Bài 17 :
CHÚA GIÊ-SU BỊ CHỐNG ĐỐI
Mc 8, 31-33
I. CẦU NGUYỆN ĐẦU GIỜ
Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa đã quy tụ chúng con lại đây trong
tình yêu thương quan phòng của Chúa. Xin Chúa soi sáng giúp chúng con học giờ
giáo lý này đạt kết quả tốt đẹp.
Hát: Cầu xin Chúa Thánh Thần…
II. DẪN VÀO LỜI CHÚA
Vào năm 1856, các nhà khảo cổ đã thực hiện một cuộc khám phá đầy thú
vị ở Balatin tại thành phố Rôma. Khi đào bới những lớp đất bao phủ một trại
lính Rôma cổ, trên bức vách một bức tường họ tìm thấy hình cây Thập giá đượcï một
người lính nào đó dùng đinh hay mũi dao khắc vụng về vào tường . Bên cạnh là
hình một chàng thanh niên chào kính cây Thánh giá. Trên cây Thánh giá có vẽ
hình một người, nhưng đầu người ấy lại là hình một con lừa. Dưới hai hình vẽ người
ta thấy có viết hàng chữ : “Alex Saminốt thờ lạy Chúa của hắn!”. Các nhà khảo cổ
cho rằng có thể bức vẽ đã được thực hiện vào những năm 123-126. Nếu sự chẩn đoán
về niên hiệu này là đúng, thì đây có lẽ là hình vẽ Thánh giá cổ nhất, nhưng lại
là hình vẽ Thánh giá bị nhạo báng, chê cười: “Nếu Thiên chúa đã chết trên Thập
giá, thì đây là hành động yếu hèn khờ dại như hành động của một con lừa, và cả
những người thờ lạy Thiên Chúa trên thập giá cũng thế.”
Vào năm 1870, các nhà khảo cổ lại tìm được câu trả lời mà họ nghĩ là
của chàng thanh niên mang niềm tin Ki-tô giáo tên là Alex Saminốt. Ở một trụ bằng
đá dựng hình “Thần Marc” tức là vị “Thần chiến tranh”, người ta khám phá thấy được
khắc vào đó dòng chữ : “Alex Saminốt vẫn vững tin!”
Hình ảnh Thiên Chúa
chết treo trên Thập giá là một hình ảnh khủng khiếp, yếu đuối, dại khờ đối với
những kẻ không tin.
Tự nhiên, con người ai cũng sợ và muốn tránh đau khổ. Ngay cả các môn
đệ, được sống bên cạnh Chúa, mỗi ngày các môn đệ khám phá thêm nhiều điều về Chúa.
Nhưng các ngài cũng không dễ dàng đón nhận Đức Giê-su Ki-tô là Đấng phải chịu
nhiều đau khổ như trong đoạn Tin Mừng chúng ta sẽ lắng nghe giờ đây.
( Mời các em đứng, chúng ta cùng lắng nghe)
III. CÔNG BỐ LỜI CHÚA : Mc
8, 31 – 33
Thinh lặng giây lát.
IV. GIẢI THÍCH LỜI CHÚA
1.
Dẫn giải đoạn Kinh Thánh vừa công bố
Sau khi Phê-rô tuyên xưng Đức Giê-su là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa
hằng sống. Đức Giê-su bắt đầu tỏ cho các môn đệ biết Ngài sẽ phải chịu đau khổ, bị khai trừ, bị giết chết
và ngày thứ ba sẽ sống lại. Lời Đức Giê-su loan báo cuộc khổ nạn cho thấy mối căng
thẳng giữa Ngài với giới lãnh đạo Do Thái.
Đấng Ki-tô mà lại bị
giết chết ? Như vậy những năm tháng bỏ mọi sự, rong ruổi theo Thầy Giê-su, những
mong ước được “ngồi bên hữu, bên tả trong Nước Thầy” hoá ra công cốc sao? Đó là
điều kinh khủng mà Phê-rô và các môn đệ khác không thể chấp nhận được. Vì vậy,
Phê-rô đã phản ứng mạnh. Nhưng Chúa lại càng phản ứng mạnh hơn.
Chúng ta cùng thảo luận để hiểu rõ hơn đoạn Tin Mừng này.
2.
Các em học sinh thảo luận
Đoạn tin Mừng Mc 8, 31-33 này là một câu chuyện kể.
a.
Đoạn văn nói tới những nhân vật nào?
- Đức Giê-su, các môn đệ, các kỳ mục, thượng
tế, kinh sư, Phê-rô.
-Nhân vật chính : Đức Giê-su
b. Câu tóm ý cả đoạn: câu 31
c.
Đặt tựa đề ngắn : Chúa Giê-su báo
trước cuộc thương khó của Người
3.
Bài học giáo lý
Trước đây, nhiều lần Đức Giê-su đã nói xa về cái chết của Ngài. (
Mt 9,15; Mc 2,20; Lc 5,35; Ga 3,14-15)
Lần này, sau lời tuyên xưng của thánh Phê-rô, Chúa Giê-su nói rõ ràng
rằng Ngài sẽ phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại
bỏ, bị giết chết và sau 3 ngày, sống lại. Sau đó, để chuẩn bị tinh thần cho các
môn đệ, Ngài còn nói thêm hai lần nữa về cái chết sắp tới của Ngài.
Nhưng vì sao Chúa Giê-su
lại bị giới lãnh đạo Do Thái chống đối và lên án ? Sau đây là những lý do :
3.1 Những lý do tôn giáo
Về mặt tôn giáo,
Chúa Giê-su bị tố cáo về những tội sau mà theo luật Mô-sê thì phải bị xử tử bằng
hình phạt ném đá (x. Ga 8,59; 10,31).
a.
Chống lại Lề luật
Chúa Giê-su có chống lại Lề luật không ?
Chẳng những Chúa Giê-su không chống mà
trái lại còn làm cho Lề luật được nên hoàn hảo. Trong Bài giảng trên núi, Đức
Giê-su tuyên bố: “Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Mô-sê hoặc lời các
ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ nhưng là để kiện toàn” (Mt 5,17). Ngài
kiện toàn Lề luật vì Ngài “ giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền, chứ không như
các kinh sư” ( Mt 7,29 ). Như Đấng có quyền ban bố Lề luật chứ không chỉ giải
thích. Ngài còn kiện toàn vì Luật của Ngài không chỉ là những điều khoản ghi khắc
trên “bia đá” mà là “bia lòng”.
Chính vì thế Ngài chống đối, phê phán và
tố giác những hình thức nệ luật và coi đó như sự phản bội ý muốn của Thiên Chúa.
(x.Mc 7,13). Nhưng cũng vì thế, mối quan hệ giữa Đức Giê-su và các thủ lãnh tôn
giáo trở nên căng thẳng.
b.
Xúc phạm Đền thờ
Tội trạng thứ hai là xúc phạm Đền thờ Giê-ru-sa-lem.
(x. Mt 26,61).
Đối với người Do Thái, Đền thờ Giê-ru-sa-lem
là niềm tự hào dân tộc.(x.Mc 13,1), là biểu tượng của Do Thái giáo. Đó là nơi
linh thánh, nơi Thiên Chúa ngự cách đặc biệt
giữa dân Ngài. Bởi vậy, họ rất tôn kính Đền thờ. Việc tôn kính này biểu
lộ bằng việc đóng thuế cho đền thờ (Mt 17,24), dâng cúng cho đền thờ (Mc
12,41-44), và hằng năm lên giê-ru-sa-lem hành hương vào những đại lễ, đặc biệt
là vào dịp lễ Vượt qua (Lc 2,41).
Thái độ của Chúa giê-su đối với Đền thờ
thế nào? Có như lời tố cáo không?
Cũng như các ngôn sứ, Đức Giê-su dành
cho Đền thánh Giê-ru-sa-lem sự tôn kính đặc biệt. Nơi đó, Ngài đã được cha mẹ
hiến dâng cho Thiên Chúa (x. Lc 2,22-31). Nơi đó, Ngài đã đến hằng năm, trong
suốt thời gian sống tại Na-da-rét (x.Lc 2,41). Cả cuộc sống rao giảng của Chúa
Giê-su cũng bắt nhịp với những lần hành hương về Đền Thánh.
Hơn thế nữa, Ngài coi Đền Thánh là Nhà của
Cha, nhà cầu nguyện. Vì thế, Ngài không thể chấp nhận sự lạm dụng Đền thờ, biến
Đền thờ thành nơi buôn bán, hang trộm cướp (x.Mt 21,13). Vì yêu Cha tha thiết,
Ngài xua đuổi con buôn khỏi Đền thờ (Ga 2,16).
Khi người Do Thái hỏi Chúa Giê-su lấy dấu
lạ nào cho thấy Ngài có quyền làm như thế. Chúa Giê-su đã trả lời: “Các ông cứ
phá hủy Đền thờ này đi: nội ba ngày tôi sẽ xây dựng lại”. Ý Chúa Giê-su muốn nói
về thân thể Ngài ( Ga, 18-19). Câu nói này đã bị một số người bóp méo và cho rằng
Chúa Giê-su xúc phạm đến Đền thờ.
c.
Phạm thượng
Nếu Lề Luật và Đền Thờ Giê-ru-sa-lem là
cơ hội để các nhà chức trách “chống báng Chúa Giê-su”, thì thực ra vai trò cứu
chuộc khỏi tội lỗi của Ngài, công trình tuyệt hảo của Thiên Chúa, mới chính là
hòn đá vấp ngã cho họ.
Trong khi rao giảng, Đức Giê-su loan báo
Thiên Chúa là Cha, một vị Thiên Chúa khác xa với hình ảnh Thiên Chúa mà nhiều
người đạo đức thời đó tin tưởng. Ngài loan báo Thiên Chúa bằng lời rao giảng và
bằng cả cách sống của Ngài. Thay vì xa cách người tội lỗi và những kẻ bị xã hội
bỏ rơi, Đức Giê-su lại tìm đến với họ để chia sẻ, nâng đỡ và an ủi nhưnhư Ngài
xác quyết : “Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội
lỗi sám hối ăn năn” (Lc 5,32).
Hơn thế nữa, Đức Giê-su còn tỏ mình là Đấng
Cứu độ, đặc biệt khi Ngài thực thi quyền tha tội ( Mc 2,5)- quyền chỉ dành riêng
cho một mình Thiên Chúa(Mc 2,7)
Đối với các thủ lãnh đương thời, hành động
đó của Đức Giê-su bị kết án là phạm thượng. Và sự đối kháng giữa Ngài với họ càng
lúc càng gia tăng (Ga 5,18)
-Tóm ý: Chúa Giê-su bị một số lãnh đạo
Do Thái chống đối và tìm cách giết chết, vì họ cho rằng Chúa Giê-su chống lại Luật
Mô-sê, coi thường Đền Thờ Giê-ru-sa-lem, và nhất là đã phạm thượng, dám tự coi
mình là Thiên Chúa.
3.2 Những lý do xã hội:
Lúc đầu, có lẽ cả dân chúng và giới lãnh đạo Do Thái đều đã mong chờ Đức
Ki-tô đem lại một cuộc giải phóng chính trị, đánh đuổi quân Rôma, giành lại độc
lập cho dân tộc. Trong các môn đệ Đức Giê-su cũng có những người đã theo Ngài với
cái ước mơ ấy như hai môn đệ trên đường Em-mau: “…Phần chúng tôi, trước đây vẫn
hy vọng rằng chính Ngài là Đấng sẽ cứu chuộc Ít-ra-en” (Lc 24,19.21).
Trong lần gặp mặt Chúa Giê-su lần cuối,
trước khi Chúa lên Trời, nhiều môn đệ vẫn chưa hết thắc mắc: “Thưa Thầy, có phải
bây giờ là lúc Thầy khôi phục vương quốc Ít-ra-en không?” (Cv 1,6)
Sau phép lạ hoá bánh ra nhiều, dân chúng
phấn khởi cực độ. Họ muốn tôn Ngài lên làm vua để thực hiện ý định đó. Nhưng Chúa
Giê-su lại từ chối. Điều ấy khiến các tư tế và biệt phái âu lo : “Chúng ta phải
làm gì đây? Người này làm nhiều dấu lạ. Nếu cứ để ông ấy tiếp tục, mọi người sẽ
tin vào ông ấy, rồi người Rô-ma sẽ đến phá hủy cả nơi Thánh của ta lẫn dân tộc
ta.”
Oâng Cai-pha là người đứng đầu vạch rõ :
“các ông không hiểu gì cả. Các ông cũng chẳng
nghĩ đến điều lợi cho các ông là: thà một người chết thay cho dân còn hơn
toàn dân bị tiêu diệt” (Ga 11,47-50)
Và rồi các nhà lãnh đạo đã đi đến chỗ
quyết định giết Chúa Giê-su.
-Tóm ý : Lời giảng và hành vi của chúa
Giê-su đụng chạm đến quyền lợi và uy tín của giới lãnh đạo Do Thái, nên họ quyết
định thủ tiêu Ngài.
3.3 Đức Giê-su tự nguyện chết vì ta.
Sau lời can ngăn của Phê-rô, Chúa Giê-su
quay lại mắng ông : “Xa-tan! Lui lại đằng sau Thầy ! Vì tư tưởng của con không
phải là tư tưởng của Thiên Chúa mà là của loài người”.
Câu này cho thấy rõ thái độ của Chúa Giê-su:
-Việc Đấng Ki-tô sẽ phải chịu đau khổ,
chịu chết rồi sẽ sống lại, là ý định của Chúa Cha.
-Ngài tự nguyện chấp nhận vâng theo ý muốn
của Chúa Cha. Việc Chúa nặng lời với Phê-rô gợi lại phản ứng quyết liệt của Ngài
đối với Xa-tan trong hoang địa, khi nó cám dỗ Ngài xa lìa chương trình của Chúa
Cha : “Xa-tan kia, xéo đi! Vì đã có lời chép rằng: ngươi phải bái lạy Đức Chúa
là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi” (Mt 4,10).
Nhiều lần Chúa Giê-su nói lên thái độ tự
nguyện chết vì chúng ta :
-Con Người đến không phải để được người
ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người
.(Mt 20,28;Mc 10,45)
-Tôi chính là Mục tử nhân lành. Mục tử
nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên (Ga 10,11).
-Mạng sống của tôi không ai lấy đi được,
nhưng chính tôi tự ý hy sinh mạng sống mình (Ga 10,18; 15,13)
-Lời cầu nguyện của Chúa Giê-su trong vườn
Ghết-sê-ma-ni càng cho thấy thái độ tự nguyện của Ngài hơn : “Lạy cha, nếu cha
muốn, xin cất chén này xa con. Tuy vậy, xin đừng làm theo ý con , mà làm theo ý
Cha” (Lc 22,42).
-Tóm ý
: Vì yêu mến Chúa Cha và yêu thương nhân loại. Chúa Giê-su đã tự nguyện vâng
theo ý muốn của Chúa Cha: chịu đau khổ, chịu chết và đã sống lại để cứu độ nhân
loại tội lỗi.
* TÓM Ý TOÀN BÀI : Đức Giê-su ki-tô,
Con Thiên Chúa làm người đến cứu độ nhân loại. Ngài không đến để hủy bỏnhưng là
để kiện toàn Lề luật, Ngài đã tôn kính Đền thờ, và sống hết tình cho Thiên Chúa
Cha. Nhưng các thủ lãnh tôn giáo đương thời không tin vào Chúa Giê-su, họ đã lên
án và tìm cách giết Ngài. Thật ra, tất cả những ai phạm tội, dù ở bất cứ thời đại nào, đều là những người đã gây nên cái
chết của Chúa Giê-su .(Lc 23,50-56)
V. CẦU NGUYỆN GIỮA GIỜ
Lạy Chúa Giê-su, Chúa đã nói : “Ai muốn
theo Ta, hãy bỏ mình vác thập giá mà theo Ta”. Là con người, chẳng ai muốn gặp
thập giá, chẳng ai muốn vác thập giá. Ngay cả thánh Phê-rô khi nghe Chúa nói, ông
cũng không chấp nhận. Nhưng Chúa đã tự
nguyện vác thập giá vì yêu mến Chúa Cha và vì Chúa muốn cứu độ nhân loại tội lỗi.
Xin Chúa giúp chúng con luôn ý thức rằng : chỉ khi chúng con chết đi cho bản thân
mỗi ngày, và chết đi cho những ước muốn ích kỷ, chúng con mới có thể sống dồi dào
hơn; bởi vì chỉ khi chúng con chết với Chúa, chúng con mới có thể sống lại thật
với Người. Chúng con cầu xin…
VI. SINH HOẠT
VII.
BÀI TẬP
Em hãy chọn câu đúng nhất :
1.
1. Khi nghe Chúa Giê-su loan báo về cái chết của Ngài:
a. Thánh Phê-rô đã tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa.
b. Các môn đệ đã hiểu và tiếp tục theo Chúa
c. Thánh Phê-rô đã không chấp nhận được và can
ngăn Chúa.
d. Câu a và b đúng
( câu c)
2.
2. Chúa Giê-su bị kết án tử hình vì :
a.Chúa chống lại Luật Mô-sê và loan báo sự sụp đổ của Đền thờ Giê-ru-sa-lem.
b. Ngài gọi Thiên Chúa là Cha và có ảnh hưởng nhiều trên dân chúng.
c. Ngài yêu mến Chúa Cha và yêu thương nhân loại tội lỗi.
d. Cả 3 câu đều đúng
( câu c )
VIII.
ĐIỀU DỐC LÒNG
1. Đoạn văn cho ta biết gì về Thiên Chúa và tình thương của Người?
Vì yêu thương nhân loại tội lỗi, Chúa Giê-su
đã tự nguyện chịu chết để cứu độ nhân loại.
2. Qua đoạn văn này, hôm nay Thiên Chúa muốn dạy riêng tôi điều
gì ?
Muốn làm môn đệ Chúa Giê-su, em phải trở
nên đồng hình đồng dạng với Ngài : phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà
theo Chúa.
Em cần phải từ bỏ những gì? Thập giá của
em là gì ?
IX. CẦU NGUYỆN CUỐI GIỜ
Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa đã hiện
diện và dạy dỗ chúng con trong giờ giáo
lý hôm nay. Xin ban cho chúng con sự khôn ngoan để nhận ra ý Chúa trong những thập giá của cuộc đời
chúng con, và xin cho con can đảm dám từ bỏ mình vui lòng kề vai gánh vác những
đau khổ trên con đường theo Chúa.Amen