Bài 14: Điều Răn Thứ
Bảy ( 2 )
NGUYÊN TẮC VỀ
CÔNG BẰNG VÀ XÃ HỘI
PHẦN HỌC SINH
Câu 1 : H. Vì
sao khi sử dụng của cải, cần nhắm đến ích chung của mọi người ?
T. Vì tài sản trong vũ trụ được
Thiên Chúa ban chung cho tất cả loài người để phục vụ con người toàn diện và
cộng đồng nhân loại.
Câu 2 : H.
Nguyên tắc ấy đòi hỏi các quốc gia phải làm gì cho nhau ?
T. Nguyên tắc ấy đòi hỏi các nước
giàu phải có tình liên đới tương trợ giúp các nước nghèo phát triển trong độc
lập và tự do.
Câu 3 : H. Hội
Thánh có vai trò nào trong những vấn đề kinh tế xã hội ?
T. Hội Thánh đưa ra những nguyên tắc
luân lý cho hoạt động kinh tế xã hội, nhằm bảo vệ các quyền căn bản của con
người để xây dựng một thế giới công bằng và huynh đệ.
Câu 4 : H. Các
quốc gia cần phải tổ chức hoạt động kinh tế và sản xuất như thế nào ?
T. Cần phải tổ chức cho công bằng
hợp lý để mọi người đều có cơ hội thăng tiến bản thân và sống xứng đáng phẩm
giá con người, cụ thể là phải bảo đảm các quyền căn bản của con người, nhất là
quyền của người lao động.
Câu 5 : H. Lao
động có ý nghĩa như thế nào ?
T. Lao động là khả năng Thiên Chúa
trao, và cũng là trách nhiệm Thiên Chúa trao, để con người được vinh dự tiếp
tay vào công cuộc sáng tạo, góp phần vào công cuộc cứu độ và thánh hóa trần
gian. Vì thế, cần phải tổ chức thế nào, để công việc lao động giúp nâng cao chứ
không đè bẹp phẩm giá con người.
Câu 6 : H. Người
Kitô hữu cần góp phần thế nào vào các vấn đề xã hội ?
T. Cần có sáng kiến góp phần theo
hai cách :
- Một là cùng với các công dân khác
dấn thân hành động để lo cho ích chung, làm cho cơ cấu xã hội ngày càng thấm
nhuần tinh thần Tin mừng.
- Hai là tận tâm lo cho những người
nghèo khó và quẫn bách.
Câu 7 : H. Những
giáo huấn của Hội Thánh về các vấn đề công bằng xã hội gọi là gì ?
T. Những giáo huấn ấy hợp thành một toàn
bộ gọi là học thuyết xã hội của Hội Thánh.
PHẦN
GIÁO LÝ VIÊN
- Lời Chúa : Cv
4, 32. 34 - 35.
- Ý chính : Lao động chân chính và yêu thương
nhân loại.
- Giáo cụ trực quan : - Tranh :
Chúa Giêsu lao động:
Xưởng mộc Nadaret (Số 107).
-
Sách Chúa nói với trẻ em đoạn 69, trang 68.
I. CẦU NGUYỆN ĐẦU GIỜ
Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến chiếu dọi ánh sáng Chúa vào tâm
trí chúng con, giúp chúng con biết mở rộng cõi lòng, để chúng con biết lắng
nghe và nhất là giúp chúng con biết sống Lời Chúa.
Hát Cầu xin Chúa Thánh Thần.
II. DẪN VÀO LỜI CHÚA
1/ Ôn bài cũ và kiểm tra điều đã quyết tâm.
+Ôn bài cũ :
-Tuần trước ta học về điều răn thứ 7. Vậy điều
răn thứ 7 dậy ta sống thế nào với những người xung quanh ? (Dậy ta phải biết tôn trọng của cải của người khác, và phải giúp đỡ người
khác khi họ gặp khó khăn).
- Khi ta lấy, giữ, lượm được của rơi ta không
trả lại cho chủ của, ta có lỗi không? ( Có ).
- Khi lỗi Đức công bằng, em đi xưng tội, như
vậy đã đủ chưa? (Chưa, cần phải đền trả nữa).
Như thế, tội lỗi đức công bằng muốn được Thiên
Chúa tha thứ thì phải đền trả.
+Kiểm tra quyết tâm :
Trong
tuần qua các em có cố gắng không lấy bất cứ cái gì của ai không ?
2/ Dẫn vào Lời Chúa.
Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu
giới răn thứ 7 về các nguyên tắc công bằng xã hội.
Một nữ tu thuộc tu hội Nữ Tử Bác Aùi được người ta chỉ vào một nhà giầu
kia mà xin cho người nghèo. Đang khi đợi, Soeur nghe ở phòng bên ông chủ mắng
con :
-Tại sao lại dùng hai con tem trong khi một con là đủ gửi rồi, phải chọn tem cho đúng số tiền chứ !
Nghe vậy sơ rất nản lòng, chắc
không xin được của giúp đỡ, nhưng thật đáng kinh ngạc, Soeur nhận được của giúp
đỡ người nghèo rất rộng rãi. Soeur nói :
- Thưa ông, tôi biết ơn ông rất nhiều và sự biết ơn
của tôi càng thêm lớn, vì tôi không ngờ ông lại cho thật nhiều thế này.
Ông chủ nhà hỏi : - Tại sao Soeur nghĩ vậy ?
Soeur đáp : Vì lúc nãy tôi nghe ông mắng con ông về chuyện phí tem.
Ông cười: - Soeur ơi ! Tần tiện và tiết kiệm không phải là hà tiện. Tôi muốn dậy
con đừng phí của, dù đó là con tem chẳng đáng bao nhiêu. Chính vì thế mà tôi có
thể cho người nghèo nhiều hơn.
Các em thân mến ! Ông nhà giầu này
nói rất đúng các em ạ. Mọi của cải đều do Thiên Chúa ban. Thiên Chúa tạo dựng vũ
trụ và giao cho con người quản lý, nên ta phải biết sử dụng một cách khôn khéo,
một ngày nào đó Chúa sẽ đòi chúng ta trả lời về việc sử dụng tiền của. Ngày đó
là ngày tận thế, Chúa sẽ tách người lành ra khỏi kẻ dữ.
Vậy chúng ta phải sử dụng của cải
như thế nào cho đúng ý Chúa. Trước khi tìm hiểu, anh (chị) mời các em cùng đứng
để lắng nghe Lời Chúa.
III. CÔNG BỐ LỜI CHÚA
Cv 4, 32. 34- 35.
IV.
GIẢI THÍCH LỜI CHÚA
1/ Dẫn giải Lời Chúa.
- Các em vừa nghe đoạn Lời Chúa
trích trong sách nào ? (Sách Công Vụ Tông
Đồ ).
- Sách Công
Vụ nói về cộng đoàn các tín hữu đầu tiên, đối với họ mọi của cải họ có đều coi
là của gì ? (Họ đều coi là của chung ).
- Trong cộng
đoàn này, có ai phải thiếu thốn không? (Không
).
Đây là hình ảnh một xã hội công
bằng, ấm no hạnh phúc mà tất cả mọi người đều mơ ước.
Để xây dựng một xã hội yêu thương
như thế không phải là dễ, vì do tội nguyên
tổ, con người thường hay tham lam ích kỷ, dễ hướng về điều xấu. Nên thời nào cũng
xảy ra những chuyện tham lam, ích kỷ, chia rẽ. Chính vì thế, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, dựa vào Lời Chúa nói về việc phán xét vào ngày
tận thế mà chúng ta sẽ đọc dưới đây, dần dần Hội Thánh đề ra những nguyên tắc
giúp cho con cái mình và những người thành tâm thiện chí cùng nhau xây dựng một
xã hội tốt đẹp, công bằng và yêu thương nhau hơn. Các em hãy mở Sách Chúa nói vời
trẻ em đoạn 69, trang 67-68 và cùng nhau đọc.
Chúng ta tiếp tục tìm hiểu vấn đề
này trong phần bài học dưới đây.
2/ Giải thích câu hỏi thưa.
Câu 1 : Vì sao khi sử dụng của cải cần nhắm đến ích chung của mọi người?
-Khi Thiên Chúa tạo dưng vũ trụ
xong, Ngài giao cho ai chăm sóc và làm phát triền vũ trụ ? (Giao cho con người).
Đúng, Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ
và trao quyền quản lý cho con người (X.
St 1, 16-29). Mỗi người tùy khả năng
sáng kiến làm phát triển vũ trụ. Là con người ai cũng đều có quyền có tài
sản riêng để lo cho bản thân, cho gia đình. Đó là quyền tư hữu.
-Tuy nhiên khi sử dụng của cải,
con người có được coi là của riêng mình, không chia sẻ cho ai ngay cả người đói
khổ không? (Không).
Chúng ta không được coi tài sản
mình có là của riêng mình, ai đói mặc ai, nhưng phải coi đó như là những tài sản
chung, theo nghĩa, những tài sản này không những mang lại lợi ích cho ta mà còn
mang lại ích lợi cho người khác, nhất là những người kém may mắn hơn ta.
Như thế quyền tư hữu giúp con người
bày tỏ tình liên đới giữa người với người: “Lá lành đùm lá rách”. Cộng đoàn tín
hữu ban đầu đã nêu cao tấm gương yêu thương, chia sẻ cho nhau: “Không một ai
coi bất cứ cái gì mình có là của riêng, mọi sự đều là của chung. Trong cộng đoàn
không ai phải thiếu thốn… Mỗi người được phân phát tùy theo nhu cầu” (Cv 4, 32.
34- 35).
Đọc chung câu 1
Câu 2 : Nguyên tắc ấy đòi hỏi các quốc gia phải làm gì cho nhau? (Lướt
qua).
-Trên thế giới này có phải nước
nào cũng giầu có không ? (Không, có nước
giầu nước nghèo).
- Các nước giầu có phải giúp đỡ
nước nghèo không ? Có, nước giầu phải giúp đỡ các nước nghèo chưa phát triển để
các nước nghèo cũng được phát triển, để mọi nước được phát triển và mọi người được
ấm no hạnh phúc. Việc giúp đỡ này không chỉ là bổn phận của tình liên đới, của đức
bác ái, mà là bổn phận của đức công bằng, như trong Thông điệp phát triển của các dân tộc số 44 và 48 (ĐGH Phalô VI).
- Đọc chung câu 2.
Câu
3 : Hội Thánh có những vai
trò nào trong vấn đề kinh tế xã hội?
Sứ mạng của Hội thánh ở trần
gian có phải là để làm chính trị, kinh tế… không ? Không, nhưng là đem ơn cứu rỗi
đến cho mọi người. Đó chính là phục vụ hạnh phúc cho con người vì con người chỉ
hạnh phúc trọn vẹn khi con người được ở với Chúa.
Hội thánh phục vụ hạnh phúc cho
con người không chỉ loan báo Lời Chúa mà qua Lời Chúa giúp họ sống xứng với ơn gọi làm người.
Hội thánh luôn đồng hành với con
người, chia sẻ mọi lo âu khắc khoải cũng như hy vọng. Hội thánh đưa ra những
nguyên tắc hướng dẫn giúp mọi người xây dựng một thế giới công bằng và huynh đệ.
Đọc chung câu 3.
Câu 4 : Các quốc gia cần phải tổ chức hoạt động
kinh tế và sản xuất như thế nào ? (lướt qua).
-Trong thế giới hôm nay, có nhiều
người thất nghiệp không? (Có, rất nhiều ).
-Người thất nghiệp có khổ không
? (Có, rất khổ). Vì sao? (Vì không có việc làm, người ta sẽ không có tiền để sống,
để nuôi sống gia đình và để thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu của con người như khám,
chữa bệnh …).
Do đó, các quốc gia phải tổ chức
kinh tế và sản xuất cho công bằng và hợp lý, để mọi người dân đều có công ăn và
việc làm. Người lao động cần được tôn trọng và trả lương xứng đáng với công việc
họ làm.
- Đọc chung câu 4.
Câu 5 : Lao động có ý nghĩa thế nào?
-Các em thấy, để có cơm ăn áo mặc,
người ta phải làm gì ? (Phải lao động ).
-Các em hãy nhìn vào bức tranh này,
bức tranh vẽ điều gì đây? (Bức tranh vẽ
Chúa Giêsu đang làm thợ mộc tại làng Nadaret, làng quê của Ngài).
-Chúa Giêsu lao động để làm gì ?
(Để sống, để giúp đỡ cha mẹ và những người
chung quanh).
Sống ở đời ai cũng phải lao động
để sống. Nhờ lao động mà chúng ta có cơm
ăn áo mặc… Lao động hay nói cách khác, làm việc là một bổn phận của con người.
Mỗi người đều có bổn phận làm việc để nuôi thân , để phát triển tài năng Chúa ban và để nuôi sống
gia đình.
Đối
với người kitô hữu, lao động còn mang ba ý nghĩa khác nữa :
a-
Cộng tác vào công cuộc sáng tạo:
Thiên Chúa là Đấng sáng tạo, Ngài tạo dựng
vũ trụ và giao cho con người nhiệm vụ cộng tác vào chương trình sáng tạo của Ngài.
Vậy khi chúng ta lao động là đang cùng tham gia vào việc sáng tạo của Ngài.
b-
Cộng tác vào công cuộc cứu chuộc :
Con Thiên Chúa làm người, sống ở gia đình
Na-da-rét, Ngài luôn làm việc chăm chỉ giúp đỡ cha mẹ để nuôi sống gia đình. Như
thế Con Thiên Chúa đã đem lại cho việc lao động một giá trị cứu độ.
Khi lao động để nuôi sống mình và giúp đỡ
người khác, ta chịu những vấùt vả cực nhọc, ta dâng những vất vả đó để kết hợp
với vất vả, đau khổ của Chúa Kitô là ta đang cộng tác với Chúa Kitô trong công
cuộc cứu thế.
c- Phương tiện để nên thánh:
“Làm việc nhỏ với tình yêu lớn lao” đây là con đường của nhiều vị thánh.
Như vậy, nhờ lao động chúng ta nối tiếp công
trình của Đấng Tạo Hoá, phục vụ anh em, góp phần hoàn thành kế hoạch của Thiên
Chúa trong lịch sử (MV 34; LĐ 25).
Đọc chung câu 5
Câu 6 : Người kitô hữu cần
góp phần thế nào vào các vấn đề về xã hội
? (Lướt qua)
Người kitô hữu cần đóng góp theo hai cách :
-Xây dựng và cải thiện Xã hội trong mọi lãnh
vực và dưới ánh sáng Tin mừng nghĩa là làm cho các tổ chức của xã hội phục vụ
ích chung, mang lại hạnh phúc cho mọi người, làm chứng cho Chúa tại nơi mình đang
làm việc.
-Tận tâm lo
cho những người nghèo, trẻ em mồ côi khuyết tật.
Đối với các em đang còn là học
sinh, chúng ta có thể góp phần xây dựng xã hội bằng cách : chăm chỉ học tập,
trau dồi khả năng kiến thức, tập quan tâm tới người khác, sống bác ái với người
khác để sau này là những công dân có ích cho xã hội.
Đọc chung câu 6.
Câu 7 : Những giáo huấn của
Hội Thánh về các vấn đề công bằng và xã hội là gì?
Ngày 15. 5. 1891, ĐGH Lêô XIII đã
ban hành một Thông điệp “Những vấn đề mới”,
liên quan đến vấn đề lao động. Đây là giáo huấn đầu tiên của Hội thánh về các vấn đề xã hội. Từ đó cho
đến nay, qua các triều đại Giáo Hoàng đã có nhiều giáo huấn về xã hội. Toàn bộ
các giáo huấn ấy hợp thành một toàn bộ gọi là học thuyết xã hội của Hội Thánh.
Hội Thánh luôn đồng hành với nhân
loại. Nhờ Chúa Thánh Thần hướng dẫn, Hội Thánh đã hình thành một Giáo lý về các
vấn đề xã hội, giải thích các biến cố đã
xảy ra trong lịch sử, dưới ánh sáng Lời Chúa và đề ra những nguyên tắc để
suy nghĩ, những chuẩn mực để phê phán, và đường hướng hành động để hướng dẫn các
kitô hữu xây dựng trần thế.
Đọc chung câu 7.
V. CẦU NGUYỆN GIỮA GIỜ
1/ Gợi tâm tình.
Tất cả của cải được Thiên Chúa
ban chung cho tất cả loài người, ta chỉ là người quản lý. Bởi vậy, ta phải biết
sử dụng của cải cho đúng ý Chúa. Giờ đây chúng ta hãy xin Chúa cho tất cả mọi
người trong khi sử dụng của cải, biết hướng về những người nghèo khó để chia sẻ,
giúp đỡ và biết quảng đại lo cho lợi ích chung nhờ đó cuộc sống ngày càng tốt đẹp
hơn.
2/ Lời nguyện.
Lạy Chúa Giêsu, ba mươi năm Chúa
sống trong gia đình Nazareth. Chúa không chỉ nêu cho chúng con tấm gương về cần
cù lao động, mà Chúa còn muốn chúng con được kết hợp với Chúa qua việc chu toàn
bổn phận hằng ngày. Xin cho chúng con biết chăm chỉ học hành, chu toàn bổn phận
hằng ngày của chúng con, để sau này chúng con có khả năng góp phần xây dựng xã
hội ngày một giầu mạnh, công bằng và yêu thương theo ý Chúa muốn. Chúng con cầu
xin Chúa là Đấng hằng sống hằng trị cùng Đức Chúa Cha hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời. Amen.
VI.
SINH HOẠT
Hát: Anh em ta về, cùng nhau ta xum họp này 1, 2, 3, 4, 5…
VII.
BÀI TẬP
Điền từ đúng hoặc sai vào các ô trống
:
1/ Mỗi khi làm công việc gì em đều dâng cho
Chúa và em làm vì lòng yêu mến Chúa và yêu mến các linh hồn. ¨
2/ Khi bạn cần em giúp đỡ, như mượn em cây bút,
em phải sẵn sàng cho mượn vì em đang giúp cho Đức Kitô. ¨
3/ Em không thích bạn B, khi bạn cần em giúp
đỡ, em làm ngơ. ¨
VIII.
SỐNG LỜI CHÚA
Lao động là bổn phận của mỗi người
và là trách nhiệm Thiên Chúa trao, để con người tiếp tục công cuộc sáng tạo và
thánh hoá trần gian. Ý thức về trách nhiệm đã được trao, tuần này em quyết tâm
chu toàn việc bổn phận của em bằng cách chăm chỉ học tập, làm những việc nho nhỏ
như quét nhà, rửa bát, bế em để giúp đỡ cha mẹ.
IX. CẦU NGUYỆN KẾT THÚC
Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa đã
ban cho chúng con một giờ học hữu ích, vì nhờ bài học này chúng con được hiều
biết hơn ý nghĩa và giá trị của lao động. Xin Chúa giúp chúng con từ nay biết
thay đổi cách sống, cách làm việc, để mọi việc chúng con làm đều nhằm theo ý Chúa
và đem lại ơn cứu rỗi cho chính bản thân chúng con và cho tất cả mọi người. Chúng
con xin Chúa giúp chúng con thực hiện điều quyết tâm cho thật tốt. Amen.
Đọc kinh Sáng danh.