã làm điều này như thế nào, có lẽ vì khung cảnh cuộc
sống của Ngài luôn luôn thích hợp để Ngài có thể cầu nguyện. Nhưng chúng ta thì không giống như vậy; chúng ta cần phải tạo một khung cảnh thích
hợp. Đây là một cách.
Sau khi chọn
tư thế cầu nguyện, bạn hãy để cho toàn thân thoải mái. Bắt đầu để cho những thớ thịt trên mặt giãn
ra, dần dần xuống tới vai, ngực, bụng và chân.
Khi đã hoàn
toàn thoải mái, bạn hãy nhắm mắt lại và thở theo một nhịp đều hòa. Vận động nhịp thở cho tới khi thấy thinh
lặng bao trùm. Lúc bạn cảm thấy mình
gặp được con người nội tậm của mình thì bạn cố gắng tiếp xúc với Chúa, Đấng
đang ở trong bạn là đền thánh của Người (1 Cr 6:19). Cách đơn giản để thực hiện điều này là hãy chú tâm cầu
nguyện: “Lạy Chúa, Chúa ở gần với con
còn hơn cả chính hơi thở của con. Ước
gì mỗi hơi thở đều nhắc nhớ cho con biết Chúa đang hiện diện sâu thẳm nơi con
người nội tâm của con.”
Cầu nguyện
xong, bạn hãy dừng lại trong một tư thế mở lòng cho Chúa. Nếu Chúa cho bạn cảm nhận được sự hiện diện
của Người, như thỉnh thoảng vẫn xảy ra, thì bạn hãy sống với sự hiện diện
ấy. Đừng vội vã tiếp tục; nhưng hãy quên đi chương trình định sẵn của
bạn, mà cứ mở lòng cho Chúa. Việc nghỉ
ngơi trong sự hiện diện đầy yêu thương và có sức chữa lành của Chúa là một hình
thức cầu nguyện tuy đơn sơ nhưng thật tuyệt diệu.
Bây giờ chúng
ta hãy trở lại với chính việc cầu nguyện.
Hầu hết người
ta theo những cách thức để cầu nguyện.
Một cách thức chỉ là một khuôn mẫu hoặc một đường lối để giúp cho việc
cầu nguyện của chúng ta diễn tiến trôi chảy.
Sau đây là một số cách thức người ta thấy rất hữu ích:
- cầu nguyện bằng cuộc sống,
- cầu nguyện bằng Kinh Thánh, và
- cầu nguyện bằng những kinh nguyện đã có từ
lâu.
Cách thức cầu
nguyện bằng cuộc sống thì đơn giản và thực tế.
Cách này lý tưởng cho việc cầu nguyện vào buổi tối. Ba bước đó gồm: bước thứ nhất hướng về Chúa Cha;
bước thứ hai hướng về Chúa Con;
và bước thứ ba hướng về Chúa Thánh Thần. Mỗi bước đều có suy niệm, chiêm niệm và tâm sự. Mỗi bước khoảng hai hoặc ba phút.
Bước thứ nhất
- Ôn lại ngày sống của bạn. Chọn một điểm cao nhất – một việc tốt bạn đã
làm hoặc một điều tốt đã đến với bạn.
Tâm sự với Chúa Cha về điểm đó.
Rồi cảm tạ Người.
Bước thứ hai
- Tiếp tục ôn lại ngày sống. Lần này chọn một điểm thấp nhất – một điều
xấu bạn đã làm. Tâm sự với Chúa Con về
điều ấy. Xin ơn tha thứ.
Bước thứ ba
- Hướng về ngày mai, về một khó khăn
bạn sẽ phải đương đầu. Tâm sự với Chúa
Thánh Thần về điều này. Xin ơn trợ
giúp.
Thí dụ sau
đây cho thấy cách thức cầu nguyện diễn tiến thế nào.
Bước thứ nhất:
“Lạy Cha, Cha biết con thiếu kiên nhẫn như thế nào. Nhưng hôm nay Cha đã giúp con biết kiên
nhẫn. Con cảm tạ Cha.”
Bước thứ hai: “Lạy
Chúa Giê-su, Chúa dạy chúng con phải yêu mến.
Xin Chúa tha thứ cho con, vì con đã không tỏ lòng yêu thương đối với một
người thực sự cần tình thương, một người đang sống trong hoàn cảnh gia đình
không mấy tốt đẹp.”
Bước thứ ba: “Lạy
Chúa Thánh Thần, con muốn làm điều gì là đúng.
Nhưng con không biết rõ phải làm gì.
Xin Chúa giúp con biết phải đối xử thế nào với một người đang bực bội và
rượu say bí tỉ.”
Nếu cầu
nguyện bằng cuộc sống thích hợp cho cầu nguyện buổi tối thì cầu nguyện bằng
Kinh Thánh rất thích hợp vào ban sáng.
Nó đòi hỏi nhiều cố gắng hơn và hữu hiệu hơn khi bạn còn đang khỏe
khoắn. Bạn hãy lấy một đoạn Tin Mừng và
dành chừng hai hoặc ba phút cho mỗi bước.
Bước 1 - Đọc đoạn Kinh Thánh chậm chậm. Hãy tưởng tượng bạn là một trong những nhân
vật trong đoạn Kinh Thánh ấy. Thỉnh
thoảng dừng lại để nhìn hoặc nghe những gì nhân vật ấy đã thấy hoặc đã nghe.
Bước 2 - Hãy suy nghĩ về đoạn Kinh Thánh. Tưởng tượng những gì đang xảy ra trong tâm
trí nhân vật bạn chọn. Điểm nào đã được
nói lên trong đoạn Kinh Thánh?
Bước 3 - Hãy nói với Chúa Giê-su. Tưởng tượng ra những gì nhân vật ấy nói với
Chúa Giê-su, không kể những gì đã được ghi lại trong đoạn Kinh Thánh.
Bước 4 - Hãy lắng nghe Chúa Giê-su. Tưởng tượng những gì Chúa Giê-su có thể nói
với nhân vật trong đoạn Tin Mừng, không kể những gì đã đọc thấy trong đoạn Kinh
Thánh ấy.
Kết thúc bằng
cách nói với Chúa Giê-su tất cả những điều ấy sẽ áp dụng như thế nào vào trường
hợp cá nhân bạn.
Sau đây là
một thí dụ cụ thể về cách thức cầu nguyện bằng Kinh Thánh, với đoạn Mt 9:9-12.
Bước 1 - (Tưởng
tượng ra bạn là Mát-thêu đang khi đọc đoạn Tin Mừng này). “Đức Giê-su đi ngang qua trạm thu thuế, thì
thấy một người tên là Mát-thêu đang ngồi ở đó.
Người bảo ông: ‘Anh hãy theo
tôi!’ Ông đứng dậy đi theo Người.” (Dừng để suy nghĩ: Gương mặt của Chúa Giê-su có nét nào đặc biệt lúc ấy khiến cho
Mát-thêu đứng lên đi theo Chúa?) “Đức
Giê-su đang dùng bữa trong nhà, thì kìa, nhiều người thu thuế và người tội lỗi
kéo đến, cùng ăn với Người và các môn đệ.”
(Dừng để suy nghĩ: Thử nhận ra
những nét biểu lộ nào trên mặt những người tội lỗi đang lắng nghe Chúa.) “Thấy vậy, những người Pha-ri-sêu nói với
các môn đệ Người rằng: ‘Sao Thầy các anh lại ăn uống với bọn thu thuế, và quân
tội lỗi như vậy?’ Nghe thấy thế, Đức
Giê-su nói: ‘Người khỏe mạnh không cần
thầy thuốc, người đau ốm mới cần.’”
(Dừng để suy nghĩ: Nói những lời
này, giọng nói của Chúa Giê-su như thế nào?
Ngài ám chỉ ai khi nói những lời này?)
Bước 2 - (Hãy
tưởng tượng Mát-thêu nghĩ gì) “Bây giờ
tôi biết tại sao Đức Giê-su đã gọi tôi rồi!
Tôi cần thầy thuốc. Tôi đau ốm
nhiều lắm. Nhưng tôi thiết nghĩ Đức
Giê-su đã gọi tôi vì một lý do nào khác nữa.
Tôi muốn biết lý do ấy là gì.”
Bước 3 - (Hãy
tưởng tượng Mát-thêu nói gì với Chúa Giê-su)
“Lạy Chúa, con biết Chúa đã gọi con vì con đau ốm. Nhưng còn lý do nào khác không? Có phải Chúa thấy ở nơi con một điều gì
chính con không thấy được? Điều đó là
gì?”
Bước 4 - (Hãy
tưởng tượng Chúa Giê-su nói gì với Mát-thêu)
“Mát-thêu, Thầy đã gọi anh vì một lý do đặc biệt. Thực sự Thầy nhận thấy một cái gì đặc biệt
nơi anh. Hiện giờ thì cứ kiên
nhẫn. Ngay bây giờ, anh cứ theo Thầy!”
Kết thúc - Cách
tốt nhất để kết thúc cầu nguyện là hãy nói với Chúa Giê-su về đoạn Tin Mừng này
áp dụng cho bạn như thế nào.
Cách thức cầu
nguyện cổ truyền là suy niệm về một kinh quen thuộc. Cách làm như sau: mỗi lần
lấy một ý hay một câu. Dừng lại sau mỗi
ý hay mỗi câu để tâm sự với Chúa. Thí
dụ cầu nguyện bằng kinh Lạy Cha.
“Lạy Cha chúng con là Đấng ngự trên trời, xin làm cho danh
thánh Cha vinh hiển.”
“Lạy Cha, xin
giúp con ý thức Cha là Cha “của chúng con,” nên chúng con là anh chị em với
nhau. Trước hết xin Cha giúp con biết
đối xử với người khác như anh chị em.”
“Triều đại Cha mau đến.”
“Lạy Cha, xin
ban cho con ơn can đảm để biết sử dụng tài năng mà xây dựng Nước Cha. Xin cho con đừng ích kỷ và bất xứng với Nước
Cha, khi Con Cha trở lại trong ngày sau hết.”
“Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.”
“Lạy Cha, xin
giúp con biết bắt chước Chúa Giê-su trong Vườn Dầu. Ngài nói: ‘Xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha.’ Lạy Cha, điều ấy không phải dễ làm, nhưng
thật là khó.”
“Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày.”
“Lạy Cha,
biết bao anh chị em hôm nay đang đói.
Họ đói thể xác và phần hồn. Con
có thể làm được gì để giúp họ?”
“Xin tha tội cho chúng con, như chúng con cũng tha cho
những người có lỗi với chúng con.”
“Lạy Cha, Cha
biết con không phải là một người dễ tha thứ cho anh chị em. Đó là điều con cần được chữa lành. Xin Cha đưa bàn tay chữa lành của Cha mà
chạm tới con.”
“Xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng
con cho khỏi sự dữ. A-men.”
“Lạy Cha,
thánh Phao-lô viết: ‘Thiên Chúa là
Đâáng trung tín: Người sẽ không để anh
em bị thử thách quá sức; nhưng khi để
anh em bị thử thách, Người sẽ cho kết thúc tốt đẹp, để anh em có sức chịu đựng’
(1 Cr 10: 13). Xin Cha giúp con biết
tin vào lời thánh Phao-lô – và tin vào tình yêu vô biên cùng lòng nhân từ của
Cha.”
(Về các kinh nguyện quen đọc, xin xem bài 31, “Tiếp tục
hành trình.”)
- Kẻ xấu nhưng lại
biết cầu nguyện Lu-ca 18:9-14
- Lời nguyện của
hoàng đế 2 Sử biên
niên 1:7-12
- Đừng lải nhải
nhiều lời Mát-thêu 6:5-15
- Đánh thức bạn
dậy Lu-ca 11:5-13
- Quấy rầy Thiên
Chúa Lu-ca 18:1-8
1. Tại sao khi cầu nguyện cần phải chọn thời
giờ, nơi chỗ và tư thế thích hợp?
2. Thế nào là tạo một “trạng thái thích hợp” để
cầu nguyện? Bạn thường làm thế nào để
có sự chuẩn bị gần ấy?
3. Cách thức cầu nguyện là gì? Trong ba cách thức (bằng cuộc sống, Kinh
Thánh và kinh nguyện đã có sẵn), bạn thường sử dụng cách nào nhiều nhất? Hoặc cả ba?
Tại sao?
1. Thảo luận những tư tưởng sau đây:
* “Cầu nguyện một đàng rồi sống một nẻo là
không tốt.” (Henry Ward Beecher)
* “Tôi đã sống để cảm tạ Chúa vì mọi lời cầu
nguyện của tôi đã không được nhậm lời.”
(Jean Ingelow)
* “Kẻ nào không còn tiếp xúc với Chúa nữa thì
cũng đang sống trong ngõ cụt cùng với kẻ chối bỏ Chúa.” (Milton A. Marcey)
* “Thiên Chúa nghe con tim chúng ta, chứ không
nghe tiếng chúng ta nói.” (Thánh
Cyprianô)
2. Đâu là tư tưởng của Max Handel khi ông
nói: “Cầu nguyện giống như là bật nút
điện. Nó không tạo nên dòng điện, mà
chỉ cung cấp một mạch điện để qua đó dòng điện có thể lưu chuyển”?
3. Mẹ Tê-rê-xa có ý gì khi nói: “Cầu nguyện làm cho trái tim chúng ta lớn
lên cho đến lúc nó có thể chứa đựng được cả chính Thiên Chúa”?
4. Trong cuốn The Seven Storey Mountain, Thomas
Merton kể lại rằng hồi còn niên thiếu, có một đêm bất chợt tu sĩ cảm thấy “quá
hãi sợ” trước mọi sự dữ trong cuộc đời.
Merton viết: “Tôi khiếp sợ trước
những gì tôi đã thấy… Và tôi nghĩ đó
cũng là lần đầu tiên trong đời tôi thực sự bắt đầu cầu nguyện… bằng tất cả cuộc sống và con người của
tôi… cầu nguyện với Thiên Chúa, Đấng
tôi đã chẳng bao giờ biết, xin Người từ nơi bóng tối cúi xuống trên tôi và giúp
tôi được giải phóng khỏi trăm ngàn điều khủng khiếp đang cột quấn ý chí tôi
trong vòng nô lệ. Tôi đã khóc thật
nhiều trong lần cầu nguyện này.” Cũng
như Merton, bạn hãy kể lại lần nào đó bạn đã cầu nguyện “hết mình” với tất cả
cuộc sống và con người bạn.
The Catholic Vision IV – 27
Mark Link, S.J.
Chuyển ngữ: Lm
Trần đình Nhi
Về Trang Mục Lục
Trở về trang Giáo Lý
Công Giáo
Trở Về Trang Nhà