Bài 30
Dậy Men Tin Mừng 7
TRONG CỘNG ĐỒNG NHÂN LOẠI
Cv 2,1-11
Hát: Cầu xin Chúa Thánh Thần
II. THẢO LUẬN:
1.
Giải thích bài học:
Các em thân mến,
Người ta vẫn nói: “Bốn biển
anh em một nhà”, nghĩa là mọi người trên thế giới đều được mời gọi sống yêu thương
nhau như anh em ruột thịt. Những bài học vừa qua đã cho chúng ta thấy điều ấy có
một ý nghĩa rất thật, bởi vì là người Ki-tô hữu, chúng ta biết rằng mình là con
cái Thiên Chúa và là anh em của mọi người. Bài học về Hội thánh Chúa trong lịch
sử Việt
Bài học giáo lý hôm nay sẽ
giúp chúng ta thấy rõ hơn sự liên đới của dân Việt nói chung, và của người Ki-tô
hữu Việt
a. Thế giới đã trở nên gần gũi
Ngày xưa tàu thủy đi từ
châu Âu tới Việt
Ban ngày, ra đường, ra chợ,
chúng ta có thể gặp những người đến từ các nước khác nhau của châu Á, châu Âu,
châu Mỹ, châu Phi, châu Úc. Bằng chút tiếng Anh mới học, ta có thể chào hỏi thân
thiện với họ và hai bên mỉm cười cảm thông. Khi bước chân vào các trường đại học,
có thể các em sẽ gặp những giáo sư người ngọai quốc. Cùng lúc đó, đồng bào người
Việt chúng ta cũng đang có mặt hầu như trên khắp các quốc gia của hành tinh này.
Hầu như ai trong chúng ta cũng có một người thân hay một người quen nào đó ở nước
ngoài. Liên hệ ấy càng khiến ta thấy thế giới trở nên gần gũi thân thương, và có
thể nói, thế giới đã trở nên nhỏ bé và ấm cúng.
Đó là kết quả của các biến
động xã hội, các tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nhưng trên hết đó là nhờ công ơn
cứu chuộc của Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng
ta, Đấng đã chết “để thâu họp con cái Thiên Chúa đang tản mác khắp nơi về lại làm
một” (Ga 11,52).
- Tóm ý: Nhờ công ơn cứu chuộc của Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, Đấng đã
chết “để thâu họp con cái Thiên Chúa đang tản mác khắp nơi về lại làm một” (Ga
11,52), thế giới ngày càng trở nên gần gũi thân thương qua các phương tiện khoa
học kỹ thuật và các biến động xã hội.
b. Chen vai với loài người
Ngày xưa, có những người Việt nghĩ rằng “nhất Tàu nhì ta”, ngoài ra
chẳng có ai khác đáng kể, vì thế nên đã đóng cửa lại chẳng chịu học ai. Ngày
nay thì ngược lại, có những người dường như đang nghĩ rằng Việt
Sự thật là: chúng ta có
những cái dở phải vượt qua, nhưng cũng không thiếu những cái hay có thể khiến mọi
người thán phục và cảm mến. Trong cộng đồng nhân loại, người Việt không khinh dể
bất cứ dân tộc nào và ngược lại cũng không tự khinh dể mình. Chúng ta cùng chen
vai sánh bước với mọi dân tộc và mọi quốc gia trên thế giới.
Qua bao nhiêu năm chiến
tranh, giờ đây chúng ta thua sút nhiều nước nhiều miền về khoa học kỹ thuật, về
phát triển kinh tế. Đuổi kịp họ về mặt này thật khó, nhưng với trí thông minh,
với ý chí học tập và lòng yêu nước của các bạn trẻ, Việt
Trong khi đó, chúng ta có
cái may mắn vẫn còn giữ được nhiều điều mà phương Tây đã đánh mất: sự gần gũi với
thiên nhiên, tình người, tình gia đình và gia tộc, lòng yêu chuộng đạo lý, yêu
chuộng các giá trị tinh thần. Người phương Tây đang tiếc nhớ những giá trị ấy và
đang tìm về phương Đông để học hỏi.
Cái nguy hiểm là, nếu chúng
ta không để ý, chúng ta cũng có thể đánh mất những giá trị ấy như người phương
Tây…
Tuổi các em là tuổi đang
chuẩn bị bước vào đời và tương lai của dân tộc ở trong tay các em. Do đó, các
em cần có một cái nhìn chính xác, một lập trường đúng và đứng vững trong lập trường
ấy để góp phần giúp cho dân tộc có thể chen chân trong bước tiến ngày mai của
nhân loại.
Những khó khăn muôn mặt đã
khiến nhiều bạn trẻ mất nhuệ khí, nhưng các bạn trẻ của Chúa Ki-tô cần biết rằng
chính Chúa đang chờ đợi gì nơi chúng ta khi cho chúng ta được làm người Việt
Dưới cái nhìn trìu mến của
Chúa, bạn hãy trang bị cho chính mình cả về sức khỏe, sự hiểu biết và lòng yêu
mến để góp phần cho quê hương dân tộc này trong cộng đồng nhân lọai.
- Tóm ý: Là những người trẻ của Chúa Ki-tô, chúng ta cần tích cực xây dựng
tương lai của nước Việt mình bằng cách phát huy những truyền thống tốt đẹp cả Đạo
lẫn đời của dân tộc, đồng thời vượt qua những cái dở của mình để cùng chen vai
sánh bước với mọi dân tộc và mọi quốc gia trên thế giới.
c. Lời nguyện Công giáo
Mới đây người ta đã hỏi các thanh thiếu niên nước Anh đâu là điều
khiến họ quan tâm nhất? Đa số các bạn trẻ, cả những em mới 12 tuổi, đã trả lời
rằng họ lo lắng vì lớp ô-zôn che chở bầu khí quyển trái đất bị phá hỏng.
Bổn phận trước mắt của người
thiếu niên là chăm lo bài vở ở nhà trường, vâng lời giúp đỡ cha mẹ ở gia đình và
cùng với các bạn làm điều tốt ở lớp, ở xóm, ở giáo xứ. Tuy nhiên, cả những vấn đề
làm đau đầu người lớn cũng đang đập vào mắt vào tai người thiếu niên qua sách báo,
truyền thanh, truyền hình…nhờ đó người thiếu niên cũng được chia sẻ phần nào với
những bận tâm của cả loài người : các vấn đề môi trường sống bị ô nhiễm, chẳng
hạn khí trời ngày càng ngột ngạt khó thở, nhiệt độ ngày càng nóng lên, nước sông
nước biển bị dơ bẩn vì các chất phế thải, các vấn đề dân số thế giới gia tăng, lương thực bị thiếu hụt, của
cải trên thế giới được phân chia không đồng đều, nhiều vùng bị đói, các tệ nạn
xã hội, chiến tranh, khủng bố vẫn còn sôi sục ở nhiều nơi,và ở nhiều nơi, các
quyền của con người không được tôn trọng…
Quả là những chuyện xa vời,
ở ngoài tầm tay thiếu niên và không thể để chúng chi phối ngăn cản việc học tập
của bạn. Tuy nhiên, bởi vì thế giới ngày nay đã trở nên nhỏ bé, nhân loại đã gần
gũi nhau như một gia đình, cho nên mọi người đều thấy mình cần phải biết đến những
khó khăn chung của loài người trên thế giới để cùng cảm thông chia sẻ.
Đối với người tín hữu, ta
cần biết hiệp thông cầu nguyện. Nhờ đó, lời cầu nguyện của chúng ta mới nổi rõ
tính cách Công giáo, nghĩa là mở rộng ra với tất cả và hướng đến tất cả loài người
ở khắp nơi trên thế giới.
Không phải chúng ta chỉ cầu
nguyện cho bản thân, cho gia đình, cho quê hương đất nước mà thôi, nhưng còn phải
cầu nguyện cho các vấn đề của nhân loại.
Và như thế, trí của bạn sẽ
thêm mở ra, lòng của bạn sẽ thêm trải rộng…
- Tóm ý: Là người tín hữu trẻ, chúng ta cần sống chia sẻ với những bận tâm
của cả loài người bằng cách chu toàn bổn phận của mình và hiệp thông cầu nguyện
cho tất cả loài người ở khắp nơi trên thế giới.
· TÓM Ý TOÀN BÀI: Các phương tiện đi lại và thông tin ngày nay càng làm cho chúng ta
thấy mình gần gũi với mọi anh chị em khác trong nhân loại, để cùng lo, cùng nghĩ,
cùng làm với nhau và cùng vui mừng sống thân ái với nhau như trong một gia đình.
Là những người trẻ của Chúa Ki-tô, chúng ta chia sẻ những bận tâm của cả loài
người bằng một đời sống cầu nguyện và cầu tiến.
2.
Các em học sinh thảo luận:
Câu
hỏi thảo luận: Bạn ước mơ gì cho quê hương đất nước? Và
bạn sẽ làm gì để góp phần cho ước mơ ấy sớm thành sự thật?
Xem:
Tình hình chung của nước Việt
- Đời sống đạo: Tổng số Công
giáo của 25 giáo phận : 5. 324. 492 người
/ Tổng dân số của Việt
- Văn hóa, xã hội: Còn nạn
mù chữ, nhiều trẻ em không được đến trường, hoặc bỏ học sớm, nhiều người không đủ
điều kiện để học thành tài, số bạn trẻ được tiếp xúc, giao lưu, học hỏi với nền
văn minh của các nước khác còn rất hạn chế.
Còn nhiều tệ nạn xã hội,
bệnh tật không được chăm sóc…
- Kinh tế : vẫn còn nhiều
người nghèo đói, thất nghiệp…
Xét:
Em ước mơ gì cho đất nước?
- Có nhiều người dấn thân
cho việc truyền giáo.
- Tất cả mọi trẻ em được đến
trường, những người trẻ có cơ hội thăng tiến, được học hành thành tài để phục vụ
hữu hiệu hơn.
- Mọi người biết chia sẻ,
sống tương thân tương ái để không còn những người nghèo đói.
- Phẩm giá con người được
tôn trọng, yêu chuộng đạo lý…
Làm:
Vậy em sẽ làm gì?
- Hiệp thông cầu nguyện,
sống đạo và tích cực làm tông đồ môi trường.
- Ham thích học hỏi, quan
tâm đến những vấn đề của cả nhân loại, của Hội thánh, của quê hương đất nước,
gia đình để cảm thông và chia sẻ.
III. DẪN VÀO LỜI CHÚA:
Các em thân mến, Mẹ Têrêsa Calcutta đã được tái cử trong chức vụ Bề
trên Tổng quyền dòng Nữ tử Thừa sai bác ái do Mẹ thành lập năm 1950. Dù khi đó
Mẹ đã 80 tuổi và nhiều lần xin từ chức vì lý do sức khỏe, Mẹ Têrêsa vẫn được Tổng
công hội tín nhiệm và dồn phiếu cho. Sự kiện này chỉ có thể được nhìn và khẳng định
với con mắt đức tin. Sức mạnh của Mẹ Têrêsa và của Dòng chính là lòng tín thác
vào Chúa quan phòng và niềm tin vào hiệu năng của lời cầu nguyện. Ngày nay, dòng
của Mẹ đã có mặt trên gần khắp thế giới, hòa mình và chia sẻ với biết bao phận
người đau khổ. Khi còn sống, có lần Mẹ Têrêsa đã đến Việt Nam, những người được
diễm phúc gặp Mẹ đã chia sẻ: dù Mẹ và họ không cùng ngôn ngữ, nhưng đã cảm thấy
rất gần và hiểu nhau, bởi Mẹ đã nói bằng ngôn ngữ của con tim, ngôn ngữ của Chúa
Thánh Thần. Mẹ Têrêsa đã cho chúng ta bí quyết của đời sống đức tin, đó là cầu
nguyện để được sự bình an và mang lại hoa trái của sự bình an cho người khác. Cầu
nguyện không có nghĩa là khép mình trong vỏ ốc của ích kỷ, cho dẫu vỏ ốc ấy có ấm
êm đến đâu. Cầu nguyện là đặt mình giữa Chúa và tha nhân. Cầu nguyện là đến với
Chúa để múc lấy sự bình an và mang hoa trái của sự bình an đến cho tha nhân. Đời
sống của Mẹ Têrêsa và các Nữ tử Thừa sai bác ái làm chúng ta nhớ đến các Tông đồ
xưa tại Giêrusalem trong ngày lễ Ngũ tuần: các ngài đã đồng tâm cầu nguyện, và
khi đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần, các ngài đã hòa mình với các dân tộc (nói tiếng
bản xứ của họ) để loan báo những kỳ công của Thiên Chúa cho họ. Thánh Luca đã kể
lại đời sống của các Tông đồ trong sách Công vụ Tông đồ.
Mời các em đứng, chúng ta
cùng lắng nghe Lời Chúa.
IV. CÔNG BỐ LỜI CHÚA: Cv 2, 1-11
Thinh lặng giây lát
V. CẦU NGUYỆN GIỮA GIỜ:
1.
Gợi tâm tình cầu nguyện:
Các em thân mến, Đức Giê-su
Ki-tô, Chúa chúng ta, Đấng đã chết “để thâu họp con cái Thiên Chúa đang tản mác
khắp nơi về lại làm một” (Ga 11,52). Là người Ki-tô hữu, chúng ta biết rằng mọi
người đều là con của một Cha chung trên trời và chúng ta có bổn phận chia sẻ với
những bận tâm của cả loài người. Với những tâm tình đó, anh (chị) mời các em cùng
hiệp ý cầu nguyện.
2. Cầu nguyện:
Lạy Chúa Thánh Thần, xin cho chúng con nhận ra sự hiện diện của Ngài
giữa lòng thế giới, trong lòng mọi người. Thế giới hôm nay còn nhiều điểm tối,
nhưng vẫn có những đốm sáng rực rỡ: khi con người ngồi lại gần nhau để giải quyết
tranh chấp, tìm kiếm hòa bình; khi cả thế giới lo chung một mối lo: bảo vệ trái
đất, ngăn chặn sida, tận diệt ma túy; khi có những người quan tâm đến người nghèo
hơn; khi trẻ thơ và người già được chăm sóc; khi những hàng rào ngăn cách các nước
được tháo gỡ;khi không còn nạn kỳ thị chủng tộc, tôn giáo, màu da; khi những tiến
bộ của khoa học kỹ thuật làm cho con người sống hạnh phúc; khi mọi người nhận
ra mình là anh em của nhau, liên đới với nhau và chịu trách nhiệm về nhau, sống
trên cùng một hành tinh, dưới mái nhà bầu trời.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin
cho chúng con thấy Ngài nơi nụ cười người ta trao cho nhau trên đường phố, nơi
những hy sinh vô vụ lợi, và cả những thao thức của những ai muốn xây dựng một
thế giới huynh đệ hơn.
Chúng con cầu xin, nhờ Đức
Giê-su Ki-tô, Chúa chúng con. Amen.
VI. SINH HOẠT: Hát : Ta là anh em ( Ra khơi 2,trg. 180)
Hoặc : Chúng
ta là anh em ( Ra khơi 2,trg. 184)
VII. BÀI TẬP:
Em hãy chọn câu đúng nhất và đánh dấu x vào ô vuông º
1.
Là người Ki-tô hữu trẻ, cách sống của chúng ta là:
a. Tìm hiểu những biến cố
xảy ra trên thế giới.
b. Tự hào vì mình là người
Việt
2.
Lời cầu nguyện của người tín hữu cần:
a. Ngắn gọn, quy về mình. b. Mở rộng ra với tất cả và hướng đến tất
cả loài người.
c. Hướng đến quê hương, dân
tộc mình mà thôi. ( câu b )
VIII. ĐIỀU DỐC LÒNG:
Phần thảo luận: LÀM
IX. CẦU NGUYỆN CUỐI GIỜ:
Lạy Chúa, chúng con cám ơn Chúa qua bài học hôm nay, chúng con ý thức
hơn sự liên đới của đời sống chúng con trong cộng đồng nhân loại. Xin Chúa giúp
chúng con trở thành những chứng nhân trung thành, khôn ngoan và thân ái với mọi
người như anh em trong cùng một gia đình, để cùng nhau xây dựng quê hương trần
thế tốt đẹp, hướng đến quê hương trên trời. Amen.