Bài 23 :
NHỮNG NGƯỜI BẠN CỦA CHÚA GIÊ-SU
Ga 15, 10 – 17
I. CẦU NGUYỆN ĐẦU GIỜ
Lạy Thiên Chúa là Cha của chúng con, Cha
đã yêu thương ban cho chúng con người Con Một yêu dấu của Cha. Xin cho chúng
con biết trân trọng Aân sủng Cha đã ban là chính Đức Giê-su Ki-tô.
Trong giờ học giáo lý hôm nay, chúng con
nài xin Cha ban Chúa Thánh Thần để Ngài giúp chúng con lắng nghe và nhận ra những
tâm tình của Chúa Giê-su Con Cha nhắn gửi, và xin giúp chúng con thi hành những
điều Chúa Giê-su muốn nơi chúng con.
II. DẪN VÀO LỜI CHÚA
Hồi đó thánh nữ Tê-rê-sa
A-vi-la đang ở đan viện Tô-lê-đô. Ngày kia, đang khi đi trong đan viện, bỗng thánh
nữ thấy một em bé khôi ngô. Thánh nữ ngạc nhiên dừng bước hỏi:
-Này em, em tên gì ?
Cậu bé không trả lời
ngay, nhưng hỏi ngược lại:
-Thưa bà, vậy bà tên
chi ?
Thánh nữ đáp :
-Tôi tên là Tê-rê-sa
của Chúa Giê-su.
Cậu bé mỉm cười rất
dễ thương nói :
-Còn tôi, tôi tên là…Giê-su của Tê-rê-sa!
Nói xong, cậu bé “Giê-su
của Tê-rê-sa” biến mất.
Nhân câu chuyện này, Đức Thánh Cha Gio-an XXIII ghi lại trong quyển
nhật ký của Ngài mấy dòng tư tưởng sau đây:
“Tôi phải sống như thế nào để Chúa Giê-su cũng nói với tôi, như thuở xưa Ngài nói
với thánh Tê-rê-sa thành A-vi-la : “Tôi là Giê-su của Tê-rê-sa”. Vậy tiên vàn,
tôi phải là An-gê-lô của Chúa Giê-su trước đã…”
Và hôm nay, mỗi người chúng ta muốn trở thành những người bạn của
Chúa Giê-su thì chúng ta phải sống thế nào đây ? Chúng ta hãy lắng nghe chính
Chúa Giê-su chỉ cách cho chúng ta.
Mời các em đứng, chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa
III. CÔNG BỐ LỜI CHÚA : Ga 15,10 – 17
Thinh lặng giây lát
IV. GIẢI THÍCH LỜI CHÚA
1.
Dẫn giải đoạn Kinh Thánh vừa công bố
-Đoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe của ai
? Thánh Gio-an.
-Thời gian viết ? Khoảng năm 80-90.
Khi bắt đầu rao giảng, Chúa Giê-su đã kêu
gọi nhiều môn đệ và lập Nhóm Mười Hai.
“Đi theo” hay “trở nên
môn đệ” không phải là ngày ngày cắp sách đến học rồi về như chúng ta ngày nay,
mà là ở luôn với Thầy. Các môn đệ đã ở với Chúa Giê-su : “Ngài lập Nhóm Mười
Hai, để các ông ở với Ngài và để Ngài sai các ông đi rao giảng” (Mc 3,14)
Trong ba năm ở với
Chúa, các Tông đồ được Chúa dạy dỗ mọi điều, giữa Ngài và họ có một sự gắn bó đăc
biệt. Do đó, trong bữa Tiệc ly, trước khi từ giã họ, Chúa đã biểu lộ tình thương
dành cho họ : Ngài đã quỳ xuống rửa chân cho từng người trong họ. Và Ngài đã để
lại cho họ một di chúc : Ngài mời gọi họ hãy ở lại trong tình thương của Ngài.
Và muốn ở lại trong tình thương của Ngài thì phải giữ lệnh truyền yêu thương-Yêu
thương nhau như Chúa đã yêu, yêu đến mức cao nhất : hiến mạng sống mình cho
nhau.
Chúng ta cùng thảo luận di chúc yêu thương
của Chúa Giê-su.
2.
Các em học sinh thảo luận
Đoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe là một bài
giảng.
a.Đoạn văn có những từ ngữ hoặc cụm
từ nào quan trọng?
-Giữ các điều răn, ở lại trong
tình thương, hãy yêu thương nhau, Thầy gọi các con là bạn hữu.
- Từ ngữ chính : hãy yêu thương nhau
b.Câu tóm ý cả đoạn : câu 12
c.Đặt tựa đề ngắn : Lệnh truyền yêu thương.
3.
Bài học giáo lý
Khi nghe Ma-ri-a
Mac-đa-la báo tin xác Chúa không còn trong mộ, hai ông Phê-rô và Gio-an đã chạy
nhanh ra mộ (Ga 20,1-4) .Ma-ri-a khóc tìm Chúa bên mộ (Ga20,11). Các môn đệ buồn
bã khi Chúa chết… Những điều đó cho thấy rằng các Tông dồ và các môn đệ của Chúa
Giê-su rất thương mến Chúa. Họ thật là những người bạn của Chúa như lời Chúa nói:
“Các con là bạn hữu của Thầy, nếu các con thực thi những điều Thấy truyền dạy”
(Ga 15,10-17)
Trong bài học hôm
nay, chúng ta sẽ chiêm ngắm một số người bạn của Chúa để xem họ đã theo Chúa thế
nào, yêu Chúa ra sao…để đến lượt chúng ta, chúng ta cũng trở nên những người bạn
của Chúa.
3.1
Trên từng cây số
Trong bữa Tiệc ly,
khi nói với các Tông đồ rằng : Ngài coi họ là bạn, Chúa Giê-su đã đưa mắt nhìn
từng người. Mỗi người đã đến với Ngài trong một hoàn cảnh riêng, với một ước mơ
riêng. Đây là An-rê, người đã từng là môn đệ của Gio-an Tẩy giả (Ga 1,40).
Chính anh đã dẫn Phê-rô đến với Ngài (Ga 1,41-42). Kia là Mat-thêu, còn có tên
là Lê-vi, mà Ngài gọi trong lúc anh đang thu thuế tại Ca-phac-na-um (Mt 9,9 ;
Mc 2,14). Nọ là Gia-cô-bê và Gio-an đang ngồi bên cạnh Ngài. Cả hai luôn ước mơ
được ngồi một người bên tả, một người bên hữu Ngài (Mc 10,37)…Họ đã theo Ngài
trên khắp nẻo đường đất nước. Họ đã ở bên Ngài trong những ngày vui với hàng ngàn
người kéo đến nghe giảng và được ăn bánh no nê. Rồi những ngày buồn, khi nghe
Ngài tuyên bố : “Phải ăn thịt và uống máu Ngài mới được sống”; ngay cả đến một
số đã từng là môn đệ cũng bỏ đi, thì những khuôn mặt này vẫn ở lại với Ngài. Chúa
biết rằng khi Ngài chịu khổ nạn, tình bạn của họ sẽ bị lung lay, nhưng Ngài cũng
thấy trước rằng khi Ngài từ cõi chết phục sinh, họ sẽ quay về sum họp.
Cái nhìn của Chúa dừng
lại lâu hơn trên Phê-rô, lịch sử tình bạn của ông đối với Chúa đã đi từ những tâm
tình thật sôi nổi : “Lạy Thầy, bỏ Thầy, chúng con biết theo ai?”(Ga 6,68); “Dù
phải chịu ngục tù và tử hình với Thầy, con cũng sẵn sàng” (Lc 22,33); đến chỗ yếu
đuối chối Thầy, rồi khóc lóc thảm thiết vì sự chối bỏ ấy. Dù nhiều khi Phê-rô có
vẻ bốc đồng hoặc nhát gan, nhưng ông là con người rất tình cảm và chân thành,
Chúa Giê-su đã không ngần ngại chọn Phê-rô làm người đứng đầu, không chỉ Nhóm Mười
Hai, mà còn toàn thể Hội Thánh của Ngài.(Mt 16,18-19)
Cái nhìn của Chúa Giê-su
cũng đọng lại trên Gio-an, người môn đệ yêu dấu, người Ngài có thể chia sẻ những
bí mật (Ga 13,21-26). Đó là người Ngài sẽ trao phó người Mẹ yêu dấu cho trong
giờ phút hấp hối trên thập giá (Ga 19, 26-27). Đó cũng là người có một cái nhìn
nhậy bén, có thể nhìn ra được Ngài trước mọi anh em khác (Ga 20,8; 21,7).
Trong bữa Tiệc ly,
Chúa Giê-su đã âu yếm nhìn từng khuôn mặt những người bạn thân thiết nhất của
Ngài, họ đã từng gắn bó với Ngài trên từng cây số khắp mọi nẻo đường xứ Pa-lét-tin,
và Ngài đã từng tâm sự với họ những lời tha thiết nhất : “Anh em là ban hữu của
Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dạy. Thầy không gọi anh em là
tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu,
vì tất cả nhũng gì Thầy nghe được nơi Cha của Thầy, Thầy đã cho anh em biết”
(Ga 15,14-15)
-Tóm ý : Bạn của Chúa Giê-su là những người sống gắn bó với Chúa, cùng chia
vui sẻ buồn trên mọi nẻo đường của cuộc sống, và là những người thực hiện “Lệnh
truyền yêu thương” của Chúa.
3.2
Tế nhị làm đẹp lòng
Nói đến những người
bạn của Chúa, không thể nào không nhắc tới ngôi nhà bé nhỏ ở Bê-ta-ni-a, với ba
chị em Mác-ta, Ma-ri-a và La-da-rô. Mỗi lần lên Giê-ru-sa-lem, Chúa Giê-su thường
dừng chân trong mái nhà này (Mc 11,11; Mt 21,17) vì ở đây có những tấm lòng luôn
tế nhị cảm thông với Ngài. Ngay cả trong
tình cảnh nguy kịch, khi giới lãnh đạo Do Thái đã quyết định giết Ngài, gia đình
này vẫn không ngần ngại tiếp đón Chúa. Lúc ấy, ngoài Giu-đa ra, các Tông đồ khác
không biết Chúa đang gặp nguy hiểm đến mức nào. Thế nhưng, tâm hồn phụ nữ của Mác-ta
và Ma-ri-a lại trực giác được tất cả. Hai chị em đã tổ chức bữa ăn chiêu đãi để an ủi Chúa. Đặc biệt, Ma-ri-a đã bày tỏ
lòng mến yêu bằng một hành động khiến Chúa rất cảm kích : Chị đập vỡ cả một
bình dầu thơm thượng hạng để xức lên chân Chúa (Ga 12,1-8)
Ngoài những người bạn
ở Bê-ta-ni-a còn có cô Ma-ri-a quê ở Mác-đa-la và những chị em khác (Lc 8,1-3).
Trong thời gian Chúa đi rao giảng, họ tháp tùng Chúa và các môn đệ, chăm sóc các
nhu cầu hằng ngày của các Ngài : “Các bà đã lấy của cải mình mà giúp đỡ Đức Giê-su
và các môn đệ”. Những tâm hồn phụ nữ bạn Chúa bao giờ cũng dành cho Chúa những
quan tâm tế nhị. Tình bạn ân cần của họ còn thể hiện qua sự hiện diện của họ với
Chúa nơi chân Thập giá (Ga 19,25; Mt 27,22-56; Mc 15,40-41; Lc13,49) cũng như
qua việc chuẩn bị thuốc thơm để đi ướp xác Chúa vào buổi sáng Chúa nhật Phục
sinh (Mc 16,1-2; Lc 24,1)
-Tóm ý : Bạn của Chúa Giê-su còn là những người luôn mang tấm lòng tế nhị,
cảm thông, luôn có sáng kiến để bộc lộ tình cảm dành cho Chúa, và cùng hiện diện
với Chúa dưới chân Thập giá
3.3
Một tình yêu thinh lặng
Sau khi Chúa chết,
chúng ta có thêm một khám phá bất ngờ về những người bạn của Chúa. Đó là Ni-cô-đê-mô
và Giu-se A-ri-ma-thê (Mt 27,57-60; Mc 15,42-46; Lc 23,50-54; Ga 19,38-40). Đây
là những người bạn âm thầm của Chúa.
Trong những ngày tháng
Chúa bị người ta dòm ngó, họ chỉ dám đến gặp Ngài ban đêm. Ngờ đâu đến lúc Ngài
bị bắt và bị giết chết, trong khi các môn đệ lẩn trốn hầu hết, thì họ lại công
khai đứng ra lo lễ an táng cho Ngài. Họ làm tất cả những gì họ có thể làm được
cho Ngài. Lòng dũng cảm của họ lúc này soi sáng cho tình yêu của họ dành cho Chúa.
Một tình yêu thinh lặng chỉ có riêng Chúa và lòng họ biết.
Chiều sâu của tình yêu
thường không nằm nơi những sự việc lẫy lừng, nhưng nơi những hy sinh thầm lặng,
tựa như phần bị che khuất của tảng băng sơn. Những hy sinh cha mẹ dành cho ta,
có khi nào ta nghe cha mẹ kể ? Dù ít khi ta biết trân trọng tình yêu thinh lặng,
nhưng Thiên Chúa bao giờ cũng đánh giá cao sự hy sinh thầm lặng của chúng ta, bởi
vì chính nơi Thập giá và nơi bí tích Thánh Thể, Chúa Giê-su đang yêu chúng ta bằng
một tình yêu vĩ đại như thế.
Hôm nay đây, nếu đến
viếng Nhà Tạm, chúng ta sẽ khám phá ra rằng Chúa Giê-su vẫn yêu thương mỗi người
chúng ta bằng một tình yêu thầm lặng. Và nơi Nhà Tạm, Ngài vẫn đang mờigọi chúng
ta hiến dâng Ngài một tình yêu thinh lặng.
-Tóm ý: Những người bạn của Chúa Giê-su
còn là những người yêu Chúa trong âm thầm, lặng lẽ, nhưng khi cần họ đã
làm cho Chúa tất cả những gì họ có thể làm được.
*TÓM Ý TOÀN BÀI : Mỗi một người bạn
của Chúa đều mang một nét riêng, nhưng họ có chung một điểm, đó là lòng yêu mến
đối với Thầy. Mỗi người một tính, một nết, nhưng tất cả đã quảng đại đáp lại tiếng
gọi của Chúa.
V. CẦU NGUYỆN GIỮA GIỜ
Lạy Chúa Giê-su, vì con bé nhỏ, nên xin
yêu Ngài bằng khả năng bé nhỏ của con.
Cho con biết yêu những công việc bé nhỏ
mỗi ngày, những công việc âm thầm, những bổn phận con làm vì yêu mến.
Cho con biết yêu những hy sinh bé nhỏ mỗi
ngày, vui lòng đón nhận những thánh giá tuy nhỏ nhưng làm tim con đau đớn.
Cho con biết yêu tinh thần bé nhỏ của trẻ
thơ, đơn sơ thú nhận mình yếu đuối và bất lực, sung sướng nương tựa vào duy một
mình Chúa.
Hơn nữa, xin cho con can đảm, dám chọn
những gì giúp con trở nên bé nhỏ hơn, nhờ đó con vui tươi phục vụ mọi người, và
hạnh phúc khi thấy Chúa lớn lên trong con.
Mỗi lần bị cám dỗ tự cao, xin cho con biết ngắm nhìn con đường Chúa đã đi.
Con đường bé nhỏ và khiêm hạ.
Ước gì con được làm bạn của Chúa trên đường
từ Bê-lem đến Núi Sọ, và được ở bên Chúa
trong Nước Trời. Amen. (Rabbouni)
VI. SINH HOẠT GIÁO LÝ
Chia lớp thành hai bên đối đáp với nhau
:
Bạn của Chúa thì như thế nào ?
Bên A cho biết : Bạn của Chúa thì không…
Bên B cho biết : Bạn của Chúa thì…
( Sau 3 lần đổi ngược lại )
VII.
BÀI TẬP GIÁO LÝ
1. Em hãy kể tên một số người bạn của Chúa trong Tin Mừng mà em đã
được nghe : 12 Tông đồ, một số phụ nữ, Giu-se A-ri-ma-thi, Ni-cô-đê-mô.
Hoặc câu hỏi thảo luận :
Em hãy chọn câu đúng nhất :
2.
Bạn của Chúa Giê-su là những người :
a. Được Chúa kêu gọi theo Chúa
b. Những người đã được Rửa tội
c. Yêu mến, sống gắn bó với Chúa.
d. Cả 3 câu đều đúng ( câu c)
3.
Theo lời Chúa Giê-su dạy, tình yêu lớn nhất là :
a.Hiện diện trên từng cây số
b. Tế nhị và thinh lặng.
c.Hiến mạng sống mình vì bạn hữu ( câu c)
VIII.
ĐIỀU DỐC LÒNG
1.
Đoạn văn giúp ta biết gì về Thiên Chúa và tình thương của Người?
Chúa Giê-su đã chọn
chúng ta làm những người bạn thân tín của Ngài dù chúng ta có những cá tính khác
nhau. Chúa chấp nhận khuyết điểm của mỗi người để từng bước huấn luyện chúng ta
nên tốt hơn.
2.
Qua đoạn văn hôm nay, Thiên Chúa muốn dạy riêng tôi điều gì ?
Trân trọng tình bạn
với Chúa. Năng gặp gỡ Chúa qua cầu nguyện, Thánh lễ, lãnh nhận các bí tích, giữ
lời Chúa truyền là yêu thương mọi người như Chúa đã yêu thương tôi.
IX. CẦU NGUYỆN CUỐI GIỜ
Lạy Chúa Giê-su, chúng
con xin cảm tạ Chúa về giờ học giáo lý hôm nay. Xin Chúa giúp con thực hiện điều
quyết tâm mà Chúa đã soi sáng cho chúng con, để chúng con được trở nên những người
bạn thân tín của Chúa và là những người bạn tốt của nhau.