- Lời Chúa: Tv 62
- Ý chính : Cầu nguyện là sự gặp gỡ thân tình giữa Thiên Chúa và con người .
- Giáo cụ trực quan : *Tranh
: Chúa Giêsu cầu nguyện tại vườn Ghetsêmani
(Số 95).
* Sách
Chúa nói với trẻ em đoạn 82, trang 79.
I. CẦU NGUYỆN ĐẦU GIỜ
Lạy Chúa Giêsu,
xưa Chúa đã dậy các Tông đồ cầu nguyện. Ngày
hôm nay, xin Chúa hãy dậy chúng con biết
cách cầu nguyện, sống thân tình với Chúa
để chúng con sống thật gần Chúa và yêu mến Chúa nhiều hơn.
Đọc kinh Cúi xin Chúa sáng soi.
II. DẪN VÀO LỜI CHÚA
1/ Ôn bài cũ và kiểm tra điều đã quyết tâm.
+ Ôn bài cũ :
- Chúa Giêsu đã khởi đầu ngày mới như thế nào ?
- Để sống một ngày mới tốt đẹp, em cần làm những điều gì? (Mời một số em trả lời ).
+ Kiểm tra quyết tâm :
Trong tuần qua các em đã cố gắng dậy ngay khi nghe chuông báo thức
và làm dấu Thánh giá, đọc kinh dâng ngày cho Chúa chưa ?
2/ Dẫn vào Lời Chúa.
Hôm ấy Osama, một sinh viên, bước vào một nhà thờ cổ ở
Đứng ở cuối nhà thờ, anh nhìn thấy một bóng đen đang quỳ cầu nguyện
ở hàng ghế đầu. Đến gần, Osama mới nhận
ra đó chiùnh là nhà Bác học André Marie Ampère(1775-1836), chàng sinh viên không ngừng theo dõi cử chỉ cầu nguyện của một
giáo sư vật lý và hoá học nói trên. Khi ông đứng dậy ra về, chàng liền bước tới
phòng làm việc của ông. Thấy chàng thanh niên đứng trước cửa phòng dáng vẻ rụt
rè, giáo sư Ampère (Am-pe) liền cất tiếng
hỏi :
-Này người bạn trẻ anh cần gì đó
? Tôi có thể giúp anh giải bài toán vật
lý nào không ?
Chàng sinh viên nhẹ nhàng trả lời :
- Thưa giáo sư, con là một sinh
viên khoa văn chương, con dốt khoa học lắm, xin giáo sư cho phép con được hỏi một
chút về đức tin mà thôi .
Giáo sư Ampère khiêm tốn đáp lại:
- Đức tin là môn yêu thích nhất
của tôi. Nhưng nếu giúp ích cho anh điều gì tôi sẽ lấy làm hân hạnh.
Chàng sinh viên lại hỏi :
- Thưa giáo sư, người ta có thể
vừa là một nhà bác học vĩ đại vừa là một tín hữu cầu nguyện được không ?
Giáo sư Ampère ngỡ ngàng trước câu hỏi vừa nêu. Với cặp môi run rẩy
ông trả lời :
-Chúng ta chỉ vĩ đại khi cầu
nguyện mà thôi.
Giáo sư Ampère xác tín rằng cầu nguyện sẽ đem lại cho ta một sức mạnh
để trở thành con người vĩ đại. Ngoài giáo sư Ampère ra, ta còn bắt gặp nhiều tâm
hồn say mê đời sống cầu nguyện, Nhưng để biết cầu nguyện là gì, mời các em đứng
lên lắng nghe Lời Chúa.
III. CÔNG BỐ LỜI CHÚA
Tv 62.
IV. GIẢI THÍCH LỜI CHÚA
1/ Dẫn giải Lời Chúa
- Lời Chúa các em vừa nghe được viết trong sách nào ? (Thánh Vịnh). Thánh Vịnh bao nhiêu ? (Tv 62)
-Thánh Vịnh này là lời cầu nguyện của ai? (Của vua Đavit).
-Vua Đavít cầu nguyện từ lúc nào ? (Ngay từ rạng đông).
-Qua Thánh Vịnh này, Vua Đavít có những tâm tình gì khi cầu nguyện ?
(Vua Đavít đã có những tâm tình sau : chiêm ngắm, ca tụng, cầu khẩn, phó dâng). Đây là những tâm tình cần
phải có khi cầu nguyện. Chúng ta hãy luyện tập để có những tâm tình như vậy .
-Có một gương tuyệt vời hơn cả về cầu nguyện, các em có biết ai không?
Để trả lời cầu hỏi này, các em hạy nhìn
vào bức tranh này (Tranh số 95: Chúa Giêsu cầu nguyện tại vườn Ghetsêmani). Chắc
bây giờ các em đã biết ai là mẫu gương tuyệt vời nhất về việc cầu nguyện, ai? (Chúa Giêsu).
-Chúa Giêsu đang cầu nguyện ở đâu? (Vườn Ghetsêmani hay Vườn Cây Dầu).
-Khi nào ? (Sau bữa Tiệc ly, trước
khi chịu khổ nạn).
-Chúa Giêsu cầu nguyện thế nào ? [Lạy Cha, nếu Cha muốn, cha có thể cất cho con sự đau khổ và cái chết. Nhưng
xin đừng làm theo ý con mà theo ý Cha (Lc 22, 42)].
-Qua lời cầu nguyện này tâm tình của Chúa Giêsu là gì ? (Tâm tình khiêm tốn, vâng phục và phó thác).
Để hiểu rõ hơn về tâm tình của Chúa Giêsu khi cầu nguyện, các em mở
sách Chúa nói với trẻ em đoạn 82, trang 79 và đọc.
Chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về việc cầu nguyện và tâm tình phải có
khi cầu nguyện ở phần bài học sau đây.
2/ Giải thích câu hỏi thưa .
Câu 1 : Cầu nguyện là gì ?
-Các em có bao giờ nói chuyện riêng với ba má
chưa? (Có).
-Các em nói gì với ba má ?
*Khi ba má giúp đỡ, cho quà, tha lỗi…thì các em nói với ba má thế nào
? (Cám
ơn).
*Khi làm điều gì sai trái làm cha mẹ buồn, các em nói với ba má thế
nào ? (Xin lỗi).
*Khi cần đồ dùng, quần áo, tiền học…các em làm gì ? (Xin ba má).
*Khi có chuyện vui, chuyện buồn, có việc gì khó khăn, các em làm gì
? (Tâm sự, chia sẻ với ba má).
-Cũng vậy, Thiên Chúa rất yêu thương chúng ta, luôn ở bên cạnh chúng
ta, lại là Đấng rất nhiều quyền năng nữa, nên chúng ta hãy năng thưa chuyện với
Ngài như thưa chuyện với ba má mình : cám ơn, xin lỗi. xin ơn, nói với Chúa về
những niềm vui nỗi buồn, những khó khăn của mình. Việc nói chuyện với Chúa như
thế gọi là cầu nguyện.
Vậy cầu nguyện là gặp Chúa, thưa chuyện với Chúa.
Đọc chung câu 1.
Câu 2 : Tại sao phải cầu nguyện?
-Ở tuổi chúng ta, chúng ta hay thưa chuyện với cha mẹ, tại sao ? (Vì cha mẹ là những người sinh thành ra chúng
ta, nuôi nấng, chăm sóc chúng ta, rất thương chúng ta, lại có nhiều khả năng giúp
đỡ chúng ta. Hơn nữa, chúng ta còn nhỏ chưa tự lập được, cần cha mẹ giúp đỡ).
-Cũng vậy, chúng ta cần phải thưa chuyện với Thiên Chúa nghĩa là cần
phải cầu nguyện vì :
*Thiên Chúa không chỉ đã dựng nên ta mà còn dựng nên cha mẹ ta nữa,
dựng nên hết mọi người mọi vật, Ngài là nguồn sống của chúng ta.
*Ngài luôn yêu thương chúng ta, mong cho chúng ta được hạnh phúc và
đã làm tất cả những gì có thể làm được để chúng ta được hạnh phúc bằng chứng là
đã thí mạng người con duy nhất, người con yêu quí nhất của Ngài là Đức Giêsu.
*Ngài là Đấng đầy quyền năng vì “không có gì mà Ngài không làm được”.
*Còn ta là loài yếu đuối đầy giới hạn và phải chết.
Có một em bé nọ đang
chơi mon men ben bờ suối. Bất chợt em nghe thấy một tiếng nổ lớn giật mình và rơi
xuống suối. Em cố gắng vùng vẫy lên khỏi mặt nước nhưng không được. May mắn có
một người đi ngang qua thấy vậy liền xuống cứu em lên .
Các bạn biết tại sao em bé lại vùng vãy ở dưới nước không? (Vì thiếu
không khí nên ngộp thở do đó em bé cố gắng
trồi lên khỏi mặt nước).
Trong đời sống tự nhiên, con người không thể sống được nếu như thiếu
không khí. Đời sống thiêng liêng cũng vậy, ta không thể sống nếu không gắn bó với
nguồn sống là Thiên Chúa và phương thế gắn bó với Chúa là cầu nguyện . Cầu nguyện
được ví như hơi thở, là sự sống của linh
hồn.
Đọc chung câu 2
Câu 3 . Cầu nguyện với tâm tình nào?
- Các em còn nhớ ngụ ngôn người Pha-ri-sêu và người thu thuế lên đền
thờ cầu nguyện không, em nào có thể kể lại?
- Chúa nhận lời của ai? (Người thu thuế )
-Vì sao người thu thuế lại được nhận lời? (Vì người
thu thuế cầu nguyện với tâm tình khiêm tốn, thống hối, tin tưởng và phó thác).
Vậy để được Chúa nhận lời cầu nguyện của chúng ta, chúng ta hãy bắt
chước người thu thuế là hãy cầu nguuyện với tâm tình khiêm nhường, tín thác, hãy cầu nguyện với tấm lòng tri ân sâu xa.
Đọc chung câu 3
Câu 4 . Nhờ đâu ta cầu nguyện đẹp lòng Chúa Cha ?
-Trong dụ ngôn trên, lời cầu nguyện của người Pharisêu có đẹp lòng
Chúa không ? (Không )
-Vì sao vậy? (Vì ông cậy dựa vào sức mình, kể công với Chúa,
khinh dể người khác).
-Như vậy tự sức chúng ta, lời
cầu nguyện của ta có đẹp lòng Chúa không ? (Không).
-Chúa Giêsu đã nói nếu chúng ta cầu xin nhân danh Ngài thì Chúa Cha
sẽ nhận lời, vậy để lời cầu nguyện của chúng ta đẹp lòng Chúa Cha, chúng ta phải
nhờ ai ? (Chúa Giêsu).
-Vì thế, sau khi dâng lời cầu nguyện lên Chúa Cha, kinh nguyện của
Hội Thánh thường kết thúc làm sao ? (…Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng
con. Amen).
Đọc chung câu 4
Tóm lại, bài học hôm nay dạy chúng ta về cầu nguyện. Cầu nguyện
là cuộc gặp gỡ thân tình giữa Thiên Chúa là Cha giầu tình thương, đầy quyền năng,
là nguồn sống, nguồn bình an và chúng ta là những kẻ yếu đuối đầy giới hạn . Vậy
chúng ta hãy chuyên chăm cầu nguyện.
V. CẦU NGUYỆN GIỮA GIỜ
1/ Gợi tâm tình .
Các em thân mến, nếu như một
mình đi trong đêm tối giữa cơn giông bão, chúng ta rất sợ, nhưng nếu có một người
cùng đi với chúng ta, chúng ta sẽ bớt sợ hãi. Cuộc đời của chúng ta là một cuộc
đi đường đầy giông bão: yếu đuối, bệnh tật, thiếu thốn, vất vả, đầy lo lắng và
phải chết. Cha mẹ, bạn bè, người thân chỉ làm vơi đi chỉ một chút ít những lo lắng
sợ hãi, nhọc nhằn… Có một người có thể làm vơi đi rất nhiều, thậm chí có thể cất
đi cho chúng khỏi mọi thứ giông bão này, đem lại cho chúng ta sự bình an hoàn
toàn, người này vẫn đi bên cạnh chúng ta. Người ấy là Thiên Chúa. Chúng ta có
thể gặp Ngài trong kinh nguyện. Chúng ta cùng dâng lời cầu xin Chúa giúp chúng
luôn biết cầu nguyện.
2/ Lời nguyện .
Lạy Chúa Giêsu, Chúa
đã làm gương cho chúng con về đời sống cầu nguyện và dậy chúng con cầu nguyện. Xin
thương giúp chúng con biết cầu nguyện mọi nơi mọi lúc trong đời sống. Xin ban Chúa Thánh Thần cho chúng con để Ngài tác
động trong chúng con, giúp chúng con biết
cầu nguyện đẹp ý Chúa Cha. Nhờ đó, chúng con cảm thấy mình được an vui hạnh phúc
trong sự quan phòng che chở của Ba Ngôi
Thiên Chúa. Chúng con cầu xin, vì Chúa là Đấng hằng sống hằøng sống hằng trị muôn đời. Amen.
* Em tập cầu nguyện theo gương
Chúa Giêsu Kitô.
Quản trò |
Tất cả |
Chúa Giêsu cầu nguyện
|
Hai tay chắp lại.
Nét mặt nghiêm trang. |
Chúa Giêsu thành tâm |
|
Chúa Giêsu tin tưởng |
Đan chặt hai tay vào
nhau, mắt ngước lên trời. |
Chúa Giêsu cậy trông |
Giang hai tay ra,
mắt vẫn ngước lên trời. |
Em cảm ơn Chúa |
Chắp hai tay lại,
cúi đầu xuống. |
Lưu ý: * Khi tập cử điệu cho các em: đứng hay quỳ thì tùy theo khung cảnh,
điều kiện phòng lớp.
* Sau khi các em đã
làm quen với cử điệu phù hợp với câu xướng, Quản trò làm sai các cử điệu với câu
xướng, các em phải làm đúng cử điệu theo câu xướng. Em nào làm sai bị loại ra
khỏi cuộc chơi.
Em hãy tìm xem bạn nào cầu nguyện
đúng, bạn nào sai:
-
Bạn A : Đang làm dấu Thánh giá, mắt liếc
người bên cạnh.
-
Bạn B : Lười học, xin Chúa cho con làm
toán được điểm 10.
-
Bạn C : Khiêm nhường phó dâng mọi sự theo
ý Chúa.
-
Bạn D : Cầu nguyện cho nhanh, để còn đi
chơi .
Cầu nguyện là gặp gỡ Thiên Chúa, tuần này em quyết tâm cầu nguyện sáng
tối cách nghiêm trang .
Lạy Thiên Chúa là nguồn hạnh phúc đích thực, chúng con xác tín rằng, ngoài Chúa ra chúng con không thể tìm đâu
được hạnh phúc. Xin cho chúng con luôn gắn bó với Chúa qua đời sống cầu nguyện để
đời sống chúng con luôn phấn khởi vui tươi. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa
chúng con. Amen.