THIÊN CHÚA HUẤN LUYỆN DÂN NGÀI TRONG THỜI LƯU ĐÀY
-
Lời Chúa : Ed 37, 1-14
-Ý
chính : Trong thời lưu đày Thiên Chúa đã
dùng các ngôn sứù, an ủi, dạy dỗ, giúp dân Chúa nhận ra lỗi lầm mà sửa đổi, chờ
ngày Thiên Chúa giải thoát .
-Giáo cụ trực quan :
* Tranh : Dân Giu-đa bị bắt lưu đầøy ở
Ba- by- lon (Số 35).
* Sách Chúa nói với trẻ em đoạn 37 trang 40.
I. CẦU NGUYỆN ĐẦU GIỜ
Lạy Chúa Thánh Thần, xin ngự đến trong tâm hồn mỗi người chúng con.
Ước gì trong giờ học này, chúng con biết chú ý, đón nhận và hiểu được Lời Chúa dạy
dỗ chúng con.
Hát : Cầu xin Chúa Thánh Thần.
II . DẪN VÀO LỜI CHÚA
1/ Ôn bài cũ và kiểm tra điều đã quyết tâm.
+Ôn bài cũ :
-Thiên Chúa đã sai ai đến để nhắc nhở Dân Ngài
mỗi khi họ không giữ Giao ước ? (Các ngôn
sứ).
-Khi Dân
Chúa không nghe lời các Ngôn sứ, Thiên Chúa
đã sửa phạt họ như thế nào ? ( Cho
họ đi lưu đầy).
-Có mấy
cuộc lưu đầy ? (Có 2 cuộc lưu đầy).
-Ở đâu, năm
nào ? (Lần 1 : Ở Ninivê, năm 721 TCN – Lần
2 : Ở Babylon, năm 587 TCN).
+Kiểm tra quyết tâm :
Trong tuần qua, các em có cố gắng sửa sai
khi được cha mẹ, thầy cô, những người có trách nhiệm nhắc nhở không ?
2/ Dẫn vào Lời Chúa .
Các em thân mến, trong bài học hôm
nay chúng ta sẽ tìm hiểu xem Thiên Chúa có ý định gì khi phạt dân phải đi lưu đầy.
Để bắt đầu bài học hôm nay, anh (chị) sẽ kể cho các em nghe câu chuyện : Thiên
Chúa không thất vọng về con người.
Văn hào Nga Dostoievski, với những
tác phẩm nổi tiếng như “tội ác và hình phạt”, “anh em nhà Karamazov”…, là người
đã trải qua một cuộc đời đầy sóng gió. Sau một thời gian dài bị giam cầm, ông bị
kết án tử hình. Nhưng như một phép lạ, vào giữa lúc sắp sửa bị hành quyết, ông
bỗng nhận được lệnh tha. Người viết tiểu sử của ông kể lại như sau :
Thời gian trong tù đã in đậm nét trong quãng đời còn lại của ông. Khi bị
đưa lên máy chém, từ trên chiếc máy chém nhìn xuống đám người đang đứng dưới chân
mình, ông thấy những người xử tử ôngï là những người đáng thương. Dù họ có phạm
những tội ác tày trời đi nữa, tâm hồn họ vẫn là tâm hồn của nhữhg con người vô
tội, do đó đáng được tha thứ .
Khi bước xuống khỏi máy chém, Dostoievski
thấy mọi sự như vô nghĩa. Điều duy nhất còn có nghĩa với ông đó là tình yêu. Thật
vậy, cho dù trong suốt 30 năm sau tù đầy, cuộc đời của ông có đắm chìm trong khốn
khổ, ô nhục, nhưng ông luôn nhìn mọi sự qua lăng kính của yêu thương. Một lần bị
đưa lên máy chém đó cho ông hiểu được cái đau khổ của con người và tất cả mọi người đều đáng cảm thông, thương
mến.
Cả cuộc đời
ông là một cố gắng không ngừng để diễn đạt câu nói “Hỡi các bạn, không gì có thể ngăn cản tôi yêu thương các bạn” .
Giữa con người với con người mà chúng
ta còn thấy có những người đã thể hiện lòng yêu thương cách tuyệt vời như thế, huống
chi đối với Thiên Chúa, Đấng là Tình Yêu, Ngài yêu thương chúng ta vô cùng. Tình
thương đó được biểu lộ như thế nào mời các em đứng lên lắng nghe lời Chúa.
II. CÔNG BỐ LỜI CHÚA
III.GIẢI THÍCH LỜI CHÚA
1 /Dẫn giải Lời Chúa .
- Lời Chúa mà các em vừa nghe được
trích từ sách nào? (Sách Ê-di-ki-en).
-Đoạn Lời Chúa nói về điều gì ? (Nói về một thị kiến của ngôn sứ Edêkien).
-Trong thị kiến, Ê-dê-ki-en đã
nhìn thấy những cái gì ? (Những bộ xương khô).
-Những bộ xương khô này đã được
Thiên Chúa biến đổi như thế nào? (Thiên
Chúa làm cho những bộ xương khô sống lại: đặt gân, có da có thịt mọc lên, Thiên
Chúa ban thần khí cho và các bộ xương khô đã có sự sống, chúng đã hồi sinh).
- Những bộ xương nay chỉ ai đây ?
(Chỉ dân Israel bị lưu đầy ở Babylon).
-Thiên Chúa còn nói gì nữa ? (Ngài nói Ngài sẽ cho dân bị lưu đầy trở về quê huơng).
Thị kiến này làm bừng lên một
tia hy vọng: Dân Chúa đang bị sống lưu đầy sẽ được Chúa cho trở về quê hương. Như
vậy, Chúa phạt nhưng rồi Chúa lại thương và sẵn sàng tha thứ, khi dân Chúa có lòng
ăn năn hối cải. Do đó, hình phạt lưu đầy là thời gian, phương thế Thiên Chúa huấn
luyện Dân Ngài.
Các em hãy quan sát bức tranh này
(Số 35):
*Hãy cho biết quân lính của Vua Na-bu-cô-đô-nô-so
là những ai? (Những người cưỡi ngựa cầm cây thương và người cầm roi).
*Những người còn lại là ai? (Là Dân
Chúa).
*Nét mặt những người này như thế nào ? (Buồn rầu,
sợ hãi).
*Tại sao họ bị trói tay? (Vì phải
cưỡng bức rời xa quê hương ).
* Họ buộc phải lưu đày ở đâu ? (Ba-by-lon).
* Tương lai của họ sẽ thế nào? (Tối tăm
mù mịt, vì họ là những người nô lệ).
* Người nô lệ là như thế nào? (Người nô
lệï không có tự do, không có luật pháp bảo vệ. Người chủ của họ muốn làm gì thì
làm: sai bảo, đánh đập, chém giết …).
Như thế phải chăng Thiên Chúa đã
bỏ rơi Dân Ngài ?
Các em hãy mở sách Chúa nói với
trẻ em trang 40 và đọc đoạn 37 để thấy Chúa không hề bỏ rơi dân nhưng thời gian
lưu đầy chính là thời gian Chúa huấn luyện dân Ngài và qua đó khám phá ra tình
yêu vô bờ bến của Thiên Chúa đối với Dân Ngài và với loài người chúng. Quả thật,
cho dù chúng ta có bỏ Chúa, nhưng Ngài không bao giờ bỏ ta.
Chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về điều
này trong phần bài học sau đây.
2/ Giải thích câu hỏi thưa.
Câu 1: Khi để dân Ngài
bị lưu đầy Thiên Chúa có bỏ rơi họ không
?
-Ở bài học trước, khi dân phạm tội,
Thiên Chúa đã xử trí thế nào ? (Ngài đã
sai các ngôn sứ (các tiên tri) đến nhắc nhở họ từ bỏ tội lỗi, quay đầu trở về với
Ngài).
-Nhưng dân chúng không nghe lời,
cứ sống trong tình trạng tội lỗi. Thiên Chúa đãlàm gì ? (Ngài đã phạt họ, cho họ đi lưu đầy).
-Bức tranh này (Số 35) diễn tả
những khổ cực, cay đắng, đau khổ của Dân Chúa khi sống kiếp lưu đầy ở Babylon. Như
thế phải chăng Thiên Chúa bỏ rơi họ luôn ? (Không, Thiên
Chúa không bỏ rơi họ. Thiên Chúa đã sai các ngôn sứ đến hướng dẫn, an ủi họ).
-Các ngôn sứ nào được Chúa sai đến
với dân bị lưu đầy ? (Ngôn sứ Êdêkien, Isaia
thứ hai).
Đọc chung câu 1.
Câu 2 : Ngôn sứ Ê-dê-ki-en đã dạy dân điều
gì ?
-Qua thị kiến
Thiên Chúa cho những bộ xương khô hồi sinh của ngôn sứ Êdêkien mà chúng ta đã
tìm hiểu ở trên thì đám xương khô nói về ai ? (Nói về dân Chúa đang bị lưu đầy ở Babylon).
-Đám xương
khô sống lại ám chỉ điều gì ? (Aùm chỉ rằng
Thiên Chúa sẽ cứu dân ra khỏi kiếp nô lệ và đưa trở về quê hương).
Như vậy, ngôn sứ Êâdêkien được
Chúa sai đến với dân bị lưu đầy ở Babylon để loan báo Tin Vui : Thiên Chúa không
bỏ rơi dân, Ngài sẽ giải thoát họ, đem họ trở vế quê hương và ký kết lại với họ
một giao ước mới.
Đọc chung câu 2.
Câu 3 : Ngôn sứ Isaia thứ hai đã an
ủi dân thế nào ?
Trước khi tìm hiểu xem ngôn sứ
Isaia thứ hai an ủi dân thế nào, chúng ta nên tìm biết ngôn sứ Isaia thứ hai là
ai.
-Trong Thánh Kinh Cựu Ước, chúng ta thấy có mấy
cuốn sách mang tựa đề Isaia? (Chỉ có một
cuốn mang tên Isaia).
-Vậy tại sao người ta lại nói đến Isaia thứ
hai? (Tuy chỉ có một cuốn sách mang tên
Isaia, nhưng cuốn sách này gồm 66 chương được 3 tác giả khác nhau viết vào 3 thời
kỳ khác nhau.
*Phần I : Từ chương 1 đến chương
39 : được viết vào thế kỷ thứ VIII TCN do ngôn sứ Isaia thứ nhất.
*Phần II : Từ chương 40 đến chương
55 : được viết vào thởi lưu đây ở Babylon, thế kỷ thứ VI (587-538 TCN) do một
ngôn sứ khác được gọi là ngôn sứ Isaia thứ hai.
*Phần III : Từ chương 56 đến
chương 66 : được viết vào thời sau lưu đầy Babylon, thế kỷ thứ V TCN do một ngôn
sứ khác nữa, được gọi là ngôn sứ Isaia thứ ba.)
Như thế phần II của cuốn sách là
công trình của ngôn sứ Isaia thứ hai được viết vào thời lưu đầy nhằm an ủi Dân
Chúa đang bị lưu đầy ở Babylon. Ngôn sứ loan báo cho dân chúng biết thời Thiên
Chúa khôi phục Giêrusalem đã đến gần. Đây là một cuộc xuất hành mới trở về Giêrusalem
mới đẹp hơn Giêrusalem trước kia. Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi Dân Ngài.
Đọc chung câu 3.
Câu 4 : Dân chúng đã đáp lại lời các ngôn sứ thế nào ?
Trước các lời kêu gọi thay đổi đời
sống, an ủi và khích lệ của các ngôn sứ, dân chúng đã ăn năn sám hối, thay đổi đời
sống, chuyên chăm cầu nguyện và tin tưởng chờ ngày Thiên Chúa sẽ cho họ trở về
quê hương.
-Vậy Thiên Chúa có thực hiện lời
hứa này không ? (Có, vào năm 538 TCN, dân
chúng đã được trở về quê hương).
Đọc chung câu 4.
Tóm lại, khi Thiên Chúa để Dân
Ngài phải sống kiếp lưu đầy là Ngài muốn thanh luyện họ nên tốt hơn, biết sống
trung thành với Giao ước để họ xứng đáng là Dân Riêng của Ngài.
V . CẦU
NGUYỆN GIỮÛA GIỜ
1/ Gợi tâm tình .
Các em thân mến,
Qua bài học vừa rồi, chúng ta đã
thấy rằng hình phạt lưu đầy mà Thiên Chúa dành cho Dân Ngài không phải là một sự
đoạn tình đoạn nghĩa nhưng chỉ là một thời gian Thiên Chúa dùng để huấn luyện dân
nhằm cứu dân. Bằng chứng là sau ít chục năm, Thiên Chúa đã đưa dân trở về quê hương
trong sự tin tưởng gắn bó với Thiên Chúa, Đấng là nguồn sống và bình an của họ.
Ngày nay Thiên Chúa vẫn tiếp tục yêu thương chúng ta và mong chúng ta luôn tin
tưởng và gắn bó với Ngài để được sống trong bình an, hạnh phúc. Vì thế, chúng
ta cùng dâng lời cầu nguyện.
2/Lời nguyện .
Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa vì
chẳng những Chúa đã không bỏ rơi chúng con khi chúng con xúc phạm đến Chúa, mà
còn tìm cách an ủi, dạy dỗ, mong chúng con trở về đường
ngay nẻo chính . Xin Chúa thương giúp chúng con luôn cố gắng sống tốt theo lời
Chúa dậy, biết tha thứ cho nhau, chịu đựng
lẫn nhau, cùng nhau sống tốt và luôn làm toả sáng tình yêu của Thiên Chúa cho muôn
người. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô Chúa chúng con. Amen.
VI. SINH HOẠT
Trò
chơi : Làm ngôn sứ
Cách chơi : Chọn một em đứng vào vòng tròn, bịt kín mắt.
Người Điều Khiển dẫn em này đi một vòng, rồi dừng lại ở một em nào đó. Cho hai
em đối đáp với nhau chừng 30 giây. Em không bịt mắt phải cố gắng giả giọng, để
nhà ngôn sứ không nhận ra mình. Nếu bị nhận ra thì em ấy phải làm Ngôn sứ .
VII. BÀI TẬP:
Em hãy dùng những từ sau đây điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa.
Cầu nguyện, Học hỏi, Sửa đổi; Êdêkien, Isaia thứ hai .
1. Trong thời lưu đầy Thiên Chúa gởi 2 ngôn sứ là ngôn sứ . . . và ngôn sứ . .
. đến để dạy dỗ dân chúng.
2. Dân chúng đã …………. đời sống, cùng nhau
……………. . và …………………. Lời Chúa .
VIII. SỐNG LỜI CHÚA
Em
quyết tâm vâng lời Thiên Chúa qua những người có trách nhiệm dạy dỗ em: Cha xứ,
cha mẹ, thầy cô, các giáo lý viên.
IX . CẦU NGUYỆN KẾT THÚC
Lạy Chúa xưa Chúa đã dạy dỗ dân chúng qua các ngôn sứ .
Nay Chúa cũng dạy dỗ chúng con bằng Lời
của Chúa và qua các cha, Giáo lý viên, ông bà, cha mẹ, thầy cô. Xin Chúa thương
giúp mỗi người chúng con luôn biết vui vẻ
vâng lời các ngài để có thể được gọi là người con yêu của Chúa. Chúng con cầu
xin nhờ Đức Giêsu Kitô Chúa chúng con-
Amen.
Đọc kinh Sáng danh