SÁCH GIÁO LÝ CỦA HỘI THÁNH CÔNG GIÁO - ĐOẠN THỨ HAI: CHƯƠNG MỘT:
TÔI TIN KÍNH ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ CHA
CHƯƠNG MỘT
TÔI TIN KÍNH ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ CHA
CAPUT PRIMUM
CREDO IN DEUM PATREM
198. Bản tuyên xưng đức tin của chúng ta bắt
đầu bằng Thiên Chúa, bởi vì Thiên Chúa là “khởi nguyên và cùng tận”
(Is 44,6), là khởi đầu và cùng đích của hết mọi loài. Kinh Tin Kính bắt đầu từ
Thiên Chúa Cha, bởi vì Chúa Cha là Ngôi Thứ Nhất trong Ba Ngôi Chí
Thánh; Tín biểu của chúng ta bắt đầu bằng việc tạo dựng trời đất, bởi vì việc
tạo dựng là khởi đầu và là nền tảng của mọi công trình của Thiên Chúa.
Mục 1
“TÔI TIN KÍNH ĐỨC CHÚA TRỜI, LÀ CHA PHÉP TẮC VÔ CÙNG, DỰNG
NÊN TRỜI ĐẤT”
ARTICULUS 1
“CREDO IN DEUM PATREM OMNIPOTENTEM, CREATOREM CAELI ET TERRAE”
Tiết 1
Tôi Tin Kính Đức Chúa Trời
Paragraphus 1
Credo in Deum
199. “Tôi tin kính Đức Chúa Trời”: lời xác
quyết đầu tiên của bản tuyên xưng đức tin cũng là điều quan trọng nhất. Toàn bộ
Tín biểu đều nói về Thiên Chúa, và nếu có nói về con người và về trần gian, thì
cũng nói trong tương quan với Thiên Chúa. Tất cả các mục trong bản Tuyên xưng
đức tin đều lệ thuộc vào mục thứ nhất này, cũng như các giới răn của Thiên Chúa
đều nhằm giải thích giới răn thứ nhất. Những mục khác giúp chúng ta hiểu biết
Thiên Chúa hơn, theo mức độ Ngài đã từng bước tự mạc khải cho con người. “Vì
vậy, một cách đúng đắn, các tín hữu trước tiên tuyên xưng họ tin vào Thiên
Chúa”[1].
“CREDO IN UNUM DEUM”
200. Tín biểu Nicêa-Constantinôpôli bắt đầu
bằng những lời trên đây. Việc tuyên xưng chỉ có một Thiên Chúa duy nhất bắt
nguồn từ mạc khải của Thiên Chúa trong Cựu Ước. Việc tuyên xưng này không thể
tách biệt khỏi việc tuyên xưng về sự hiện hữu của Thiên Chúa, và cũng có giá
trị hết sức căn bản. Thiên Chúa là Đấng duy nhất: chỉ có một Thiên Chúa. “Vì
vậy đức tin Kitô giáo tin và tuyên xưng chỉ có một Thiên Chúa, xét theo bản
tính, bản thể và yếu tính”[2].
201. Thiên Chúa tự mạc khải cho
202. Chính Chúa Giêsu xác quyết rằng Thiên Chúa
là “Chúa Duy Nhất”, và phải yêu mến Thiên Chúa hếtlòng, hết linh hồn, hết tâm
trí và hết sức lực[4]. Đồng thời, Người
cũng minh định rằng chính Người là “Chúa”[5].
Tuyên xưng “Đức Giêsu là Chúa” là nét đặc thùcủa đức tin Kitô giáo. Điều
này không trái ngược với đức tin vào một Thiên Chúa Duy Nhất. Tin vào Chúa
Thánh Thần là “Chúa và là Đấng ban sự sống” không hề đưa đến sự chia cắt nào
nơi Thiên Chúa Duy Nhất:
“Chúng tôi tin cách vững vàng và tuyên xưng cách đơn sơ rằng chỉ có
Một Thiên Chúa chân thật, vĩnh cửu, vô hạn và bất biến, vô phương thấu hiểu,
toàn năng và khôn tả, là Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần: Ba Ngôi Vị,
nhưng chỉ có một yếu tính, một bản thể hoặc một bản tính hoàn toàn đơn nhất”[6].
II. THIÊN CHÚA MẠC
KHẢI DANH NGÀI
DEUS NOMEN SUUM REVELAT
203. Thiên Chúa tự mạc khải cho
204. Thiên Chúa đã tự mạc khải cho dân Ngài
một cách tiệm tiến và dưới nhiều danh xưng khác nhau. Tuy nhiên, việc mạc khải
tôn danh Thiên Chúa cho ông Môisen trong cuộc thần hiện nơi bụi gai cháy bừng,
để dẫn đến cuộc Xuất Hành và Giao Ước Sinai, được coi như một mạc khải căn bản
cho cả Cựu và Tân Ước.
Thiên Chúa hằng sống
205. Thiên Chúa gọi ông Môisen từ giữa bụi
gai cháy bừng nhưng không tàn lụi. Thiên Chúa nói với ông Môisen: “Ta là Thiên
Chúa của cha ngươi, Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên Chúa
của Giacob” (Xh 3,6). Thiên Chúa là Thiên Chúa của tổ tiên, Đấng đã kêu gọi và
hướng dẫn các Tổ phụ trong các cuộc lữ hành của họ. Ngài là Thiên Chúa trung
tín và thương xót, Đấng nhớ tới họ và nhớ các lời Ngài đã hứa; Ngài đến để giải
thoát con cháu họ khỏi ách nô lệ. Ngài là Thiên Chúa, Đấng, vượt quá thời gian
và không gian, có khả năng và ý muốn làm điều đó, và là Đấng sẽ dùng sự toàn
năng của mình để thực hiện kế hoạch này.
“Ta là Đấng Hiện Hữu”
“Ông Môisen thưa với Thiên Chúa: ‘Bây giờ, con đến gặp con cái
206. Khi mạc khải Danh thánh bí nhiệm YHWH
của Ngài, nghĩa là, “Ta là Đấng Hiện Hữu” hoặc “Ta là Đấng Ta là”, hoặc “Ta
chính là Ta”, Thiên Chúa nói Ngài là ai và phải gọi tên Ngài như thế nào. Danh
thánh này có tính chất huyền nhiệm cũng như Thiên Chúa là mầu nhiệm. Đó vừa là
Danh được mạc khải, vừa như là từ chối một Danh xưng, và vì vậy, Danh này diễn
tả Thiên Chúa một cách tốt nhất, vì Ngài là Đấng vô cùng vượt quá tất cả những
gì chúng ta có thể hiểu biết và nói lên: Ngài là “Thiên Chúa ẩn mình” (Is
45,15), Danh thánh Ngài không thể gọi được[7], và
vị Thiên Chúa đó là Đấng tự làm cho mình nên gần gũi với con người.
207. Khi mạc khải Danh Ngài, Thiên Chúa đồng
thời mạc khải lòng trung tín của Ngài, một lòng trung tín có từ muôn thuở và
cho tới muôn đời, một lòng trung tín có giá trị trong quá khứ (“Ta là Thiên
Chúa của cha ngươi”, Xh 3,6) cũng như trong tương lai (“Ta sẽ ở với ngươi”, Xh
3,12). Thiên Chúa, Đấng mạc khải Danh Ngài là “Đấng Hiện Hữu”, đã tự mạc khải
mình là vị Thiên Chúa luôn có mặt, luôn hiện diện với dân Ngài để cứu độ họ.
208. Trước sự hiện diện cuốn hút và huyền
nhiệm của Thiên Chúa, con người nhận ra sự nhỏ bé của mình. Trước bụi gai cháy
bừng, ông Môisen cởi dép và che mặt trước tôn nhan Thiên Chúa chí thánh[8]. Trước vinh quang của Thiên Chúa ba lần thánh,
tiên tri Isaia thốt lên: “Khốn thân tôi, tôi chết mất, vì tôi là một người môi
miệng ô uế” (Is 6,5). Trước những dấu chỉ thần linh Chúa Giêsu thực hiện, ông
Phêrô thốt lên: “Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi” (Lc 5,8).
Nhưng bởi vì Thiên Chúa là Đấng Thánh, nên Ngài có thể tha thứ cho kẻ nhận biết
mình là tội nhân trước mặt Ngài: “Ta sẽ không hành động theo cơn nóng giận…, vì
Ta là Thiên Chúa, chứ không phải người phàm. Ở giữa ngươi, Ta là Đấng Thánh”
(Hs 11,9). Tông đồ Gioan cũng sẽ nói tương tự: “Chúng ta sẽ được an lòng trước
mặt Thiên Chúa. Vì nếu lòng chúng ta có cáo tội chúng ta, Thiên Chúa còn cao cả
hơn lòng chúng ta, và Ngài biết hết mọi sự” (1 Ga 3,19-20).
209. Vì tôn kính sự thánh thiện của Thiên Chúa,
dân
“Thiên Chúa nhân hậu và từ bi”
210. Sau khi dân
211. Thánh Danh “Ta Hiện Hữu” hoặc “Đấng Hiện
Hữu” diễn tả sự trung tín của Thiên Chúa, Đấng “giữlòng nhân nghĩa với muôn
ngàn thế hệ” (Xh 34,7) cho dù conngười có bất trung, tội lỗi, đáng phải trừng
phạt. ThiênChúa mạc khải rằng Ngài “giàu lòng thương xót” (Ep 2,4), đến nỗi
trao ban chính Con Một của Ngài. Chúa Giêsu, khihiến mạng sống mình để giải
thoát chúng ta khỏi tộilỗi, sẽ mạc khải rằng chính Ngườimang danh thánh của
Thiên Chúa: “Khi các ông giương cao Con Người lên, bấy giờ các ông sẽ biết là
‘Tôi Hiện Hữu’” (Ga 8,28).
Chỉ mình Thiên Chúa là ĐẤNG HIỆN HỮU
212. Trải qua các thế kỷ, đức tin của
213. Vì vậy việc mạc khải Danh khôn tả “Ta là
Đấng Ta là” chứa đựng chân lý này: chỉ mình Thiên Chúa là ĐẤNG HIỆN HỮU. Bản
dịch Bảy Mươi và kế đó là Truyền thống Hội Thánh đã hiểu Danh thánh của Thiên
Chúa theo nghĩa đó: Thiên Chúa là sự viên mãn của sự Hiện Hữu và của mọi trọn
hảo, không có khởi đầu, và cũng chẳng có cùng tận. Trong khi tất cả mọi thụ tạo
đều lãnh nhận từ Thiên Chúa tất cả những gì chúng là và những gì chúng có, thì
duy chỉ mình Ngài là tự mình hiện hữu và Ngài là gì đều do chính Ngài.
III. THIÊN CHÚA, “ĐẤNG HIỆN HỮU”, LÀ CHÂN LÝ VÀ LÀ TÌNH YÊU
DEUS, “ILLE QUI EST”, EST VERITAS ET AMOR
214. Thiên Chúa, “Đấng Hiện Hữu”, đã tự mạc
khải cho
Thiên Chúa là Chân Lý
215. “Căn nguyên lời Ngài là chân lý, mọi
quyết định công minh của Ngài tồn tại muôn năm” (Tv 119,160). “Lạy Chúa là Chúa
Thượng, chính Ngài là Thiên Chúa, những lời Ngài phán là chân lý” (2 Sm 7,28);
vìvậy những lời Thiên Chúa hứa luôn luôn được thực hiện[14].
Thiên Chúa là chính Chân Lý, những lời của Ngài không thể là sai lầm. Vì vậy
người ta có thể, một cách hoàn toàn tin tưởng, phó mình cho sự thật và sự trung
tín của lời Ngài trong mọi sự. Khởi đầu của tội lỗi và của sự sa ngã của loài
người là lời dối trá của Tên Cám Dỗ, nó dẫn con người đến chỗ nghi ngờ lời
Thiên Chúa, nghi ngờ lòng nhân hậu và sự trung tín của Ngài.
216. Chân lý của Thiên Chúa là sự khôn ngoan
của Ngài, chỉ huy toàn bộ trật tự của việc tạo dựng và việc điều hành trần gian[15]. Một mình Thiên Chúa đã tạo dựng trời đất[16],
nên duy một mình Ngài có thể ban sự hiểu biết đích thực về mọi thụ tạo trong
tương quan của chúng với Ngài. [17]
217. Thiên Chúa cũng là Đấng chân thật khi
Ngài tự mạc khải: giáo huấn đến từ Thiên Chúa là “Luật của chân lý” (Ml 2,6).
Ngài sai Con của Ngài “đến thế gian,” chính là để “làm chứng cho sự thật” (Ga
18,37). “Chúng ta biết rằng Con Thiên Chúa đã đến và ban cho chúng ta trí khôn
để biết Thiên Chúa thật” (l Ga 5,20)[18].
Thiên Chúa là Tình Yêu
218. Theo dòng lịchsử của mình, Israel đã có
thể khám phá ra rằng Thiên Chúa chỉ có một động lực duy nhất khiến Ngài tự mạc
khải cho họ và chọn họ giữa mọi dân để họ là dân của Ngài: đó là tình yêu nhưng
không của Ngài[19]. Nhờ các Tiên tri,
219. Tình yêu của Thiên Chúa đối với
220. Tình yêu của Thiên Chúa “tồn tại muôn
đời” (Is 54,8): “Núi có dời có đổi, đồi có chuyển có lay, tình nghĩa của Ta đối
với ngươi vẫn không thay đổi” (Is 54,l0). “Ta đã yêu ngươi bằng mối tình muôn
thuở, nên Ta vẫn dành cho ngươi lòng xót thương” (Gr 31,3).
221. Thánh Gioan còn đi xa hơn nữa khi làm
chứng rằng: “Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4,8. 16): Chính Hữu Thể của Thiên
Chúa là tình yêu. Khi sai Con Một của Ngài và Thánh Thần Tình Yêu lúc thời gian
đến hồi viên mãn, Thiên Chúa mạc khải điều bí ẩn thâm sâu nhất của Ngài[26]: chính Ngài là sự trao đổi tình yêu vĩnh cửu:
Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, và Ngài đã tiền định cho chúng ta được
dự phần vào sự trao đổi tình yêu đó.
IV. NHỮNG HỆ QUẢ CỦA ĐỨC TIN VÀO THIÊN CHÚA DUY NHẤT
DE CONSECTARIIS FIDEI IN UNUM DEUM
222. Tin vào Thiên Chúa, Đấng duy nhất, và
yêu mến Ngài hết mình, có những hệ quả rất quan trọng cho toàn bộ cuộc sống của
chúng ta.
223. Đó là nhận biết sự vĩ đại và quyền năng
của Thiên Chúa:“Hãy xem, Thiên Chúa cao vời, làm sao
ta hiểu thấu” (G 36,26). Vì vậy Thiên Chúa phải là Đấng “được phục vụ trước
hết”[27].
224. Đó là sống trong tâm tình cảm tạ: nếu Thiên Chúa làĐấng duy nhất, thì chúng ta là gì, và có gì, đều
là bởi Ngài: “Bạn có gì mà bạn đã không nhận lãnh?” (l Cr 4,7). “Biết lấy chi
đền đáp Chúa bây giờ, vì mọi ơn lành Ngài đã ban cho?” (Tv 116,12).
225. Đó là nhận biết sự hợp nhất và phẩm giá
đích thực của mọi người: Mọi người đều được dựng nên
“theo hình ảnh và giống như” Thiên Chúa (St 1,26).
226. Đó là sử dụng các thụ tạo cách đúng đắn: đức tin vào Thiên Chúa Duy Nhất hướng dẫn chúng ta sử dụng
mọi vật không phải là Thiên Chúa nếu chúng đưa chúng ta đến với Ngài, và xa
tránh các thụ tạo nếu chúng ngăn cách chúng ta khỏi Thiên Chúa[28]:
“Lạy Chúa là Thiên Chúa của con, xin cất khỏi con những gì làm con
xa Chúa. Lạy Chúa là Thiên Chúa của con, xin ban cho con những gì đưa con đến
với Chúa. Lạy Chúa là Thiên Chúa của con, xin giải thoát con khỏi chính mình
con và ban cho con được hoàn toàn thuộc về Chúa”[29].
227. Đó là luôn tin tưởng vào Thiên Chúa, cả
khi gặp nghịch cảnh. Một lời kinh của thánh Têrêsa Giêsu diễn
tả ý đó một cách tuyệt vời:
“Đừng để điều gì làm cho bạn xao xuyến;
Đừng để điều gì làm
cho bạn lo sợ.
Mọi sự đều qua đi,
Thiên Chúa không thay đổi!
Kiên nhẫn sẽ được
tất cả.
Ai có Thiên Chúa,
người ấy chẳng thiếu gì:
Chỉ có Thiên Chúa,
là đã đủ”[30].
TÓM LƯỢC
228. “Nghe đây, hỡi
229. Đức tin vào Thiên Chúa quy hướng chúng
ta về một mình Ngài, như về nguồn gốc đầu tiên và về cùng đích tối hậu của
chúng ta, và không quý trọng sự gì hơn Ngài, hoặc không để một sự gì thay chỗ
Ngài.
230. Tuy đã tự mạc khải, Thiên Chúa vẫn còn
là mầu nhiệm khôn tả: “Nếu bạn hiểu được, thì Ngài không phải là Thiên Chúa”[32].
231. Thiên Chúa của đức tin chúng ta đã tự
mạc khải là Đấng Hiện Hữu; Ngài cho chúng ta biết Ngài là Đấng “giàu nhân nghĩa
và thành tín” (Xh 34,6). Bản thể của Ngài là chân lý và tình yêu.
[1]Catechismus Romanus, 1, 2, 6: ed. P.
Rodriguez (Città del Vaticano-Pamplona 1989) 23.
[2]Catechismus Romanus, 1, 2, 8: ed. P.
Rodriguez (Città del Vaticano-Pamplona 1989) 26.
[3]X. Pl 2,10-11.
[4]X. Mc 12,29-30.
[5]X. Mc 12,35-37.
[6]CĐ Latêranô IV, C. 1, De fide Catholica: DS 800.
[7]X. Tl 13,18.
[8]X. Xh 3,5-6.
[9]X. Xh 32.
[10]X. Xh 33,12-17.
[11]X. Xh 34,9.
[12]X. Is 44,6.
[13]X. Tv 85,11.
[14]X. Đnl 7,9.
[15]X. Kn 13,1-9.
[16]X. Tv 115,15.
[17]X. Kn 7,17-21.
[18]X. Ga 17,3.
[19]X. Đnl 4,37; 7,8; 10,15.
[20]X. Is 43,1-7.
[21]X. Hs 2.
[22]X. Hs 11,1.
[23]X. Is 49,14-15.
[24]X. Is 62,4-5.
[25]X. Ed 16; Hs 11.
[26]X. 1 Cr 2,7-16; Ep 3,9-12.
[27]Thánh Jeanne d’Arc,Dictum: Procès de condamnation, ed. P.
Tisset Y. Lanhers, v. 1 (
[28]X. Mt 5,29-30; 16,24; 19,23-24.
[29]Thánh Nicôla Flue,Bruder-Klausen-Gebet, apud R. Amschwand,
Bruder Klaus. Ergnzungsband zum Quellenwerk von R. Durrer (Sarnen 1987) 215.
[30]Thánh Têrêsa Giêsu, Poesia, 9: Biblioteca Mistica
Carmelitana, v. 6 (
[31]Tertullianô, Adversus Marcionem 1, 3, 5: CCL 1,
444 (PL 2, 274).
[32]Thánh Augustinô,Sermo, 52,
6, 16: ed. P. Verbraken: Revue Bénédictine 74 (1964) 27 (PL 38, 360).