Phần IV – Bài 28
Trước khi đọc
tiếp, bạn hay suy nghĩ và hoàn tất hai câu sau đây:
1. Cảm tưởng chung chung của tôi về luân lý
Ki-tô giáo là...
2. Có một cái gì tạo nên cảm tưởng ấy, đó
là...
Vũ trụ của
chúng ta bắt đầu như thế nào? Nhiều
khoa học gia đưa ra lý thuyết “vụ nổ vũ trụ” (the big bang theory), cho rằng
trong không gian đã có một “trái cầu lửa” lơ lửng. Trái cầu lửa này đã nổ tung, văng các mảnh vỡ ra ngoài, cuối cùng
tạo thành thái dương hệ của chúng ta.
Rồi dần dần sự sống con người bắt đầu phát triển trên địa cầu. Thật là ngạc nhiên khi thánh Augustinô hơn
một ngàn năm trăm năm trước đây cũng đưa ra một lý thuyết tương tự. Ngài cho rằng có thể Thiên Chúa đã tạo nên
“những hạt giống” từ đó thế giới của chúng ta được phát triển dần dần do một
chuỗi tiến bộ đột ngột. Thế giới đã
tiến:
* từ
không có sự sống tới sự sống thảo vật,
* từ
sự sống thảo vật tới sự sống sinh vật,
* từ
sự sống sinh vật tới sự sống con người.
Ở tiến bộ tới
sự sống con người, tiến trình trở thành ý thức. Nói khác đi, con người đã có thể tự hỏi một câu hỏi hết sức khác
thường: Đâu là “bước tiến” kế tiếp trong tiến trình sự sống, và nó sẽ xảy ra
như thế nào?
Ki-tô hữu tin
rằng Đức Giê-su đã trả lời cho câu hỏi ấy.
Ngài nói: “Tôi đến... để họ được sống và sống dồi dào” (Ga
10:10). Ngài cũng nói: “Thầy là con đường, là sự thật và là sự
sống” (Ga 14:6). Như vậy, Đức Giê-su đã
mặc khải hai sự thật khó mà chấp nhận:
*
“bước tiến” kế tiếp trong tiến trình sự sống sẽ là từ sự sống con người tới sự
sống của Thiên Chúa (sống vĩnh cửu), và
*
trong Ngài và nhờ Ngài (Đức Giê-su) mà bước tiến kế tiếp đã và đang thể hiện.
Đức Giê-su
còn mặc khải thêm nữa. Ngài cho biết
Thiên Chúa đã ban cho mỗi người chúng ta tự do và trách nhiệm để chúng ta quyết
định có “tiến bộ” từ sự sống con người tới sự sống của Thiên Chúa (sống vĩnh
cửu) hay không.
Luân lý Ki-tô
giáo là lối sống để “thực hiện bước tiến” đạt tới sự sống của Thiên Chúa (sống
vĩnh cửu), mà Đức Giê-su đã mặc khải và cho thấy là có thể thực hiện được. Lấy một thí dụ để cho dễ hiểu.
Giả thiết
việc suy thoái môi trường sinh sống đã đến độ chúng ta cần phải bỏ trái đất này
để di chuyển tới một hành tinh khác.
Vậy lập tức chúng ta phải bắt đầu vội vã khảo cứu để tìm kiếm một hành
tinh khác có thể bảo toàn sự sống. Rồi
giả thiết chúng ta đã kiếm ra được một hành tinh, nhưng lại rất khác biệt với
trái đất. Tuy nhiên với những điều
chỉnh to lớn trong cách sống, chúng ta có thể tự thích nghi để sống trên hành
tinh mới này.
Các kỹ sư
liền chế tạo ngay trên trái đất những điều kiện mà chúng ta sẽ gặp trên hành
tinh mới. Trong những điều kiện giả
này, chúng ta sẽ học làm thế nào sống được trong những điều kiện mới.
Cuộc tập
luyện kỳ lạ này giúp chúng ta hiểu thế nào là luân lý Ki-tô giáo. Tuổi già và đau yếu khiến cho mỗi người
không thể sống mãi trên trái đất này.
Chúng ta có giới hạn một số năm để sống trên mặt đất. Tuy nhiên, Đức Giê-su đã mặc khải có một nơi
khác bên kia thế giới này, tức là trên trời.
Cuộc sống trên trời hoàn toàn khác với cuộc sống ở trần gian. Nhưng chính chúng ta lại có thể điều chỉnh
để sống cuộc sống mới ấy và chuẩn bị cho cuộc sống ấy ngay lúc chúng ta còn
đang ở đời này. Luân lý Ki-tô giáo là
sống trên trần gian này làm sao để mở lòng đón nhận sự sống của Thiên Chúa (sống
vĩnh cửu) mà Đức Giê-su đã đến chia sẻ với chúng ta. Phận sự của chúng ta trên thế gian này là “gieo hạt” để “gặt hái”
đượcsự sống đời đời trong thế giới mai sau.
Chúng ta hãy nghe thánh Phao-lô:
“Ai gieo
giống nào thì sẽ gặt giống ấy. Ai theo
tính xác thịt mà gieo điều xấu, thì sẽ gặt được hậu quả của tính xác thịtl, là
sự hư nát. Còn ai theo Thần Khí mà gieo
điều tốt, thì sẽ gặt hái được kết quả của Thần Khí, là sự sống đời đời” (Gl 6:7-8).
“Tính xác
thịt ước muốn những điều trái ngược với Thần Khí... Những việc do tính xác thịt gây ra thì ai cũng rõ, đó là: dâm bôn, ô uế, phóng đãng, thờ quấy, phù
phép, hận thù, bất hòa, ghen tương, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè phái,
ganh tỵ, say sưa, chè chén... Những kẻ
làm các điều đó sẽ không được thừa hưởng Nước Thiên Chúa. Còn hoa quả của Thần Khí là: bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân
hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết độ...
Nếu chúng ta sống nhờ Thần Khí, thì cũng hãy nhờ Thần Khí mà tiến bước”
(Gl 5:17.19-25).
Đó là luân lý
Ki-tô giáo. Nó đem chúng ta vào sự kiểm
soát của Thánh Thần. Nó có nghĩa là
sống ở trần gian này để “gieo hạt” đưa chúng ta đến “mùa gặt sự sống đời đời”
mai sau.
Luân lý Ki-tô
giáo được hiểu đúng nhất, đó là lời mời gọi hãy sống như Đức Giê-su đã
sống. Ngài là “con đường.” Đức Giê-su nói: “Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm
cho anh em... Anh em hãy yêu thương
nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13:15; 15:12).
Nhưng bắt
chước Đức Giê-su không phải là dễ. Do
tội nguyên tổ, bản tính con người chúng ta trở thành khiếm khuyết. Chúng ta không thể lúc nào cũng làm được
những gì chúng ta muốn làm. Nơi chúng
ta có xung khắc giữa xác thịt và tinh thần.
Phao-lô nói về sự xung khắc này như sau: “Điều tôi muốn, thì tôi không làm, nhưng điều tôi ghét, thì tôi
lại cứ làm” (Rm 7:15).
Sống và yêu
mến như Đức Giê-su đã sống và đã yêu mến, đây là mục tiêu chúng ta cố gắng thực
hiện nhưng chẳng bao giờ đạt tới. Đó là
một tiến trình phát triển chúng ta đã bắt đầu từ tuổi thơ và còn tiếp tục suốt
cuộc đời.
Để cố gắng mô
tả tiến trình phát triển luân lý, chúng ta sử dụng định thức của Soren
Kierkegaard, một triết gia và thần học gia thế kỷ 19. Ông gọi việc mô tả tiến trình này là “Ba giai đoạn của lối
sống”: thẩm mỹ, đạo đức và tôn giáo.
Tiến trình
phát triển luân lý bắt đầu với giai đoạn thẩm mỹ. Ở giai đoạn này, chúng ta sống hầu hết là dưới ảnh hưởng của cảm giác
và xúc động. Mối quan tâm chính của
chúng ta là làm sao được sống thoải mái và đáp ứng được những nhu cầu cụ thể.
Giai đoạn này
chúng ta quả thực là ích kỷ. Chúng ta
muốn được tự do để làm những gì mình muốn.
Tuy chúng ta không ý thức được, nhưng thực ra chúng ta chẳng tự do chút
nào cả, vì chúng ta đang làm nô lệ cho những đam mê và thành kiến của
mình. Ở giai đoạn thẩm mỹ, chúng ta coi
luật lệ (giáo huấn luân lý) như chẳng liên hệ với mình (impersonal), mà chỉ là
một cái gì giới hạn tự do của mình.
Chúng ta cũng coi tội lỗi (lỗi phạm luân lý) như chẳng liên hệ với mình,
chỉ như là vi phạm một điều cấm cản. Đó
là phạm một luật lệ, không hơn không kém.
Kierkegaard
nói rằng bao lâu còn ở trong giai đoạn này chúng ta chỉ thấy là không được hạnh
phúc. Nếu chúng ta cứ tiếp tục sống lối
sống ích kỷ này thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ được bình an.
Chúng ta chỉ
có thể giải quyết tình trạng đáng buồn này khi tiến sang một cấp độ có trách
nhiệm hơn trong lối sống của mình.
Chúng ta tiến
sang giai đoạn đạo đức khi quyết định bước ra khỏi vòng thế giới quy hướng về
chính mình để liên hệ với tha nhân.
Chúng ta thực hiện điều này khi lãnh nhận những bổn phận xã hội, thí dụ
như tình bạn và những dấn thân của chúng ta.
Lãnh nhận
những trách nhiệm xã hội này là chúng ta đã làm một bước tiến vĩ đại để có được
tự do cá nhân. Kierkegaard đã chủ
trương rằng chúng ta chỉ có thể trở nên tự do đích thực khi chúng ta từ bỏ con
người ích kỷ và biết sống trách nhiệm đối với tha nhân.
Ở giai đoạn
này, chúng ta coi luật lệ (giáo huấn luân lý) là những gì liên hệ với mình
(personal) – để hướng dẫn chúng ta lớn lên.
Giai đoạn này chúng ta cũng coi tội lỗi (lỗi phạm luân lý) là điều liên
hệ tới chính chúng ta, đó là bất trung với sự thăng tiến cá nhân. Tội lỗi là sống vô trách nhiệm.
Chúng ta tiến
đến giai đoạn này khi khám phá ra quan hệ cá nhân giữa mình với Thiên
Chúa. Khám phá này cũng giúp chúng ta ý
thức căn tính đích thực của mình (= chúng ta là con cái Thiên Chúa) và thân
phận thực sự của mình (= chúng ta được mời gọi kết hiệp với Thiên Chúa).
Tại giai đoạn
này, chúng ta cũng khám phá ra sự thật được nhập thể, tức là Đức Giê-su Ki-tô,
Con Một Thiên Chúa. Chúng ta hiểu được
tại sao Đức Giê-su đã đến sống giữa chúng ta.
Ngài đã đến để cứu độ chúng ta, vì nếu không có Ngài, chúng ta không làm
gì được (Ga 15:5). Ngài đến để làm
nhiều điều khác nữa. Ngài đến để truyền
đạt cho chúng ta sự sống đầy đủ, tức là sự sống vĩnh cửu (Ga 14:10; 6:51).
Tới giai đoạn
này, chúng ta sẽ trở nên trưởng thành về thể lý cũng như tinh thần. Chúng ta thấy hạnh phúc và chắc chắn được
gắn bó với Đức Giê-su Ki-tô.
Ở giai đoạn
này, chúng ta khám phá ra liên hệ đích thực giữa luật lệ với tình yêu. Đó là hai khía cạnh của cùng một thực
tại. Chính Đức Giê-su đã nói: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời
Thầy... Ai không yêu mến Thầy, thì không
giữ lời Thầy” (Ga 14:23-24).
Ở giai đoạn
này, chúng ta coi luật lệ (giáo huấn luân lý) liên hệ mọi người với nhau
(interpersonal), như lời mời gọi hãy yêu mến Thiên Chúa. Chúng ta cũng coi tội lỗi (lỗi phạm luân lý)
là điều liên hệ tới mọi người. Tội lỗi
là từ chối yêu thương. Tội lỗi là trả
lời không với Thiên Chúa.
Chúng ta vừa
xét đến luật lệ và tội lỗi theo giai đoạn trưởng thành luân lý, giờ đây chúng
ta cũng xét đến Bí tích Hòa giải giống như vậy.
Trong giai
đoạn thứ nhất, chúng ta coi luật lệ là hạn chế, và tội lỗi là vi phạm hạn chế
ấy. Ở vị thế đó, Bí tích Hòa giải sẽ
trở thành một thứ bổn phận đáng ghét là phải kể lể tội lỗi chúng ta cho một
linh mục.
Trong giai
đoạn thứ hai, chúng ta coi luật lệ là hướng dẫn tới trưởng thành và tội lỗi là
bất trung với thăng tiến. Ở vị thế đó,
Bí tích Hòa giải sẽ là phương thế quý giá giúp chúng ta trở nên con người tốt
hơn.
Cuối cùng,
trong giai đoạn thứ ba, chúng ta coi luật lệ là lời mời gọi yêu thương và tội
lỗi là từ chối yêu thương. Ở vị thế đó,
Bí tích Hòa giải trở thành việc cử hành sự tái lập tình bạn với Thiên Chúa và
gia đình Người.
Sơ đồ sau đây
tóm tắt cái nhìn của chúng ta về luật lệ, tội lỗi và Bí tích Hòa giải trong
từng giai đoạn của tiến trình ba giai đoạn trưởng thành luân lý:
________________________________________________________________
Luật lệ Tội lỗi Bí tích Hòa giải
________________________________________________________________
Giai đoạn 1 hạn chế vi phạm một bổn phận đáng ghét
tự do
sự hạn chế này
________________________________________________________________
Giai đoạn 2
hướng dẫn bất trung với một phương thế quý giá
tới trưởng thành thăng tiến
________________________________________________________________
Giai đoạn 3 lời
mời gọi từ chối việc
cử hành sự hòa giải
yêu thương yêu thương
________________________________________________________________
Giờ đây chúng
ta hãy xét vấn đề được thánh Phao-lô nêu lên khi ngài nói: “Điều tôi muốn, thì tôi không làm, nhưng
điều tôi ghét, thì tôi lại cứ làm” (Rm 7:15).
Dù chúng ta
có thiện ý hoặc hăng say dấn thân, nhưng chúng ta vẫn thường không theo Chúa
được như chúng ta có bổn phận phải theo.
Chúng ta gọi thất bại này là tội.
Truyền thống
Công giáo phân biệt hai loại tội: tội
trọng và tội nhẹ.
Tội trọng là
một hành động tẩy chay hoặc đi ngược lại quan hệ và cam kết của chúng ta với
Đức Giê-su. Nói khác đi, chúng ta không
những tự ý làm một hành vi nào đó mà thôi, nhưng trong tiến trình phạm tội,
chúng ta còn tự ý trở nên loại người mà hành vi ấy biến chúng ta thành như
vậy. Như vậy hành vi ấy ảnh hưởng toàn
diện con người chúng ta.
Truyền thống
Công giáo dạy rằng để một tội là tội trọng, phải có ba điều kiện:
* điều lỗi phạm là nặng (điều chúng ta làm
theo khách quan là điều nặng, thí dụ giết người);
* đã suy nghĩ đủ (chúng ta hoàn toàn ý thức
điều mình làm);
* hoàn toàn ưng thuận (chúng ta tự ý quyết
định làm điều ấy).
Tuy nhiên,
ngoài ba điều kiện ấy, chúng ta vẫn phải thêm rằng đó chỉ là những hướng dẫn mà
thôi. Là những hướng dẫn, chúng cần
phải được hiểu cho đúng, nếu không chúng sẽ dẫn chúng ta đi lạc đường.
Trong hoàn
cành bình thường, ăn cắp một ổ bánh và một ly nước thường không phải là một
điều nặng. Nhưng nếu chúng ta ăn cắp
những thứ ấy của một người cần chúng để sống sót cho tới khi được cấp cứu, thì
việc ăn cắp ấy có thể trở thành một điều nặng.
Nói cách
khác, hoàn cảnh xung quanh một hành động có thể biến đổi bản chất luân lý của
hành động ấy.
Chúng ta lấy
một thí dụ khác.
Trong hoàn
cảnh bình thường, giết người là một điều rất nặng. Tuy nhiên, nếu chúng ta giết người vì lý do tự vệ chính đáng, thì
xét theo luân lý điều ấy không có gì là sai trái cả.
Nói khác đi,
những lý do để làm một hành vi có thể biến đổi bản chất luân lý của hành vi ấy.
Tội nhẹ là
một hành động chưa tới mức độ là một tội trọng. Tội nhẹ có thể có những cấp độ khác nhau về sự nặng nề.
Thí dụ, nếu
chúng ta nói dối để làm cho ai phải mất mặt, thì điều này nặng hơn là nói một
cách giận dữ với một người đang khi chúng ta thất vọng.
Sống luân lý
Ki-tô giáo là cố gắng yêu thương và sống như Đức Giê-su đã yêu thương và đã
sống. Đó là sống mở lòng đón nhận sự
sống tràn đầy và tình yêu mà Đức Giê-su đã đến chia sẻ với chúng ta.
Đường dẫn đến
trưởng thành luân lý thường mở ra từ từ và theo từng giai đoạn. Người ta cố gắng mô tả những giai đoạn này
như sau:
* thẩm mỹ: hướng
về cá nhân,
* đạo đức: hướng
về tha nhân,
* tôn giáo: hướng
về Thiên Chúa.
Cái nhìn của
chúng ta về luật lệ, tội lỗi và Bí tích Hòa giải thay đổi tùy theo giai đoạn
thuộc tiến trình phát triển luân lý.
Khi không
sống sự cam kết phải sống và yêu thương như Đức Giê-su đã làm, thì điều ấy gọi
là tội. Tội trọng là hoàn toàn từ chối
không muốn sống sự cam kết. Tội nhẹ là
một lỗi phạm luân lý chưa tới mức độ hoàn toàn từ chối.
Để giúp hướng
dẫn thực hành luân lý Ki-tô giáo, xin xem chương (bài) 31, “Tiếp tục hành
trình” (Xét lương tâm).
1. Đường đến với Chúa Cha Gio-an 14:1-14
2. Cây nho và cành nho Gio-an 15:1-11
3. Giáo huấn luân lý của Đức Giê-su Mát-thêu 5
4. Sự sống mới trong Đức Ki-tô Cô-lô-xê 3:1-17
5. Vinh hiển mai sau Rô-ma 8:18-30
1. Đức Giê-su nói: “Tôi đến để (anh em) được sống và sống dồi dào.” Những lời này có thích hợp như thế nào với
“tiến trình sự sống” mà nhiều khoa học gia cho là đang tiến hành trên trái đất
chúng ta?
2. Giải thích luân lý Ki-tô giáo là giai đoạn
cuối cùng trong tiến trình sự sống ấy như thế nào?
3. Xem lại việc phân biệt tội trọng với tội
nhẹ. Ba điều kiện để là một tội trọng
thường thấy trong cuộc sống của chúng ta như thế nào, và bạn có xét đến khi xét
mình xưng tội không?
1. Thảo luận những tư tưởng sau đây:
* “Nếu đời sống luân lý chỉ là tuân theo luật
lệ, thì chúng ta cũng có thể biến một cái máy vi tính thành máy luân lý.” (Samuel P. Ginder)
* “Nếu tâm hồn bạn không muốn có một thế giới
có luân lý, thì tâm hồn bạn chắc chắn sẽ chẳng bao giờ giúp bạn tin vào một thế
giới như vậy”
(William
James)
* Luân lý Ki-tô giáo không bao giờ có thể là
câu hỏi “Khi nào mới là phạm tội?”
Nhưng luôn luôn là câu hỏi “Làm sao tôi có thể làm hơn nữa vì tôi yêu
mến?”
2. Bạn sẽ làm gì nếu quả thực bạn nhận thấy
mình chỉ coi luật lệ, tội lỗi và Bí tích Hòa giải như trong giai đoạn thứ nhất?
3. “Lori Magraw, một sinh viên đại học hai
mươi tuổi, bị cho nghỉ việc làm bán thời gian tại một tiệm giày ở
Seattle... Công việc của cô là gói lại
những đôi giày không được chế tạo hoàn hảo để gửi trả lại hãng sản xuất. Tuy nhiên, người chủ bảo cô phải dùng dao
cắt luôn cả những đôi giày hoàn toàn còn tốt mà khách hàng không thích đã đem
trả... Cô đã nộp đơn khiếu nại lên một
cơ quan thành phố, đã nhận được một khoản tiền nhỏ và cửa tiệm hứa là sẽ không
bắt làm như thế nữa.” (Christopher News
Notes). Bạn hãy nhớ lại có lần bạn đã
giữ vững lập trường luân lý về một điều gì đó.
Điều gì khiến bạn giữ vững lập trường chống lại những bất công khác
trong xã hội?
Mark Link, S.J.
Chuyển ngữ: Lm
Trần đình Nhi
Về Trang Mục Lục
Trở về trang Giáo Lý
Công Giáo
Trở Về Trang Nhà