Bài 27
TRONG THẾ GIỚI HIỆN NAY
CÁC KI-TÔ HỮU LÊN TIẾNG VÀ HÀNH ĐỘNG
Ep 4,1 - 6
Hát : Cầu xin Chúa Thánh Thần
II. DẪN VÀO LỜI CHÚA:
Các em thân mến,
Trong bữa ăn cuối cùng của
Đức Giê-su và các môn đệ, trước khi bước vào cuộc khổ nạn, Đức Giê-su đã tha
thiết dâng lên Chúa Cha những lời cầu nguyện cho Hội thánh được hiệp nhất: “Con
không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà
tin vào con, để tất cả nên một, như, lạy Cha, Cha ở trong con và con ở trong
Cha để họ cũng ở trong chúng ta. Như vậy, thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai con.
Phần con, con đã ban cho họ vinh quang mà Cha đã ban cho con, để họ được nên một
như chúng ta là một: Con ở trong họ và Cha ở trong con, để họ được hoàn toàn nên
một; như vậy, thế gian sẽ nhận biết là chính Cha đã sai con và đã yêu thương họ
như đã yêu thương con” (Ga 17, 20-23)
Tiếp nối sứ mạng Chúa
trao phó, thánh Phao-lô cũng luôn kêu gọi mọi người hãy sống hiệp nhất, như
trong những lời khuyên nhủ tín hữu Êphêsô sau đây. Mời các em đứng, chúng ta cùng
lắng nghe Lời Chúa.
III. CÔNG BỐ LỜI CHÚA:
Ep 4,1-6
Thinh lặng giây lát
IV. GIẢI THÍCH LỜI CHÚA:
1.
Dẫn giải đoạn Lời Chúa vừa công bố:
Thư Êphêsô được thánh Phao-lô viết khoảng năm 61-63, khi ngài đang
bị cầm tù.
Qua đoạn thư trên, thánh
Phao-lô kêu gọi các tín hữu đã được phúc gia nhập Hội thánh, Thân mình Chúa
Ki-tô, thì phải sống xứng đáng với ơn kêu gọi mà Chúa đã ban bằng cách sống hiệp
nhất, yêu thương nhau.
Để hiểu các Ki-tô hữu phải
sống hiệp nhất yêu thương nhau như thế nào? Mời các em thảo luận đoạn Lời Chúa
trên.
2.
Các em học sinh thảo luận:
Đoạn Lời Chúa chúng ta vừa
nghe là một bài giảng.
a. Đoạn văn có những
từ ngữ hoặc cụm từ nào quan trọng?
- Hãy sống cho xứng với ơn
kêu gọi, Hãy ăn ở thật khiêm tốân, hiền từ, nhẫn nại, Hãy lấy tình bác ái mà chịu
đựng lẫn nhau, Hãy tha thiết duy trì sự hiệp nhất, Chỉ có một Thân thể, một Thần
khí, một niềm hy vọng, Chỉ có một Chúa, Cha của mọi người , chỉ có một niềm
tin, một phép rửa.
- Từ ngữ hoặc cụm từ chính yếu: Chỉ có một Chúa,
một niềm tin, một phép rửa.
b. Câu tóm ý: câu 5
c. Đặt tựa đề ngắn: Hãy sống hiệp nhất trong
Chúa
3.
Bài học giáo lý:
Hội thánh đã làm gì trước lời mời gọi hiệp nhất và giới răn yêu thương
mà Chúa đã truyền ban? Mời các em cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
3.
1 Biến động và phát triển
Thế kỷ XX được đánh dấu bằng
những biến cố lớn: Cuộc cách mạng tháng 10 Nga (1917), thế chiến thứ I
(1914-1918) và thế chiến thứ II (1939-1945), chủ nghĩa cộng sản bùng lên.
Thế kỷ XX cũng được đánh
dấu bằng một sự bành trướng kỳ diệu về khoa học và kỹ thuật, đưa tới một sự bành
trướng kinh khủng về kinh tế tại châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Và cũng đau đớn
thay, các nước giàu và các nước nghèo ngày càng cách biệt quá chênh lệch.
- Tóm ý: Với những biến động về chính trị, sự phát triển vượt bậc về
khoa học – kỹ thuật, và sự bành trướng về kinh tế trong thế kỷ XX, đã dẫn đến sự
cách biệt càng lớn giữa các nước giàu và các nước nghèo.
3. 2 Giáo dân góp phần tích cực
Trong một thế giới đã trở
nên xa lạ với Công giáo, người tín hữu đã ý thức hơn trách nhiệm của mình với
việc truyền giáo, nhiều giáo dân đã không ngần ngại nói về đức tin. Một số nhà
tư tưởng như Blondel, Bergson, Maritain; nhiều người khác là nhà thơ, nhà văn
như Bloy, Péguy, Clondel, Mauriac, Bernanos, Hàn mạc Tử… Cha Charles de
Foucauld (1856-1916) đã tận hiến cuộc đời cho Thiên Chúa, truyền giáo trên sa mạc
Sahara, cha chọn cuộc sống như tôi tớ, chia sẻ cuộc đời lam lũ của dân Hồi giáo
và dân du mục; Mẹ Têrêsa ở Calcutta, vì quá thương cảm nỗi khốn cùng của những
người nghèo, năm 1948, Mẹ đã dấn thân sống cuộc đời yêu thương, phục vụ người
nghèo đều đã ảnh hưởng rất mạnh.
Cũng ở thế kỷ này, giáo dân
ngày càng giữ một vai trò quan trọng hơn
trong Hội thánh. Nhiều phong trào có sức sống rất mãnh liệt cho thanh thiếu niên.
Năm 1924, nhờ ảnh hưởng của một linh mục người Bỉ là Cha Cardin, các công nhân
trẻ đã liên kết với nhau để làm chứng Tin Mừng cho các đồng bạn của họ. Đức Giáo
hoàng Pi-ô XI đòi hỏi “công nhân trở thành tông đồ cho giới công nhân”. Chẳng
bao lâu, giới nông dân, học sinh và các tầng lớp Ki-tô hữu khác cũng đã tích cực
làm tông đồ cho giới mình. Thế là người ta thấy dần dần xuất hiện những phong
trào tông đồ cho từng giới : Thanh Lao Công(JOS 1925), Thanh Nông Công (JAC
1929), Thanh Sinh Công( JEC 1932), Thanh niên Công giáo (JIC 1935). Giới trẻ
thì có Thiếu nhi Thánh Thể (Lm. Bessière 1917),Hùng Tâm Dũng Chí do cha
Courtois (1936-1937).
- Tóm ý: Trong bối cảnh tục hóa, người Ki-tô hữu giáo dân đã tìm lại
được vị trí đích thực của mình, tích cực góp phần cho việc truyền giáo.
3. 3 Sự trưởng thành của các Hội
thánh địa phương
Theo như sự mong mỏi của Đức Benoit XV, Đức Pi-ô XI đặc biệt quan tâm
đến việc thiết lập tại chỗ một hàng giáo sĩ
hoàn chỉnh trong các vùng truyền giáo, để các Giáo hội này có thể tự đảm
nhận đầy đủ công việc trong trường hợp các thừa sai Âu châu bị bó buộc phải ra đi.
Thông điệp Rerum Ecclesiae (1926) nói rõ lập trường của ngài: phải có hàng giáo
sĩ địa phương để tự đảm trách Giáo Hội mình. Năm 1923, ngài đặt làm giám mục một
linh mục dòng Tên người Ấn Độ. Năm 1926, chính Đức giáo hoàng long trọng phong
chức tại Rôma cho sáu giám mục người Trung Quốc đầu tiên. Năm 1927, Giám mục người
Nhật đầu tiên tại
Với việc tuyển chọn ấy và
nhiều cử chỉ khác, Đức Giáo hoàng mời gọi Hội thánh địa phương hãy bén rễ sâu vào
văn hóa nước họ.
- Tóm ý: Để các Giáo Hội địa phương có thể tự đảm trách Giáo Hội mình, Đức
Pi-ô XI đã thiết lập hàng giáo sĩ địa phương.
3.
4 Công đồng và phong trào đại kết
Năm 1962-1965, Công đồng Va-ti-ca-nô II đưa Hội thánh vượt lên một
chặng đường mới (x. Bài đọc thêm- Sách học
sinh, trg. 135-136).
Công đồng Va-ti-ca-nô II đã
cho nhiều người cảm tưởng một kỷ nguyên mới được khởi đầu. Công đồng đã khai mở
những nẻo đường rộng rãi cho phong trào đại kết. Những chuyến công du của Đức
Phao-lô VI gây được thiện cảm của những người Ki-tô hữu lẫn những người không
tin Đức Ki-tô. Ngài đã gặp gỡ nhiều nhà lãnh đạo các Giáo hội Ki-tô giáo khác:
Thượng phụ
- Tóm ý: Công đồng Va-ti-ca-nô II đã khai mở những nẻo đường rộng rãi cho
phong trào đại kết : thúc đẩy các Ki-tô hữu hãy trung thành với điều Đức Giê-su
đã cầu nguyện cùng Chúa Cha: “Xin cho họ được nên một để thế gian tin”.
TÓM Ý TOÀN BÀI:
Thế
kỷ XX được đánh dấu bằng những biến cố lớn về chính trị, kinh tế, khoa học và kỹ
thuật, dẫn thế giới đến tình trạng tục hóa. Trước một thế giới đã trở nên xa lạ
với Công giáo, người Ki-tô hữu giáo dân đã góp phần tích cực cho việc truyền giáo,
cùng với sự trưởng thành của các Giáo hội địa phương; Và đặc biệt, Công đồng
Va-ti-ca-nô II (1962-1965) đã đưa Hội thánh vượt lên một chặng đường mới, thúc đẩy
các Ki-tô hữu đáp lại nguyện ước của Chúa Giê-su : “Xin cho họ được nên một để
thế gian tin”.
V. CẦU NGUYỆN GIỮA GIỜ:
1. Gợi tâm tình cầu nguyện:
Các em thân mến,
Càng tìm hiểu về Hội thánh,
chúng ta càng nhận thấy Chúa luôn yêu thương, dẫn dắt Hội thánh qua nhiều khó
khăn. Tuy nhiên, điều Chúa Giê-su đã tha thiết cầu xin cho Hội thánh được hiệp
nhất đến nay vẫn chưa được hoàn thành. Chúng ta hãy hiệp lời cầu xin cho sự hiệp
nhất của Hội thánh.
2.
Cầu nguyện:
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa muốn làm cho những ai ly tán
được trở về đoàn tụ và những kẻ sum vầy được luôn luôn hiệp nhất. Xin Chúa thương
nhìn đến đoàn chiên của Đức Giê-su, và cho mọi người đã lãnh nhận bí tích Thánh
Tẩy được mãi mãi đoàn kết với nhau, nhờ sống cùng một đức tin toàn vẹn, và chia
sẻ một đức ái vững bền.
Chúng con cầu xin, nhờ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa
chúng con. Amen.
VI. SINH HOẠT: Hát : Bên nhau
(100 Bài
ca sinh hoạt, trg. 34)
VII. BÀI TẬP:
1. Giám mục Việt
(ĐGM Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng, năm 1933)
2. Hội thánh họp Công đồng
Va-ti-ca-nô II năm nào? (1962-1965)
-Hoặc câu hỏi trắc nghiệm
sau đây:
Em hãy chọn câu đúng nhất
và đánh dấu x vào ô vuông
1.
Trong thế kỷ XX, giáo dân đã góp phần xây dựng Hội thánh bằng cách:
a. Nhiều giáo dân đã không
ngần ngại nói về đức tin.
b. Giáo dân ngày càng giữ
vai trò quan trọng hơn trong Hội thánh.
c. Các giới trong xã hội
tích cực làm tông đồ cho giới mình.
d. Câu a đúng. e. Cả 3 câu a,b,c đều đúng. (Câu e )
2.
Phong trào đại kết là:
a. Sự hiệp nhất rộng lớn của
các Ki-tô hữu khắp thế giới.
b. Rao giảng Tin mừng cho những
người chưa biết Chúa.
c. Cả 2 câu a và b đều đúng.
( Câu a )
VIII. ĐIỀU DỐC LÒNG:
1. Đoạn văn cho ta biết gì về
Thiên Chúa và tình thương của Người?
Chúa Giê-su luôn yêu thương,
giữ gìn và dẫn dắt Hội thánh, Ngài đã tha thiết cầu nguyện cho các Ki-tô hữu được
hiệp nhất nên một, để thế gian tin nhận Thiên Chúa là Cha của mọi người.
2. Qua bài học hôm nay, Thiên Chúa muốn dạy riêng
tôi điều gì?
- Mỗi ngày dành ít phút để cầu nguyện cho các Ki-tô hữu được hiệp
nhất.
- Luôn sống vui vẻ, hòa hợp với mọi người.
IX. CẦU NGUYỆN CUỐI GIỜ:
Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa đã ban cho chúng con giờ học giáo lý
hôm nay. Xin Chúa giúp chúng con biết góp phần xây dựng sự hiệp nhất bằng đời sống
cầu nguyện và những hy sinh bé nhỏ, cùng những việc bác ái cụ thể trong đời sống
chúng con, để ý Chúa được thể hiện. Amen.