PHẦN IV
CHÚA GIÊ-SU DẪN TA VÀO MẦU NHIỆM THIÊN CHÚA
Mục đích : Giúp các em đi sâu hơn vào mầu nhiệm
Thiên Chúa Ba Ngôi và có những tương quan gắn bó mật thiết với từng Ngôi.
Làm lan toả Tình yêu Ba Ngôi trong việc
góp phần xây dựng một xã hội chân thật, yêu thương và hướng thượng.
Tất cả cuộc đời Đức Giê-su, từ lời nói cho đến hành động đều nhắm tỏ
cho ta biết Chúa Cha và tình thương của Ngài dành cho mỗi người chúng ta.
Trong Bữa Tiệc ly, Chúa Giê-su nói : “Thầy không gọi các con là tôi tớ, vì tôi tớ không biết việc chủ mình làm.
Thầy đã gọi các con là bạn hữu, vì mọi điều Thầy đã nghe nói nơi cha Thầy, Thầy
đã tỏ cho các con biết” (Ga 15,15). Chúa Giê-su đã bày tỏ cho ta biết tất cả
những điều kín nhiệm nơi Ngài : Ngài bởi Chúa Cha mà đến, nay Ngài trở về cùng
Chúa Cha và sẽ cử Chúa Thánh Thần đến với ta. Chúa Thánh Thần là tình yêu nối kết
Chúa Cha và Chúa Con. Chúa Thánh Thần cũng nối kết chúng ta vào sự sống thâm sâu
của chính Thiên Chúa, như lời cầu nguyện của Chúa Giê-su : “Để hết thảy chúng nên một, cũng như, lạy Cha, Cha ở trong Con và Con
ở trong Cha, ngõ hầu chúng ở trong Con và Con ở trong Cha, ngõ hầu chúng ở
trong Chúng Ta, và thế gian tin rằng Cha đã sai Con” ( Ga 17, 21)
Bài 27 :
CHÚA GIÊ-SU LÀ THIÊN CHÚA NHƯ
CHÚA CHA
Ga 20, 24-29
I. CẦU NGUYỆN ĐẦU GIỜ
Lạy Chúa Giê-su, chúng con đến với Chúa
để được gặp gỡ Chúa trong giờ học giáo lý hôm nay. Xin ánh sáng ân phúc đổ đầy
trí tuệ con, giúp chúng con hiểu biết Chúa hơn và tin nhận Chúa là Thiên Chúa của
chúng con.
Hát : Hãy chiếu soi lửa hồng…
II.
DẪN VÀO LỜI CHÚA
Khi Quân đội Nga tiến vào Thủ đô Budapest nứơc Hung-ga-ri để trấn áp
một cuộc bạo động, có một viên sĩ quan trẻ hung hăng trong tư thế một kẻ chiến
thắng, đã tìm đến nhà một vị mục sư.
Bước vào phòng, đóng xập cửa lại, anh ta chỉ lên cây Thánh giá treo
trên tường và bảo ông Mục sư : “Này, ông có biết không, cái đó là một sự dối trá,
mê hoặc dân nghèo để bọn người giàu có thể kìm hãm họ trong sự ngu dốt. Bây giờ
chỉ có ông và tôi, ông hãy thú nhận là không hề tin cái ông Giê-su nào đó là
Con Thiên Chúa…”
Vị Mục sư điềm tĩnh nhỏ nhẹ trả lời: “Không thể được, tôi thực sự
tin vào Người!”
Viên sĩ quan rút súng ra và bảo : “Oâng đừng có đùa với tôi! Nếu ông
không khẳng định đó là sự dối trá, tôi sẽ nổ súng giết ông ngay!”
Vị Mục sư đứng thẳng người, nhìn sâu vào đôi mắt anh ta và dõng dạc trả lời : “Tôi không thể nói khác được.
Đức Giê-su thực sự là Con Thiên Chúa và cũng là Thiên Chúa!”
Thật không ngờ, nghe đến đây, viên sĩ quan vứt khẩu súng xuống nền
nhà, chạy lại ôm chầm lấy vị Mục sư. Anh vưà khóc vừa nói : “Xin lỗi ông, tôi
chỉ muốn thử xem ông có trung thực hay không! Đúng thế, tôi cũng đã âm thầm lặng
lẽ tin trong suốt nhiều năm qua như ông đã tin! Nhưng giờ đây, tôi khám phá ra
rằng : có ít nhất một người dám chết cho Đức tin của mình, chính ông, ông đã củng
cố đức tin cho tôi!”
Là Ki-tô hữu, chúng ta được mời gọi khám phá Chúa Giê-su cho chính
mình và cho người khác. Chúng ta hãy nghe đoạn Tin Mừng sau đây thuật lại con đường
các Tông đồ, đặc biệt là Tô-ma đã trải qua trong việc khám phá Chúa Giê-su.
Mời các em đứng, chúng ta cùng lắng nghe :
III.
CÔNG BỐ LỜI CHÚA :
Ga 20, 24-29 Thinh lặng giây lát
IV.
GIẢI THÍCH LỜI CHÚA
1.
Dẫn giải đoạn Lời Chúa vừa công bố :
-Đoạn Tin mừng chúng ta vừa nghe của ai ? Thánh Gio-an
-Thời gian viết : khoảng năm
80-90.
Sau khi sống lại, vào chiều ngày thứ nhất trong tuần, Chúa Giê-su
hiện ra với các môn đệ. Ngài ban bình an, cho các ông xem tay và cạnh sừơn. Đúng
là Ngài, con người bị đóng đinh và đâm thâu sườn đang đứng trước mặt họ. Phục
sinh không xoá hết dấu tích của đau thương, nhưng cho thấy sự quan trọng của thể
xác Đức Giê-su trong việc cứu thế; và Ngài
sai họ đi rao giảng Tin Mừng.
Tô-ma là một người trong Nhóm Mừoi Hai, không ở với họ khi Đức Giê-su
đến. Các môn đệ kể lại nhưng ông không tin.
Tám ngày sau, Chúa Giê-su lại hiện ra với các môn đệ, có Tô-ma ở với
họ, Chúa ban bình an và củng cố niềm tin cho Tô-ma. Tô-ma đã đi từ thái độ cứng
lòng đến Đức tin, và Chúa giê-su dạy cho Tô-ma cũng như mọi người “mối phúc” của
việc không
thấy mà tin.
Chúng ta hãy cùng nhau thảo luận để hiểu rõ hơn đoạn Tin Mừng này :
2.
Các em học sinh thảo luận
Đoạn Tin mừng này là một câu chuyện
kể
a.
Đoạn văn nói tới những nhân vật nào?
-Tô-ma, đức Giê-su, các môn đệ
-Nhân vật chính : Tô-ma
b. Câu tóm ý cả đoạn : câu 28
c. Đặt tựa đề ngắn : Tô-ma tuyên xưng Đức Giê-su là Thiên Chúa
3.
Bài học giáo lý:
Sau khi Chúa Giê-su lên Trời, ngày
lễ Ngũ Tuần, các Tông đồ nhận được tràn đầy ơn Chúa Thánh Thần, các Ngài mạnh dạn
rao giảng về Chúa Giê-su cho mọi người. Trước đám đông tại Giê-ru-sa-lem, Thánh
Phê-rô lên tiếng : “Vậy toàn thể nhà Ít-ra-en
phải biết chắc điều này: Đức Giê-su mà anh em đã treo lên Thập giá, Thiên
Chúa đã đặt Người làm Đức Chúa và làm Đấng Ki-tô” (Cv2, 36)
Khoảng 30 năm sau, trong thư gửi
cho các tín hữu Phi-líp-phê, thánh Phao-lô cũng đã ghi lại Đức tin của Hội thánh
thuở ban đầu vào Chúa Giê-su : “Đức Giê-su Ki-tô là Chúa” (Pl 2,6-11)
Như vậy, chúng ta thấy rằng, ngay từ đầu
Hội thánh đã tuyên xưng Đức Giê-su Ki-tô là người thật và là Thiên Chúa thật. Đức
tin ấy luôn được Hội thánh đào sâu và tìm cách diễn tả thích hợp để có thể truyền
lại cho mọi người thuộc mọi thời, mọi nơi, mọi nền văn hoá khác nhau.
3.1 Các lạc thuyết :
Ngay
từ đầu, Hội thánh đã tuyên xưng Đức Giê-su Ki-tô là người thật như chúng ta (
Ngài đã khóc trước mộ La-da-rô), vừa là Thiên Chúa thật như Chúa Cha (Ngài nói
một lời và La-da-rô đã chết 4 ngày lại sống dậy).
Tuy nhiên diễn tả mầu nhiệm Chúa
Ki-tô không phải là điều dễ. Trong mấy thế kỷ đầu, đã có nhiều nhóm Ki-tô hữu
giải thích sai lạc. Mỗi lần như thế, Hội thánh lại họp Công đồng để lên tiếng
khẳng định đâu là Đức tin chân chính, dần dần ta có được những công thức tín lý
ngắn gọn.
Về Mầu nhiệm Chúa Ki-tô có 3 lạc thuyết chính :
a. Chúa Giê-su không phải là Thiên Chúa mà chỉ là một thụ tạo :
Các lạc thuyết này phủ nhận thiên tính (thần
tính) của Chúa Giê-su. Họ chỉ coi Chúa Giê-su là một con người như chúng ta (=
là người thường và được Thiên Chúa ưu ái nhận làm con).
Ai chủ trương ? Chủ trương thế
nào? |
Đức tin của Hội thánh |
.Giám mục Phao-lô
Samosate (268) cho rằng Chúa Giê-su chỉ là một con người được Thiên Chúa nhận
làm con. .Linh mục A-ri-ô
(chết năm 336) cho rằng Chúa Giê-su chỉ là thụ tạo trổi vượt nhất. |
. Công đồng An-ti-ô-khi-a
(268) : Chúa Giê-su là Con Thiên Chúa đã làm người. .Công đồng Ni-kê-a
(325) : Chúa giê-su không được tạo thành nhưng Ngài là Thiên Chúa thật như Chúa
Cha. .Công đồng Ni-cê-a
(325) và Công đồng Công-tăng-ti-nốp (328): -Chúa Giê-su là Ngôi
Con được sinh ra bởi Chúa Cha từ đời đời. -Chúa Giê-su được
sinh ra làm người bởi Đức Trinh nữ Ma-ri-a |
b. Chúa Giê-su có hai ngôi vị
Ai chủ trương ? Chủ trương thế
nào? |
Hội Thánh tuyên xưng thế nào? |
-Giám mục Nét-tô-ri-ô
(chết năm 451) cho rằng Chúa Giê-su có hai ngôi vị: Ngôi Hai Thiên Chúa và ngôi
vị con người đi bên cạnh nhau (Bị Công đồng Ê-phê-xô và Công đồng Khan-kê-đô-ni-a
451 kết án). |
. Công đồng Ê-phê-xô
(431) và Công đồng Khan-kê-đô-ni-a (451) : Chúa Giê-su là Thiên Chúa thật và
là người thật, một ngôi vị trong hai bản tính. |
c. Chúa Giê-su chỉ có một bản tính là bản tính Thiên Chúa:
Các lạc thuyết này chối bỏ nhân tính của Chúa Giê-su mà chỉ nhìn nhận
thiên tính (thần tính) SGLC 465
Ai chủ trương ? Chủ trương thế
nào? |
Hội Thánh tuyên xưng thế nào? |
-Thời các Tông đồ
có những người chủ trương thuyết Aûo thân, cho rằng Con Thiên Chúa chỉ giả vờ
làm người chứ không là người thật. -Giám mục A-pô-li-na-ri-ô
(chết năm 390) : Chúa Giê-su không có linh hồn con người như ta, Ngôi Lời thế
chỗ cho linh hồn (bị Công đồng Công-tăng-ti-nốp kết án năm 381) -Tu viện trưởng
Eutychès (chết năm 454) cho rằng Chúa Giê-su chỉ có một bản tính là bản tính
Thiên Chúa (bị Công đồng Khan-kê-đô-ni-a kết án năm 451) |
-Vì có nhiều người
mê hoặc đã lan tràn khắp thế gian, họ là những kẻ không tuyên xưng Đức Giê-su
Ki-tô là Đấng đã đến và trở nên người phàm (2 Ga 7). -Thần Khí nào tuyên
xưng Đức Giê-su Ki-tô đã đến và trở nên người phàm, thì Thần khí ấy bởi Thiên
Chúa (1Ga 4,1-3). -Công đồng Ê-phê-xô
(431) và Công đồng Khan-kê-đô-ni-a (451) : Chúa Giê-su là Thiên Chúa thật và
là người thật, một ngôi vị trong hai bản tính. |
-Tóm ý : Về Mầu nhiệm Chúa Ki-tô, ta có thể thấy 3 lạc thuyết chính :
1. Chúa Giê-su
không phải là Thiên Chúa mà chỉ là một thụ tạo.
2. Chúa Giê-su
có 2 Ngôi vị.
3. Chúa Giê-su
chỉ có một bản tính là bản tính Thiên Chúa.
3.2 Đức tin của Hội thánh :
Hội thánh tuyên xưng rằng Đức Giê-su là Thiên Chúa thật và là người thật.
Ngài thật sự là Con Thiên Chúa đã làm người, là anh em của chúng ta, nhưng vẫn
luôn là Thiên Chúa, Chúa chúng ta.
Cùng với các Công đồng Ni-kê-a (325), Ê-phê-xô (431), và Khan-kê-đô-ni-a
(451). Chúng ta tuyên xưng :
Tôi tin kính một Chúa Giê-su
Ki-tô, Con Một Thiên Chúa, sinh bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời. Người là
Thiên Chúa bởi Thiên Chúa. Aùnh sáng bởi
Aùnh sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật. Được sinh ra mà không phải tạo thành, đồng bản
tính với Đức Chúa Cha, nhờ Người mà muôn vật được tạo thành.
Vì loài người chúng tôi
và để cứu rỗi chúng tôi, Người đã từ Trời xuống thế. Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần,
Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Ma-ri-a và đã làm người. (SGLC 469-470)
-Tóm ý : Cùng với các Công đồng
Ni-kê-a (325), Ê-phê-xô (431), và Khan-kê-đô-ni-a (451). Chúng ta tuyên
xưng :
Chúa Giê-su Ki-tô vừa
là Thiên Chúa thật như Chúa Cha , vừa là người thật như ta; Ngài có hai bản
tính, vừa bản tính Thiên Chúa vừa bản tính loài người trong cùng một Ngôi vị
duy nhất là Ngôi Hai Thiên Chúa.
3.3 Bên lòng Chúa:
Trong suốt cuộc đời, cả khi hấp hối và và
chịu khổ nạn, Đức Giê-su biết và yêu mến mọi người và từng người chúng ta. Người
đã hiến mạng cho mỗi người chúng ta : “Con Thiên Chúa yêu mến tôi và thí mạng
vì tôi” (Gl 2,20)
Sự kiện Thiên Chúa làm người thật là một cuộc
cách mạng kỳ diệu : Thiên Chúa trở nên thân thương gần gũi với con người. Chúng
ta đã thật sự cảm nghiệm được Thiên Chúa ở bên cạnh như một người bạn. Tuy nhiên,
đôi khi người ta lại quên mất, không còn nhớ rằng Đức Giê-su là Thiên Chúa thật.
Bạn đã sống thân mật thường xuyên với Chúa
Ki-tô chưa? Từ hôm nay, mỗi khi nhớ đến Chúa, bạn hãy dừng lại với Ngài một phút
để tôn thờ, mến yêu và tâm sự với Ngài trong thinh lặng.
-Tóm ý : Thiên Chúa làm người để chúng ta thực sự cảm nghiệm được Thiên Chúa
ở bên cạnh như một người bạn, chúng ta hãy sống thân mật thường xuyên với Chúa
trong tôn thờ, mến yêu và tâm sự với Ngài trong thinh lặng.
*TÓM Ý TOÀN BÀI :
Điểm cốt yếu của Đức tin Ki-tô giáo là tin rằng Đức Giê-su Ki-tô là Con Thiên Chúa làm người
: Ngài vừa là Thiên Chúa thật như Chúa Cha vừa là người thật như ta. Ngài là Đấng trung gian duy nhất giữa Thiên
Chúa và loài người.
Đức Giê-su có hai bản tính : Thiên Chúa và
loài người. Hai bản tínhnày không lẫn lộn nhưng hợp nhất trong Ngôi vị duy nhất
của con Thiên Chúa.
V. CẦU NGUYỆN GIỮA GIỜ
Mời
các em đứng, chúng ta cùng tuyên xưng niềm tin của mình bằng lời tuyên xưng của Hội thánh đã dạy chúng ta : Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha phép
tắc vô cùng dựng nên trời đất. Tôi tin kính Đức Chúa Giê-su Ki-tô là Con Một Đức
Chúa Cha cùng là Chúa chúng tôi; bởi phép
Đức Chúa Thánh Thần mà người xuống thai, sinh bởi Bà Ma-ri-a đồng trinh; chịu nạn đời quan Phong-xi-ô
Phi-la-tô, chịu đóng đinh trên cây Thánh giá, chết và táng xác; xuống ngục Tổ tông;
ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại; lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép
tắc vô cùng; ngày sau bởi Trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết.
Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần. Tôi
tin có Hội thánh hằng có ở khắp thế này; Các Thánh thông công. Tôi tin phép tha
tội. Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Tôi tin hằng sống vậy .Amen.
VI.
SINH HOẠT GIÁO LÝ Hát
: Giê-su Aùnh sáng
VII.
BÀI TẬP GIÁO LÝ
Em hãy chọn câu đúng nhất :
1.Về mầu nhiệm Chúa
Ki-tô, có những lạc thuyết sau :
a. Chúa Giê-su không phải là Thiên Chúa mà chỉ là một thụ tạo.
b. Chúa Giê-su có hai ngôi vị.
c. Chúa Giê-su chỉ có một bản tính là bản tính Thiên Chúa.
d. Cả 3 câu trên.
( câu d)
2.Hội thánh tuyên xưng rằng :
a.Chúa Giê-su Ki-tô vừa là Thiên Chúa thật như Chúa Cha vừa là người thật như
ta.
b. Chúa Giê-su Ki-tô có hai bản tính: bảøn tính thiên Chúa và bản tính
nhân loại.
c. Hai bản tính của Đức Ki-tô trong cùng một Ngôi vị: Ngôi Hai Thiên Chúa.
d. Cả 3 câu đều đúng.
( câu d )
VIII.
ĐIỀU DỐC LÒNG
1. Đoạn văn giúp
ta biết gì về Thiên Chúa và tình thương của Người?
“Hãy đem ngón tay con thọc vào bàn
tay Thầy; hãy đem bàn tay con thọc vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng
hãy tin” (Ga 20,27). Chúa Giê-su luôn tạo điều kiện thuận
lợi và ban đủ ơn để giúp ta tin vào Ngài.
2. Gương tốt nên
theo :
Hãy học nơi các môn đệ : chia sẻ niềm tin của mình cho người khác:
“Tôi đã thấy Chúa!”. Cầu nguyện cho người khác để họ cũng được ơn nhận biết Chúa
Giê-su.
3. Qua đoạn văn
này, hôm nay Thiên Chúa muốn dạy riêng tôi điều gì ?
Đứng trước sự ưu ái của chúa, tôi cũng
hãy thưa với Ngài như Tô-ma: “Lạy Chúa
con và là Thiên Chúa của con”. Và sống “mối
phúc” của việc không thấy mà tin
IX.
CẦU NGUYỆN CUỐI GIỜ
Lạy
Thiên Chúa là Cha toàn năng, chúng con
xin cảm tạ Cha qua giờ giáo lý hôm nay, Cha giúp chúng con hiểu hơn tình thương
Cha đã dành cho chúng con qua Đức Giê-su Ki-tô, người Con Một duy nhất của Cha để
cứu độ chúng con. Xin Cha thương củng cố lòng tin của chúng con, để chúng con được
sống muôn đời khi chúng con tuyên xưng Đức Giê-su Ki-tô là Chúa, Đấng hằng sống
và hiển trị cùng Cha, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời.
Amen.