Thánh Augustinô và Thánh Gioan Phaolô II Nói Về Sự Sa Ngã Và Tội Tồ Tông

 Sabrina Vũ - Ngày 6 tháng 10 năm 2019

Tôi tin vào Thiên Chúa, là cha toàn năng, đấng tạo thành trời đất. Đó là câu đầu tiên trong kinh tin kính của các thánh Tông đồ. Thế giới ngày nay vẫn còn xa cách sự hoàn hảo ban đầu của Vườn Địa đàng. Lời giải thích về sự tương phản rõ rệt này được tìm thấy trong các chương đầu của Sáng thế ký, mà cả hai cuốn sách Thành phố của Thiên Chúa của thánh Augustinô và Tóm tắt của Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II về Tội tổ tông đều có bàn đến.

Tuy nhiên, cả hai nhà văn tiếp cận chủ đề từ những góc độ độc đáo, làm rõ và nhấn mạnh các yếu tố khác nhau của câu chuyện. Bài viết này sẽ thảo luận về những điểm tương đồng và khác biệt trong cách tiếp cận của họ khi thảo luận về sự sa ngã, cũng như một số ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp này. 

Bối cảnh về sự sa ngã

Để bắt đầu, cả Thánh Augustinô và Thánh Gioan Phaolô II đều mở đầu các tác phẩm của mình bằng cách trình bày bối cảnh sự sa ngã - đó là con người được Thiên Chúa là Đấng thông biết mọi sự tạo ra, đầu tiên và trước hết trong sự tốt đẹp. Như Thánh Gioan Phaolô II đã nói, “cái tội mắc phải lúc bắt đầu lịch sử loài người được trình bày như sự đi ngược nền tảng của sự sáng tạo...là ân huệ tuyệt vời khi Thiên Chúa ban cho con người được hiện hữu” (I.2). Bối cảnh này khẳng định với người đọc về sự tốt lành trong công trình sáng tạo của Thiên Chúa, mặc dù Ngài, như Thánh Augustinô xác định, thấy trước tất cả mọi thứ, và do đó không phải là Ngài không biết con người sẽ sa ngã (11.1). Hơn nữa, cả hai tác phẩm đều nhấn mạnh rằng sự sa ngã, như Thánh Gioan Phaolô II tuyên bố, “...là do sự lựa chọn tự do của con người tội lỗi đầu tiên thực hiện bằng việc sừ dụng sai lầm [trí tuệ và ý chí] (I.2). Và như Augustinô đã nói, “...kết quả của những hành vi đó là sự dữ, không lấy Thiên Chúa, nhưng lấy chính ý chí của mình làm cùng đích (11.1).

Hy vọng cứu chuộc

Cả hai tác giả đều kết luận rằng việc mở đầu các tác phẩm của họ bằng cách chỉ ra niềm hy vọng Cứu độ như là kết quả của sự sa ngã. “Mặc khải cho chúng ta biết [người đàn ông đó đã thất bại] nhưng mặc khải lại đặt tin buồn này trong bối cảnh chân lý Cứu độ để chúng ta có thể tin tưởng cậy trông vào Đấng Tạo Hóa và là Chúa đầy lòng thương xót của chúng ta” (Gioan Phaolô II I.7). Và theo lời của thánh Augustinô, “...[ý chí] bị hư mất do chính lỗi của mình, chỉ có thể được phục hồi bởi Đấng đầu tiên có thể ban cho ý chí đó... Vì Ngài là Người Giải Phóng chúng ta, vì Ngài là Cứu Chúa của chúng ta” (11.1). Bằng cách này, thánh Augustinô và thánh Gioan Phaolô II làm rõ rằng mặc dù Thiên Chúa đã tạo ra thế giới trong sự tốt đẹp ban đầu, việc sa ngã xảy ra là do ý chí tự do của con người, không phải do bất kỳ sai lầm nào từ phía Thiên Chúa, và như vậy, hy vọng duy nhất của con người được cứu độ là nhờ Đấng Sáng Tạo. 

Cách tiếp cận khác nhau đối với văn bản

Mặc dù cả hai nhà văn đều có những điểm tương đồng trong cấu trúc tác phẩm của họ, nhưng họ khác nhau về cách tiếp cận văn bản theo nghĩa chữ. Thánh Augustinô phân tích câu chuyện về sự sa ngã theo nghĩa văn tự hơn, trong khi thánh Gioan Phaolô II, dù không phủ nhận tính chất thực tế của sự kiện, nhưng Ngài xem xét “tính chất của văn bản cổ xưa”, và đào sâu bản chất đằng sau những gì câu chuyện kể cho chúng ta về Đấng Tạo Hóa và các thụ tạo của Ngài (Gioan Phaolô II.1).

Chẳng hạn, thánh Augustinô giả định sự tồn tại của một cái cây và hai con người theo nghĩa đen, khi ngài nói, “Thiên Chúa đã tạo ra người phụ nữ bằng cách rút ra từ một người giống hệt... từ một con người thành một con người khác duy nhất”(11.2). Và lại nữa, “...người đàn ông không thể chịu cảnh bị chia cách người bạn đồng hành duy nhất của mình” (11.2) Trong khi thánh Gioan Phaolô II tiếp cận chủ đề theo nghĩa ít văn tự hơn. Như ngài nói, “Cái cây biểu thị cho giới hạn mà con người và bất kỳ sinh vật nào không thể vượt qua dù họ hoàn hảo thế nào đi chăng nữa. Thực tế, thụ tạo này luôn luôn chỉ là một thụ tạo chứ không phải là Thiên Chúa”. (II.5) Điều này ngụ ý rằng dù có tồn tại một cái cây thực sự hay không, thì phần quan trọng hơn đó là ý nghĩa của cái cây như một phép thử tự do của con người. Ngài tuyên bố, “Thực tại nằm dưới các hình thức mô tả, dù thực sự là quan trọng, nhưng lại có tính chất đạo đức và được in sâu trong chính gốc rễ của tinh thần con người. (II.2). 

Căn nguyên của tội lỗi

Một khía cạnh mà cả hai tác phẩm đều tương tự nhau, nhưng khác nhau về mức độ nhấn mạnh của nó, đó là cả hai tác giả đều khẳng định gốc rễ của mọi tội lỗi, kể cả tội lỗi nguyên thủy, xuất phát từ cõi lòng. Thánh Augustinô dành toàn bộ một chương (chương 13) để giải thích điều này, nhấn mạnh rằng “Ông bà đầu tiên của chúng ta rơi vào tình trạng bất tuân công khai vì họ đã hư hỏng một cách bí ẩn rồi; vì hành động xấu xa đó chưa bao giờ được thực hiện trước đó, mà cũng không có một ý chí xấu xa nào xảy ra trước đó” (13.1). Ngài nói rằng, “tính kiêu căng thực sự là khởi đầu của tội lỗi của Ađam và Evà và những hành động xấu xa của họ là kết quả của sự tự tán dương của họ”.

Thánh Gioan Phaolô II dường như đồng ý khi ngài nói, “Thánh Kinh thúc đẩy chúng ta tìm kiếm gốc rễ tội lỗi trong nội tâm của con người và trong lương tâm của mình, trong trái tim của con người” (III.7). Mặc dù ngài không đề cập rõ ràng đến tính kiêu căng, nhưng nhấn mạnh vai trò của nó trong sự sa ngã. Không giống như thánh Augustinô, thánh Gioan Phaolô II cũng kết nối những tác động của tội tổ tông với thế giới hiện tại, ngài cho rằng tội lỗi nguyên thủy này, theo một nghĩa nào đó “nguyên thủy” tức là “mô hình” ban đầu của mọi tội lỗi mà con người có khả năng phạm phải” (II.9). Ngài nói, “...tình hình tội lỗi này, ... rất đáng chú ý trong đời sống cá nhân và xã hội nhưng nó sẽ trở nên... dễ nhận biết hơn... nếu chúng ta hướng ánh mắt vào nội tâm của con người...” (III.5). Như thế, cả hai tác giả đều trình bày tình trạng của cõi lòng và ý chí như gốc rễ của tội tổ tông, nhưng khác nhau về cách các ngài thảo luận về ảnh hưởng của tình trạng này.

Các ngài tiếp cận sự sa ngã như thế nào

Những cách mà thánh Augustinô và thánh Gioan Phaolô II tiếp cận chủ đề sa ngã này có những ưu điểm và nhược điểm riêng dựa trên đối tượng mục tiêu. Kết xuất văn bản theo nghĩa văn tự của thánh Augustinô cung cấp một khuôn khổ vững chắc cho người đọc để giải thích câu chuyện về sự sa ngã và đưa ra nhiều bài học về tính tự kiêu và khiêm tốn, trong khi nhấn mạnh của thánh Gioan Phaolô II về ý nghĩa bao quát của câu chuyện sẽ rất phù hợp với thời hiện đại, với những người hoài nghi, đặc biệt là với những người quá quan tâm đến tính chính xác khoa học của trình thuật sáng tạo. Tuy nhiên, cách giải thích của thánh Augustinô có thể khiến người ta nghi ngờ về tính hợp lý lịch sử của sự kiện, trong khi văn bản của thánh Gioan Phaolô II có thể khiến độc giả vẫn tự hỏi nghĩa đen của câu chuyện chính xác là gì và những gì thực sự xảy ra nếu nó không được đọc theo nghĩa đen.

Phần kết luận 

Tóm lại, khi nghĩ về việc dạy người khác về sự sa ngã ngày hôm nay, tôi sẽ nghiêng nhiều hơn về cách tiếp cận của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II về việc xem xét ý nghĩa thiết yếu của văn bản. Tôi tin rằng phương pháp này sẽ phù hợp hơn với những độc giả thời hiện đại, đặc biệt là với những người hoài nghi, trong khi vẫn duy trì sự thật của câu chuyện. Tuy nhiên, tôi cũng đánh giá cao sự nhấn mạnh mạnh mẽ của Thánh Augustinô về ý muốn xấu xa sẽ xảy ra trước hành động xấu xa, vì vậy tôi chắc chắn sẽ đưa thông tin đó vào phần trình bày tài liệu của mình. Liên quan đến lý do tại sao sự sa ngã không được đề cập đến trong Tín Biểu của các thánh Tông đồ hoặc Tín Biểu của Công Đồng Nicea, có thể là vì sự sa ngã không phải là điểm gây tranh cãi trong khi những Tín Biểu này được viết và sửa đổi. Tuy nhiên, tôi tin rằng lý do nổi bật hơn cho sự vắng mặt của chủ đề sa ngã trong các tác phẩm này là những Tín Biểu chủ yếu là nói về những gì chúng ta tin về Thiên Chúa, không phải về những gì chúng ta tin về bản thân và tình trạng tội lỗi của chúng ta. Quyền năng cứu độ của Thiên Chúa lớn hơn tội lỗi nguyên thủy và ảnh hưởng của nó. Vì vậy, tuyên xưng rằng Chúa Kitô từ trời xuống thế “vì loài người chúng tôi và để cứu rỗi của chúng tôi” và rằng “Người chịu đóng đinh vào thập giá vì chúng tôi”, là đủ để thể hiện phần của chúng ta trong công trình của Chúa Kitô, cụ thể là Chúa Giêsu hoàn toàn cứu chuộc chúng ta khỏi sa ngã ( Tín Biểu Nicae). 

SABRINA VŨ

Sabrina lớn lên ở Chicago và tốt nghiệp trường Amherst năm 2013 với bằng cử nhân tiếng Anh. Cô tiếp tục dạy toán trung học và tiếng Anh và sau đó là trường trung học tiếng Tây Ban Nha ở Boston. Sabrina chuyển đổi từ đạo Tin lành sang Công giáo vào năm 2014 sau khi nhận ra sự sâu sắc của Bí tích Thánh Thể. Cô phục vụ với tư cách là nhà truyền giáo với Hiệp hội Sinh viên Đại học Công giáo (FOCUS) tại MIT trong hai năm, sau đó lấy bằng Thạc sĩ Thần học tại Học viện Augustinô, và hiện đang sống ở Okinawa, Nhật Bản với chồng là một nha sĩ Hải quân. Họ đang mong đợi đứa con đầu lòng của họ, một đứa con trai, vào tháng 3 năm 2019! Ngoài việc viết và đọc sách, Sabrina thích tất cả các loại hàng thủ công, bao gồm cả may và đan, trò chuyện với bạn bè thân thiết, và đi du lịch đến các quốc gia và thành phố mới.

 

https://www.catholicstand.com/

Phê-rô Phạm Văn Trung, chuyển ngữ.

 

 

 


Tủ Sách Giáo Lý