PHẦN III :
ĐỨC GIÊ-SU CỨU CHUỘC TA
Con ngưới thời nào cũng phải đối đầu với đau khổ và sự chết. Tại
sao có những người chất phác hiền lành lại gặp cảnh đau khổ, oan trái? Tại sao
con người phải chết? Làm sao để vượt thắng những bế tắc do sự chết gây ra?
Đức Giê-su đã không trốn tránh đau khổ và sự chết. Ngài đã trải qua
nỗi đau đớn và cô đơn tột cùng đến độ đã phải thốt lên : “Lạy Cha, sao Cha bỏ
con ?”.
Chính khi chịu thương khó và chịu chết trên thập giá như thế, Con
Thiên Chúa làm người đã giọi ánh sáng vào những câu hỏi trên đây của chúng ta.
Nhờ đó, ta hiểu rằng :
1. Chính tội lỗi loài
người là đầu mối đưa đến đau khổ và sự chết.
2. Đau khổ và sự chết
trở nên có ý nghĩa và giá trị khi ta đón nhận với tình yêu thương.
3. Nếu được liên kết với
Thập giá của Đức Ki-tô, đau khổ và sự chết của mỗi người có thể làm phát sinh ơn
ích cho bản thân và cho người khác.
“Hạt lúa rơi xuống đất, nếu không mục nát đi, thì chỉ trơ trọi một mình. Nhưng
nếu mục nát đi mới trổ sinh nhiều bông hạt” ( Ga12,24 )
“Nếu ta cùng chết với Đức Ki-tô, ta sẽ cùng sống vơi Ngài. Nếu ta cùng đau khổ
với Ngài, ta sẽ thống trị với Ngài” ( 2Tm2,11-12 )
Mục đích của phần 3 :
Giúp các em hiểu và sống mầu nhiệm Tử nạn và Phục Sinh.
Ý nghĩa và giá trị của đau khổ và của những hy sinh vất vả dưới
ánh sáng tình yêu cứu chuộc.
Mở lòng mình ra quan tâm đến nỗii đau khổ của người khác.
Bài 19 :
ĐỨC GIÊ-SU CHẾT ĐỂ CHIẾN THẮNG
ĐAU KHỔ VÀ SỰ CHẾT
Mt 26, 36-46
I. CẦU NGUYỆN ĐẦU GIỜ
Lạy Chúa Giê-su, chúng con cảm tạ Chúa đã ban cho chúng con giờ học
giáo lý hôm nay. Xin Chúa ban thêm đức tin cho chúng con, giúp chúng con tin rằng
Chúa đang hiện diện sống động giữa chúng con để yêu thương giảng dạy và hướng dẫn
đời chúng con.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin giúp chúng con dành thời gian này cho Chúa
để lắng nghe và chiêm ngắm Chúa với tất cả sự chú tâm của chúng con.
Hát : hãy chiếu sáng tâm hồn con…
II. DẪN VÀO LỜI CHÚA :
Trong kho tàng các dụ ngôn thời trung cổ có ghi lại một câu chuyện
sau đây:
“Một lần kia, Thiên Chúa tỏ lòng thương xót một người luôn phàn nàn
về cây thập giá quá nặng nề mà ông phải gánh vác. Vì thế, Ngài dẫn ông ta vào một
gian phòng rộng, nơi dựng thập giá của cả nhân loại và nói ông: con hãy tự chọn
lấy một thập giá nào mà con thấy hợp nhất cho con. Xoa tay sung sướng, ông ta đi
rảo qua các thập giá để tìm: Ở đây ông thấy một thập giá rất mỏng nhưng lại rất
dài và rất to; chỗ khác lại gặp thấy một câythập giá bé nhỏ nhưng lại nặng như
chì. Chọn lựa hồi lâu, ông chọn được một cây thập giá ông ưa thích, nhưng lúc đặt
thử lên vai ông mới khám phá ra nơi đặt lên vai lại có một cái ngạnh như chiếc
gai đâm vào vai. Bước đi gần đến cuối gian phòng, ông bắt gặp một cây thập giá
suýt chút nữa ông đi qua mà không nhìn thấy. Cây thập giá này không nặng cũng
không nhẹ mà vừa tầm với chiều cao của ông. Oâng xin Chúa chọn cây thập giá đó để
vác trong tương lai, nhưng khi nhìn kỹ lại ông mới khám phá ra đó chính là cây
thập giá mà ông vẫn vác từ xưa đến nay.”
Con người chúng ta thường hay phàn nàn và ngại vác thập giá. Còn Chúa
Giê-su, Ngài có chùn bước trước đau khổ không ?
Chúa Giê-su cũng xao xuyến trước cuộc khổ nạn, nhưng vì yêu Chúa
Cha và yêu thương nhân loại tội lỗi, nên Ngài đã hoàn toàn xin vâng ý Chúa Cha
như trong đoạn Tin Mừng của thánh Mat-thêu chúng ta sẽ công bố giờ đây.
Mời các em đứng, chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa:
III. CÔNG BỐ LỜI CHÚA : Mt 26, 36-46
Thinh lặng giây lát
IV. GIẢI THÍCH LỜI CHÚA
1.Dẫn giải đoạn Kinh Thánh vừa công bố.
Mat-thêu muốn cho chúng ta nhận ra Đức Giê-su là người nắm vữngtất
cả tình hình. Ngài biết cái gì sẽ đến cho mình và Ngài bình tĩnh tiến lên để tỏ
rằng Ngài hoàn thành sứ điệp cho tới cùng (Mt 26,12.18)
Sau khi ăn lễ Vượt
qua với các môn đệ. Chúa Giê-su vào cầu nguyện ở vườn Cây Dầu ( tại chân núi Ô-liu
có một thửa vườn, gọi là vườn Ghết-sê-ma-ni. Ghết-sê-ma-ni, tiếng Hip-ri có nghĩa
là nơi ép dầu, máy ép dầu ( dầu ô-liu). Đây là nơi Chúa Giê-su và các môn đệ
hay đến nghỉ đêm.)
Các môn đệ biết mình
đang sống trong những biến cố trọng đại nhưng không ý thức rõ sắp xảy ra điều
gì, và họ đã lăn ra ngủ hết vì mắt họ nặng trĩu. Đức Giê-su bảo họ: “Hãy cầu
nguyện để khỏi sa cơn thử thách”. Còn chính Ngài thì không thể tránh được cơn
thử thách ấy: “Ngài bắt đầu cảm thấy xao xuyến. Ngài bảo họ: Tâm hồn Thầy buồn
sầu đến chết được” (Mc 14,34; Mt 26,39). Rồi Ngài để các bạn ở lại đó và rút vào
sâu hơn một quãngđể cầu nguyện một mình tha thiết và sầu não : “Cha ơi, nếu được,
xin cho chén này rời khỏi con. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha”
(c.39)
Mời các em cùng thảo
luận để thấy rõ hơn những tâm tình của Chúa Giê-su:
2. Các em học sinh thảo luận
Đoạn Tin Mừng này là một câu chuyện kể.
a.Đoạn văn nói tới những nhân vật
nào?
- Đức Giê-su, các môn đệ, Phê-rô, Gio-an, Gia-cô-bê, Chúa
Cha, những kẻ tội lỗi, kẻ nộp Thầy.
- Nhân vật chính : Chúa Giê-su
b.Câu tóm ý cả đoạn : câu 39
c.Đặt tựa đề ngắn : Đức Giê-su cầu nguyện tại vườn Ghết-sê-ma- ni.
3.Bài học giáo lý:
Lần thứ ba, Đức Giê-su trở lại. Thấy các môn đệ vẫn còn đang ngủ,
Ngài bảo các ông:
-Lúc này mà còn ngủ sao ? Thôi, đủ rồi. Giờ đã điểm. Này Con Người
bị nộp vào tay phường tội lỗi. Đứng dậy, ta đi nào! Kìa kẻ nộp Thầy đã tới!
Ngài chưa nói dứt lời thì Giu-đa, một người trong Nhóm Mười Hai, xuất
hiện, dẫn theo một đám đông trang bị gươm giáo gậy gộc. Họ được các thượng tế,
kinh sư và kỳ mục sai đến. Trước đó, Giu-đa đã căn dặn họ:
-Hễ tôi hôn ai thì chính là người đó. Các anh hãy bắt lấy và điệu đi
cho cẩn thận.
Giu-đa tiến lại gần Chúa Giê-su và nói:
-Thưa Thầy !
Rồi hắn hôn Ngài. Đám thủ hạ liền ra tay bắt Ngài. Nhưng bỗng Phê-rô
tuốt gươm ra, chém đứt tai phải tên đầy tớ của thượng tế. Chúa Giê-su liền lên
tiếng:
-Thôi, ngừng lại!
Và Ngài sờ vào tai tên đầy tớ, chữa cho hắn. Quay sang đám đông vây
quanh, Chúa Giê-su nói:
-Ta là một tên cướp sao mà các ông đem gươm giáo, gậy gộc đến bắt ?
Ngày ngày, ta vẫn ở giữa các ông, vẫn giảng dạy ở Đền Thờ, mà các ông không bắt.
Nhưng thế này là để lời Sách Thánh được ứng nghiệm!
Bấy giờ các môn đệ bỏ Chúa Giê-su mà chạy trốn hết.
3.1 Một vụ án
-Chúa Giê-su trước toà thượng tế cai-pha và khan-na:
(Ga 18,13-24; Mt 26,57-66; Mc 14, 53-65;Lc 22,54-55)
Bắt được Chúa Giê-su, họ liền điệu Ngài đến
dinh thượng tế Cai-pha
Tại sao họ điệu Chúa Giê-su đến dinh
Cai-pha ? Bởi vì những người đi bắt Chúa Giê-su là thủ hạ của dinh thượng tế. Họ
được các thượng tế và kỳ mục ( Thượng Hội đồng) sai đến bắt Chúa Giê-su. (mt
26,47).
Hội đồng lãnh đạo Do Thái họp lại để tìm
chứng cớ buộc tội. Người ta tố cáo Chúa Giê-su nhiều tội nhưng không tìm được
nhân chứng. Cuối cùng vị thượng tế đã nghĩ ra một cách. Oâng nói với Ngài:
-Nhân danh Thiên Chúa hằng sống, tôi
truyền cho ông phải nói cho chúng tôi biết: Oâng có phải là Đấng Ki-tô Con Thiên
Chúa không ?
Đức Giê-su không phủ nhận (x.Mt
26,63-66).
Câu hỏi của vị thượng tế đã gài Đức Giê-su
vào thế vừa bị buộc tội về tôn giáo, vừa bị buộc tội về chính trị :
-Tội phạm thượng vì dám nhận mình là Con
Thiên Chúa.
-Tội dấy loạn vì dám xưng mình là Ki-tô,
một tước hiệu đồng nghĩa với “Vua Do Thái”.
Sau khi nhất trí lên án tử cho Đức Giê-su,
họ cho trói Ngài lại và giải đi nộp cho tổng trấn Phi-la-tô.
- Chúa Giê-su trước toà tổng trấn Phi-la-tô:
( Mt 27,11-31; Mc 15,1-20; Lc 22,66-23,11; Gắ,28-19,3)
Đến dinh tổng trấn Phi-la-tô, họ tố cáo Ngài đã tự xưng mình là Vua
Do Thái, xúi dục dân nổi loạn. Phi-la-tô thấy rõ chỗ vô lý của lời buộc tội. Nếu
thực sự Đức Giê-su âm mưu khởi nghĩa thì đời nào người Do Thái lại tố cáo Ngài.
Oâng tìm cách tha Ngài bằng cách chuyển Ngài qua vua Hê-rô-đê và bằng cách hỏi
dân chúng muốn phóng thích Chúa Giê-su hay Ba-ra-ba, một tên bạo động và giết
người nguy hiểm, theo như thông lệ vẫn làm trong dịp lễ lớn. Thế nhưng người Do
Thái cương quyết đòi giết Chúa Giê-su. Thế là Phi-la-tô buộc phải chấp thuận
cho người Do Thái dẫn Chúa Giê-su đi đóng đinh.
-Tóm ý : Vào đêm Lễ Vượt qua, Chúa Giê-su
bị bắt và đưa đến dinh Cai-pha. Thượng Hội đồng Do Thái đã nhất trí lên án tử
cho Chúa Giê-su, và họ giải nộp Ngài cho tổng trấn Phi-la-tô với những lời cáo
gian. Trước áp lực của dân chúng Do Thái, Phi-la-tô đã chấp thuận cho họ dẫn Chúa
Giê-su đi đóng đinh.
3.2 Yêu đến chết
(Mt 27,32-50; Mc 15,21-41; Lc 23, 26-49; Ga 19,17-30)
Trong khi người Do Thái xử tử bằng cách ném đá thì người Rô-ma dùng
hình phạt đóng đinh treo lên thập giá. Đây là khổ hình dành riêng để xử các nô
lệ và những người phản loạn.
Phạm nhân phải tự mình vác cây gỗ đến pháp trường. Đến nơi, người
ta lấy đinh đóng hai cổ tay phạm nhân vào thanh gỗ ngang rồi kéo lên cột một cây
trụ chôn sẵn. Bị treo như thế, chẳng mấy chốc các cơ bắp toàn thân đều bị co cứng
rất đau đớn và mất máu dần dần, phạm nhân khát nước và bị ngộp thở.
Chúa Giê-su bị treo
lên vào giữa giờ thứ ba và giờ thứ sáu (tức là 9 giờ sáng đến trưa) và tắt thở
vào giờ thứ chín ( tức 3 giờ chiều)
Chúa Giê-su chịu đóng đinh và chết trên thập giá tại Núi Sọ, dưới
thời tổng trấn Phi-la-tô. Xác Ngài được mai táng trong mồ còn linh hồn Ngài về
với tổ tiên, quen gọi là xuống ngục Tổ tông.
Lời tuyên xưng Chúa Giê-su xuống ngục tổ tông nhằm nói lên hai điều
:
-
Chúa Giê-su đã chết
thực sự
-
Chúa Giê-su đem ơn cứu
độ cho những người công chính đã chết trước Ngài.
-Tóm ý :
Không có tình
yêu nào lớn hơn tình yêu của người hy sinh tính mạng mình cho người mình yêu (
Ga 15,13). Chúa Giê-su đã đi đến tận cùng của tình yêu: Ngài đã chết trên thập
giá vì yêu thương nhân loại.
3.3 Sự khôn ngoan của Thập giá
Thập giá, đối với người Do Thái là một sự ô nhục, đối với người Hy
lạp là một sự điên rồ. Thế nhưng, với Thiên Chúa, đó lại là sự khôn ngoan (1Cr
23,25).
Thập giá gồm một thanh gỗ dọc và một thanh gỗ ngang, được dựng lên
như dấu hiệu nối kết mọi người với nhau. Trên dấu hiệu ấy, Con Thiên Chúa đã hiến
mạng sống và đổ máu mình làm của lễ để thiết lập giao ước mới và là giao ước vĩnh
cửu giữa Thiên Chúa và toàn thể nhân loại.
Ngược với thái độ của A-đam, Chúa giê-su đã hạ mình vâng phục đến
chết trên Thập giá. Nhờ đó Ngài đã sửa lại được mọi lỗi lầm của loài người và
giao hoà ta với Thiên Chúa. Vì là Con Thiên Chúa làm người nên sự chết của Ngài
có sức đem lại ơn cứu chuộc cho mọi người.
Người ta đã giải Đức Giê-su đến nơi hành quyết cùng với hai “tên cướp”,
để đóng đinh cả ba vào thập giá. Có lẽ chưa bao giờ người ta đã nghĩ ra một thứ
cực hình nhục nhã và đau đớn hơn khổ hình thập giá.
Khi chịu đau khổ đến chết vì ta, Chúa Giê-su mời gọi ta vác thập giá
theo Ngài, tức là đón nhận mọi đau thương với lòng yêu mến để được kết hiệp với
Ngài mật thiết hơn.
Đối với người Ki-tô hữu, Thập giá là dấu hiệu của Tình yêu Chúa dành
cho ta và cũng là dấu hiệu của Đức tin.
Hằng năm,chúng ta kính nhớ cuộc thương khó chúa vào ngày Thứ Sáu Tuần
Thánh. Ngày đó, chúng ta cảm ơn Chúa đã chết để cứu chuộc chúng ta và chúng ta
tôn kính Thánh giá Chúa.
-Tóm ý : Chúa Giê-su đã bị lăng nhục và giết chết trên Thập giá. Cho nên đối
với người Ki-tô hữu, Thập giá trở thành dấu hiệu của Tình yêu Chúa dành cho ta
và cũng là dấu hiệu của Đức tin.
*TÓM Ý TOÀN BÀI :
Vì yêu thương
chúng ta, “ Thiên Chúa đã sai Con của Ngài đến hy sinh làm của lễ đền tội cho
chúng ta” (2 Cr 5,19)
Nhờ yêu thương,
vâng phục Chúa Cha “đến nỗi chết trên Thập giá” (Pl2,8), Chúa Giê-su hoàn tất sứ
mạng đền tội của Người Tôi Tớ đau khổ, “làm cho muôn người nên công chính bằng
cách gánh lấy tội lỗi của họ” ( Is 53,11; x.Rm 5,19)
V. CẦU NGUYỆN GIỮA GIỜ
Lạy Chúa Giê-su, vì yêu thương chúng con, Chúa đã chấp nhận chết trên
Thập giá. Xin Chúa giúp con nhận ra trong cuộc khổ nạn và cứu chuộc của Chúa một
gương sáng để biết cách chịu đựng, biết cách chết đi trong cơn hấp hối và những
đau khổ của đời sống hằng ngày để chúng con có thể sống đầy đủ và sáng tạo hơn.
Chúa chấp nhận những phũ phàng của cuộc sống con người một cách kiên
nhẫn và khiêm nhường cũng như chấp nhận tất cả những cực hình trong cuộc khổ nạn
của Chúa. Xin giúp chúng con chấp nhận những đau đớn và những va chạm xảy ra mỗi
ngày như những cơ hội để lớn lên và trở nên giống Chúa hơn. Chúng con cầu xin, vì Chúa…
VI. SINH HOẠT GIÁO LÝ Hát
: Vinh quang của ta là Thánh giá Đức Ki-tô
VII.
BÀI TẬP
Em hãy kể ra 14 chặng đường Thương khó của Chúa Giê-su. Trong 14 chặng
đó, chặng nào đánh động em, giúp em cảm nghiệm được tình thương của Chúa Giê-su
dành cho em và thôi thúc em yêu mến Ngài hơn.
Hoặc câu hỏi trắc nghiệm sau :
Em hãy chọn câu đúng nhất :
1.
Hy tế của Đức Giê-su là do:
a.Hồng ân của chính Chúa Cha ban tặng cho nhân loại.
b.Lòng yêu mến Chúa Cha và yêu thương nhân loại của Chúa Giê-su.
c.Thượng Hội đồng Do Thái đã kết án tử cho Chúa Giê-su.
d. Cả 3 câu đều đúng.
e.Câu a và b đúng
(
câu e )
2.
Phi-la-tô chấp nhận cho người Do Thái đóng đinh Chúa Giê-su
vì :
a.Oâng có quyền.
b.Oâng sợ dân chúng nổi loạn và sợ mất ngôi vị.
c.Oâng lầm lẫn không biết rõ sự thật.
d.Cả 3 câu đều đúng. ( câu b )
3.
Đối với người Ki-tô hữu, Thập giá là:
a.Dấu hiệu của Tình yêu Chúa dành cho
ta.
b.Dấu hiệu của Đức tin
c.Lời mời gọi ta kết hiệp với Chúa Giê-su
cách mật thiết hơn.
d.Cả 3 câu đều đúng ( câu d)
VIII.
ĐIỀU DỐC LÒNG
1.Đoạn văn giúp ta biết
gì về Thiên Chúa và tình thương của Người ?
Chúa Giê-su đã yêu thương chúng ta đến độ
hy sinh mạng sống để cứu chúng ta khỏi ách nô lệ tội lỗi và sự chết.
2. Qua đoạn văn này,
hôm nay Thiên Chúa muốn dạy riêng tôi điều gì ?
Tôi đang làm nô lệ cho thói hư tật xấu nào
?
Hãy
cùng với Chúa Giê-su chiến đấu để có thể vươn lên, sống hiên ngang làm con người
tự do của Thiên Chúa.
- Chúa Giê-su đã chết vì tôi, vì yêu tôi.
Noi gương Chúa, tôi quyết tâm sống yêu thương
phục vụ mọi người.
IX. CẦU NGUYỆN CUỐI GIỜ
Lạy Chúa Giê-su, chúng con dâng lên Chúa tâm tình tri ân về những ơn
Chúa đã ban cho chúng con trong giờ giáo lý này. Xin Chúa giúp chúng con nhìn
thấy và sẵn sàng chấp nhận thập giá, bất kỳ thập giá nào, miễn sao đó là ý Chúa
muốn gửi đến cho con. Xin Chúa thương nâng đỡ chúng con trên bước đường đời này
đầy gian nan thử thách. Amen.