BÀI 15 : 

PHẦN CÁC CON, CÁC CON BẢO THẦY LÀ AI ?
Mt 16, 13 – 20

 

I- CẦU NGUYỆN ĐẦU GIỜ

Lạy Chúa Giêsu,  chúng con cùng nhau đến với Chúa để đón nhận tình thương Chúa trong giờ học giáo lý hôm nay. Xin Chúa ban đức tin cho chúng con, giúp chúng con nhận ra những lời Chúa muốn dạy và những điều Chúa muốn hỏi chúng con hôm nay.Xin Chúa Thánh Thần hãy mở lòng trí chúng con giúp chúng con hiểu về Chúa mỗi ngày một nhiều hơn để chúng con sống cho Chúa trọn vẹn hơn.

II- DẪN VÀO LỜI CHÚA

Một nhà lãnh đạo Trung Hoa theo Kitô giáo đến thăm Hoa Kỳ. Sau khi nghe ông nói chuyện tại một buổi hội họp, một sinh viên hỏi: “Tại sao nước ông đã có Khổng Tử mà còn muốn có Kitô giáo ?” Oâng đáp: “Có ba lý do. Thứ nhất, Khổng Tử là một vị tôn sư, còn Chúa Kitô là Đấng Cứu Thế, chúng tôi cần Đấng Cứu Thế hơn là cần vị tôn sư. Thứ hai, Khổng Tử đã chết, Đức Kitô vẫn đang sống, chúng tôi cần một Đấng Cứu Thế đang sống. Thứ ba, Khổng Tử cũng có ngày chịu phán xét, chúng tôi cần biết Đức Kitô là Đấng Cứu Thế trước khi là vị thẩm phán. Đó là những lý do và cũng là lời tuyên xưng niềm tin vào Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu Thế. Đức tin ấy đã được lưu truyền trong suốt lịch sử Giáo hội, khởi đầu từ các Tông đồ.

Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, chúng ta sẽ được nghe Thánh Phêrô, không chỉ đại diện cho Nhóm Mười hai mà còn đại diện cho tất cả các môn đệ và toàn thể Hội Thánh tuyên xưng niềm tin ấy.Mời các em cùng lắng nghe.                                                                                                                                                                                                                                          

III- CÔNG BỐ LỜI CHÚA :     Mt 16,13-20

                                                            Thinh lặng giây lát

IV- GIẢI THÍCH LỜI CHÚA

1.Dẫn giải đoạn Tin Mừng vừa công bố:

      Câu chuyện Thánh Phêrô tuyên xưng Đức Kitô là Con Thiên Chúa, được Thánh Matthêu đặt trong trình thuật về Giáo hội, bước đầu của Nước Trời. Đức Giêsu muốn dựa vào Phêrô để xây dựng Giáo hội Ngài. Tiếng Giáo hội đã được Cựu ước dùng để chỉ cuộc tập họp tôn giáo. Tiếng đó phát xuất từ một động từ có nghĩa là “ gọi”, “tập họp”, có ý nói rằng cuộc tập họp người ta lại ở đây là để đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa.

      Đức Giêsu trao quyền cai quản cho Phêrô, nhưng không phải chỉ có thế. Trở lại với  C.13 trước đây, chúng ta sẽ thấy rằng : đi theo, làm người môn đệ của Chúa là biết từ bỏ thân mình, vác thập giá mà tiến theo Ngài. Đây cũng là giai đoạn Chúa Giêsu chuẩn bị  loan báo cuộc thương khó lần thứ nhất.

2.Các em học sinh thảo luận

Đoạn Tin Mừng Mt 16,13-20 là một câu chuyện kể

a.     Đoạn văn nói tới những nhân vật nào?

Đức Giêsu, các môn đệ, Phêrô

-Nhân vật chính : Chúa Giêsu

b.     Câu tóm ý : Câu 16

c.      Tựa đề ngắn : Thánh Phêrô tuyên xưng Đức Giêsu là Con Thiên Chúa

3.Bài học giáo lý

Sau gần ba năm rao giảng, tại thành Xê-da-rê Phi-lip-phê nằm dười chân núi Khemon, Chúa Giêsu đã làm một cuộc thăm dò dư luận. Ngài muốn biết liệu đã có thể loan báo cho các môn đệ biết về cuộc thương khó sắp tới của Ngài chưa. Trong cuộc thăm dò này, Chúa Giêsu đã nhận được kết quả như thế nào ?

3.1                    Những người khác

Câu hỏi đầu tiên Chúa Giêsu đặt ra là đối với dân chúng : “Người ta nói Con Người là ai ?” ( “Con Người” để chỉ Chúa Giêsu.). Sau những lần nghe Chúa giảng dạy, chúng kiến những việc Ngài làm: chữa bệnh, trừø quỷ, hoá bánh ra nhiều vv… dân chúng nghĩ Chúa Giêsu là ai ?

Các môn đệ đã cho Chúa biết :

 - Kẻ thì nói là ông Gioan Tẩy giả

 - Kẻ thì bảo là ông Eâlia.

 - Có người lại cho là ông Giêrêmia hay một trong các vị ngôn sứ.

. Vì sao người ta laiï nghĩ Chúa Giêsu là ông Gioan Tẩy giả?

   Nói một cách chính xác hơn, người ta nghĩ Chúa Giêsu là ông Gioan Tẩy giả sống lại. Vì Vua Hêrôđê khi nghe những việc Chúa Giêsu đã làm, ông đã xác định đó là Gioan bị Vua chém đầu đã sống lại (Mt 14,1-2: Mc 6,14-16)

. Tại sao có người nghĩ Chúa Giêsu là ông Êlia?

   Trong niềm mong đợi Đấng Mêsia, dựa vào lời sách ngôn sứ Malakhi , người ta luôn mong đợi ngôn sứ Eâlia sẽ trở lại để dọn đường cho Chúa đến.( Ml 3, 23-24)

. Tại sao có người lại nghĩ Chúa Giêsu là ông Giêrêmia hay là một trong các ngôn sứ?

  Đối với dân Do Thái, một vị ngôn sứ xuất hiện là dấu chỉ niềm hy vọng: Thiên Chúa vẫn trung thành với giao ước. Ngài sắp đến viếng thăm cứu chuộc dân Ngài .

  Khi nghe Chúa Giêsu giảng dạy và nhìn thấy các phép lạ ngài làm, dân chúng sửng sốt, kinh ngạc. Và họ đã coi Ngài là một vị ngôn sứ.( x. Mt 21,46)

Tùy góc cạnh tiếp xúc, tùy trình độ hiểu biết, người ta có những cái nhìn khác nhau về Chúa Giêsu.

Qua 20 thế kỷ, mỗi người nghe biết Chúa Giêsu đều có một cái nhìn về Ngài. Loài người trên thế giới ngày nay cũng đang nhìn Đức Giêsu bằng đủ thứ cái nhìn chủ quan. Có những người thích uốn nắn Chúa Giêsu theo một quan niệm riêng. Họ chỉ tiếp nhận những gì hợp sở thích của ho. Điều đó có vẻ lý thú, nhưng chắc chắn không đem lại ơn cứu độ

Còn đối với chúng ta hôm nay,, nếu Đức Kitô hỏi chúng ta: “Bạn bè của con, những người con quen biết, sống bên cạnh con, bảo Thầy là ai ?” Ta sẽ trả lời Ngài thế nào ? Họ biết gì về Chúa Giêsu? Họ có được nghe ai nói về Đức Giêsu không ?

Tóm ý:   Cuộc sống đức tin của người Kitô hữu chúng ta hôm nay là lời giới thiệu cho những người khác, những người sống bên cạnh chúng ta biết Đức Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa Hằng sống hay không.

3.2    Các Tông đồ

Sau khi nghe các môn đệ kể về cảm nghĩ của dân chúng, những “người ngoài”. Chúa Giêsu đặt câu hỏi cho chính họ:

-      Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai ?

Thánh Phêrô đã thay mặt toàn thể anh em khác thưa;

-      Thầy là Đấng Kitô,Con Thiên Chúa hằng sống.

Như vậy, Đức Giêsu Kitô vừa là Thiên Chúa thật như Chúa Cha (Mt 9, 1-8 ; Ga 5,17-23 ), vừa là người thật như ta (Pl 2,7; Dt 4,15 ). Ngài có hai bản tính, vừa bản tính Thiên Chúa, vừa bản tính loài người, trong cùng một ngôi vị duy nhất là Ngôi Hai Thiên Chúa ( Ga 1,14;20,24-29)

Vào cuối thế kỷ 4 và 5, có một số Kitô hữu không tin nhận Chúa Giêsu là Thiên Chúa, cho nên năm 325, Hội thánh đã họp công đồng ở Nikêa, năm 431 họp công đồng ở Ephêxô, và năm 451 họp công đồng ở Khan-kê-đô-ni-a để xác quyết lại lòng tin của mình. Để nhấn mạnh rằng người con do Đức Maria sinh ra thật sự là Thiên Chúa, công đồng Ephêxô đã tuyên xưng Đức Maria là “Mẹ Thiên Chúa”.

Tóm ý:  Đức Giêsu Kitô vừa là Thiên Chúa thật như Chúa Cha, vừa là người thật như chúng ta. Ngài có hai bản tính: vừa bản tính Thiên Chúa, vừa bản tính loài người, trong cùng một ngôi vị duy nhất là Ngôi Hai Thiên Chúa.

3.3                        Giờ này, Ngài là ai ?

Phần các con, các con bảo Thầy là ai ?

Hôm nay, Chúa Giêsu cũng đang hỏi mỗi người chúng ta câu hỏi đó. Mỗi người chúng ta phải có câu trả lời riêng của chính mình.

Câu hỏi này ta không thể trả lời một lần thay cho tất cả. Bởi lẽ, phải trả lời bằng chính cuộc sống. Chúng ta đang để Chúa Giêsu chiếm chỗ đứng nào trong cuộc đời mình. Nếu Đức Kitô là Thầy, ta đã nghe lời Ngài thế nào? Nếu Đức Kitô là bạn, mỗi ngày ta đã gặp gỡ thân tình với Ngài được bao lâu? Nếu Đức Kitô là Chúa, ta đã để cho ngài làm chủ đời ta thế nào? Ta có thường xuyên quan tâm tìm kiếm và thực hiện ý Ngài không ?

“Phần con, con bảo Thầy là ai ?”

Mỗi ngày thức dậy, ta hãy thưa với Đức Giêsu câu trả lời mà Ngài đang chờ đợi.

Tóm ý:  Thường xuyên gặp gỡ Chúa Giêsu trong cầu nguyện, lãnh nhận các bí tích, chăm chỉ học giáo lý, sống bác ái với mọi người. Dần dần ,chúng ta sẽ có câu trả lời chính xác cho câu hỏi “Đối với bạn, Đức Giêsu là ai ? “

 

Tóm ý toàn bài: Câu hỏi : “Đức Giêsu Kitô, Ngài là ai ?” vẫn luôn chất vấn con người mọi thời, và câu trả lời vẫn tùy vào cách sống của mỗi người. Từng ngày, Chúa Giêsu cũng hỏi chúng ta: “phần các con, các con bảo thầy là ai?” Hãy trả lời Chúa bằng chính cuộc sống của chúng ta.

V- CẦU NGUYỆN GIỮA GIỜ

Lạy Chúa Giêsu,Chúa đã đặt câu hỏi cho những ai theo Chúa : “Phần các con, các con bảo thầy là ai?” Xin cho chúng con luôn biết trả lời : “Thưa Thầy, Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”, và xin Chúa giúp chúng con sống điều chúng con đã tuyên xưng bằng việc can đảm chọn Chúa nhiều lần trong ngày, qua những chọn lựa nhỏ bé, để Chúa chiếm lấy toàn bộ cuộc sống chúng con, và để chúng con thông hiệp vào toàn bộ cuộc sống của Chúa .Chúng con cầu xin, vì Chúa là Đấng hằng sống…

VI- SINH HOẠT GIÁO LÝ

VII- BÀI TẬP GIÁO LÝ

            Nếu bạn bè của em ( cùng lớp, cùng khu xóm vv…) hỏi em : “Đức Giêsu là ai?” Em sẽ trả lời thế nào ?

Hoặc câu hỏi trắc nghiệm sau :

1.     Để trả lời câu hỏi “Đức Giêsu là ai?” Em cần :

a.  Siêng năng cầu nguyện và để Chúa làm chủ đời mình.

                                 b.  Tham dự Thánh lễ ngày Chúa nhật

     c.   Đọc lại lời tuyên xưng của ông Phêrô

            ( câu a )

2.     Chúa Giêsu đã đặt câu hỏi  “Ngài là ai?” cho :

a.     Các môn đệ.

b.     Ông Phêrô.

c.      Mỗi người chúng ta.

d.     Cả ba câu đều đúng

( câu d )

VIII- ĐIỀU DỐC LÒNG

1- Đoạn văn giúp ta biết gì về Thiên Chúa và tình thương của Ngài ?

      Đức Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống.

    2- Gương tốt nên theo : noi gương Thánh Phêrô tuyên xưng Đức Giêsu :

     “ Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”.                                                                                                                                                                             

3- Qua đoạn văn này, hôm nay Thiên Chúa muốn dạy riêng tôi điều gì?

Hãy luôn tự hỏi mình : “ Đức Giêsu là ai đối với tôi?” Là bạn, là Thầy, là Đấng Cứu độ… và hãy sống tâm tình của những mối tương quan đó.

IX- CẦU NGUYỆN CUỐI GIỜ.

Lạy Chúa Giêsu, chúng con cảm tạ Chúa đã ban cho chúng con giờ học vừa qua. Qua lời tuyên xưng của Thánh Phêrô, Chúa đã mạc khải cho chúng con Chúa là Đấng Kitô, Đấng Cứu độ chúng con, là Thiên Chúa thật và là người thật. Xin Chúa giúp chúng con vừa biết tuyên xưng ngoài miệng ,vừa sống niềm tin vào Chúa từng ngày trong cuộc sống chúng con.Amen