BÀI  16.

GIÁO DÂN TRONG HỘI THÁNH.

 

-          Lời Chúa : Rm 16, 1-9.

-          Ý chính    :Giáo dân trong Hội Thánh là những người đã được rửa tội và phục quyền Đức Giáo Hoàng.

-          Giáo cụ trực quan :

I. CẦU NGUYỆN ĐẦU GIỜ.

       Lạy Chúa, trong những giây phút đầu tiên của ngày mới, của một tuần mới, chúng con xin cảm tạ Chúa vì những hồng ân Chúa ban cho chúng con trong suốt tuần qua, sự bình an, lòng trong sạch, bao cố gắng nhỏ bé của chúng con đã được Chúa chúc lành, cho dù có nhiều lúc vì mải chơi, vì ích kỷ chúng con đã không vâng lời cha mẹ, lẩm bẩm và nghĩ rằng cha mẹ quá khắt khe với chúng con, lúc này đây, chúng con nhận ra những lỗi lầm đó, xin Chúa thứ tha và yêu chúng con hơn nữa để qua bài học hôm nay, chúng con hiểu điều Chúa muốn dạy chúng con sống trong tuần lễ này .

      Đọc kinh cúi xin Chúa sáng soi.

    _ Ôn bài cu õ: Như các em đã học những bài trước đây, trong Hội Thánh, mỗi người chúng ta đều là công dân của Nước Thiên Chúa, nhờ phép Rửa tội, đều có phẩm giá của con Thiên Chúa như nhau. Tuy nhiên, dân Chúa cũng còn là một dân có tổ chức, có các vị lãnh đạo, để cai quản thay mặt Chúa. Trứơc khi sang bài mới chúng ta hãy cùng nhau kiểm tra lại những quyết tâm của tuần qua chúng ta đã cố gắng, đã chu toàn được bao nhiêu phần trăm điều quyết tâm, chúng ta cùng tạ ơn Chúa nếu ta biết cố gắng, biết chu toàn, cùng xin lỗi Chúa nếu chúng ta chưa hoàn thành như ý Chúa muốn.Chúng ta cùng thinh lặng để suy nghĩ về điều này.

-          Kiểm tra điều quyết tâm.

II.  DẪN VÀO LỜI CHÚA.

     Bài học hôm nay, chị giới thiệu với các em một thành phần không thể thiếu trong Hội Thánh, một tầng lớp “dân thường” còn được gọi là “ giáo dân “. Họ thuộc mọi lứa tuổi, mọi giới, có mặt ở khắp nơi, làm những ngành nghề khác nhau. Mỗi người tuỳ ơn Chúa ban, họ góp phần xây dựng Nước Chúa. Họ đã đựơc rửa tội và đều phục quyền của Đức Giáo Hoàng.Chị mời các em cùng đứng lên và nghe Thánh Phaolô giới thiệu cho chúng ta như thế nào.

III. CÔNG BỐ LỜI CHÚA : Rm 16, 1-9

IV. GIẢI THÍCH LỜI CHÚA.

    1/ Dẫn giải Lời Chúa:Trong đoạn kinh Thánh các em vừa nghe, Thánh Phaolô giới thiệu cho chúng ta một thành phần cũng không kém phần quan trọng trong Hội Thánh. Họ là thành phần đông đảo nhất trong Hội Thánh. Thánh Phaolô muốn đề cập đến hàng ngũ được gọi là “ giáo dân”, họ là thành phần chủ chốt làm nên dân Chúa, là chi thể của Chúa Kitô. Do đó mỗi người giáo dân  đều có đầy đủ phẩm giá và quyền lợi của người con cái Chúa và cũng có bổn phận đối với  Hội Thánh Chúa . Hơn nữa, Hội Thánh là một thân thể gồm nhiều chi thể khác nhau. Mỗi chi thể đều có trách nhiệm sống tốt để xây dựng thân thể khoẻ mạnh, các chi thể đều liên kết với nhau và bổ túc cho nhau.Chúng ta sẽ tìm hiểu thêm trong những câu hỏi thưa sau đây.

   2/ Giải thích câu hỏi thưa:

Câu 1: Giáo dân là ai?

         + Các tín hữu trong Hội Thánh chia làm mấy thành phần? ( hai:đóù là cácvị lãnh đạo có chức Thánh và giáo dân; các tu sỹ có thể thuộc một trong hai thành phần ấy).

       +Vậy giáo dân là những tín hữu đã được rửa tội, phục quyền Đức Giáo Hoàng, họ sống giữa đời, thuộc mọi lứa tuổi,nhiều thành phần trong xã hội. Tuy khác nhau về địa vị, về phong tục tập quán…nhưng họ cùng chung một đức tin vào Chúa Giêsu Kitô Phục sinh. Trong Hội Thánh, mỗi giáo dân là một chi thể, là một thành phần không thể thiếu trong thành phần dân Chúa.

         + Bổn phận đầu tiên của người giáo dân mà Thánh Phaolô khuyên là:” Hãy thánh hoá bản thân” như họ sẽ là men trong bột, là nhân chứng sống động cho Đức Kitô ở những nơi họ đang sống, hầu làm cho mọi sự ở đó được thấm nhuần tinh thần Tin Mừng và làm cho mọi người ở đó được nhận biết Chúa nhiều hơn.

        + Em hãy nhớ lại và trả lời cho chị và cả lớp biết giáo dân trong họ đạo em đang ở, họ thuộc thành phần và lớp tuổi nào.

    Nhìn chung lại, giáo dân là những tín hữu không có chức thánh, đang sống và làm việc trong đủû mọi ngành nghề. Ba má các em là những giáo dân, chị và các em cũng là những giáo dân, tất cả bạn bè của em trong lớp và ngoài xã hộicũng là giáo dân trong cộng đoàn dân Chúa. Mỗi người chúng ta đều phải làm chứng cho Chúa, cùng nhau mở rộng Nước của Chúa ngay tại thế gian này. Trong 117 vị Thánh Tử Đạo Việt Nam, có đến 59 vị là những giáo dân. Các Ngài đã dùng chính máu của mình để làm chứng cho Đức Giêsu Kitô.

     Đọc chung câu 1.

Câu 2 : Người giáo dân nên thánh bằng cách nào?

    Như các em đã biết, ở trường học ai cũng biết Bác Hồ là một vị lãnh tụ đáng kính, hết lòng yêu dân yêu nước, và là một công dân tốt.

      Đạo Công giáo chúng ta có Chúa Giêsu, Ngài vừa là người , vừa là Thiên Chúa, Ngài là Đấng Thánh, Ngài muốn tất cả chúng ta cũng nên Thánh như Ngài. Để được như Chúa ta phải biết sống kết hợp với Ngài, làm theo điều Ngài dạy qua việc bổn phận của ta trong mọi môi trường sống của ta.

      Tưởng cũng nên nhắc lại, theo Thánh Phaolô mỗi tín hữu đều có trách nhiệm chung và riêng của từng người. Trách nhiệm chung của người giáo dân là:

      - Thánh hoá trần gian ( bằng cầu nguyện, chu toàn bổn phận).

     - Làm chứng bằng gương sáng và lời giảng.

      - Mở rộng Nước Chúa bằng cách làm theo ý Chúa hằng ngày.

      Đọc chung câu 2.

Câu 3: Người giáo dân thánh hoá trần gian bằng cách nào?

Người giáo dân thánh hoá trần gian bằng cầu nguyện và chu toàn bổn phận. Thánh hoá tức là làm cho con người nên giống Chúa , thuộc về Thiên Chúa và trở nên Thánh.

    Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có bổn phận , nên ta phải luôn hoàn tất bổn phận từng ngày, từng giờ theo ý Chúa muốn :

       Là giáo viên : lên lớp đúng giờ, dạy tận tâm, yêu mến, quan tâm đến sự tiến bộ của học sinh…

      Người công nhân : làm việc tận tình, sản xuất ra vật dụng hằng ngày đúng chất lượng tuỳ theo công việc của mình.

       Còn chúng ta, đang là học sinh, là con ngoan trong gia đình, là một thành viên trong cộng đoàn dân Chúa, em phải ngoan ngoãn, vâng lời cha mẹ, thầy cô, các linh mục, tu sỹ nam nữ và những người lớn tuổi, học hành chăm chỉ, chuyên cần đến nghe và học Lời Chúa.

     Em hãy tập cầu nguyện với Chúa bất cứ lúc nào trong ngày, cần tập trung vào việc “Chúa đang hiện diện” trước mắt em, em hãy kể cho Chúa nghe những gì đang lắng đọng trong tâm tư: em vui, em buồn , bực bội, nóng giận…em hãy tập cảm ơn Chúa về tất cả những gì em đang được lãnh nhận, Chúa sẽ nhắc` nhở, khuyến khích em, để em mỗi ngày nên tốt và đẹp lòng Chúa hơn.

    Đọc chung câu 3.

Câu 4 : Người giáo dân làm chứng cho Chúa Kitô bằng cách nào?

     Trách nhiệm thứ ba của Hội Thánh cũng là của giáo dân đó là : làm chứng ( tức là ta phải rao giảng và sống bác ái).

     + Rao giảng Lời Chúa : Bằng chính đời sống ngoan ngoãn và tốt lành của em ví dụ khi em biết yêu thương giúp đỡ bạn bè, khi em biết ngăn cản không cho bạn làm một điều xấu, khi em sống ngoan ngoãn vâng lời với những người lớn tuổi… Đó là em đang rao giảng Nước Thiên Chúa cho bạn của em đó.

      + Sống bác ái trong những việc hằng ngày: Thánh Gioan nói rằng:” Thiên Chúa là tình yêu “, chúng ta tin vào một Thiên Chúa tình yêu, thế nên em cũng phải sống và yêu thương như Chúa Giêsu đã sống: trong gia đình, trong học đường, với hàng xóm láng giềng… để qua em, mọi người nhận biết một Thiên Chúa yêu thương.

     Đọc chung câu 4.

Câu 5: Người giáo dân làm chứng cho Chúa Kitô bằng cách nào?

     Trách nhiệm mở rộng vương quyền của Chúa, mở rộng Nước Chúa, đây cũng là việc làm tích cực của người giáo dân :

       + Mở rộng nước Chúa Kitô tức là góp phần để xây dựng xã hội để mọi nơi được thấm nhuần tinh thần của Chúa Kitô.

       + Em góp phần xây dựng xã hội bằng cách em sống bác ái như chăm sóc, chia sẻ vật chất cho người đói khổ, kém may mắn hơn chúng ta trong những khi chúng ta có thể, trong từng hoàn cảnh sống, môi trường em đang sống.

   Đọc chung câu 5.

V. CẦU NGUYỆN GIỮA GIỜ.

        1/ Gợi tâm tình:

               Các em đã thấy chúng ta sung sướng vì được là một thành viên trong cộng đoàn dân Chúa, chúng ta cũng hãnh diện vì được Thiên Chúa tin tưởng trao trách nhiệm khi còn sống ở trần gian. Lúc này đây,chúng ta hãy dâng lên Chúa những lời nguyện cầu của chúng ta:

       2/ Lời cầu nguyện:

           Lạy Chúa Giêsu, qua giờ học, chúng con đã nhận ra những trách nhiệmcủa người giáo dân chúng con phải là men trong bột, là nhân chứng sống động của Chúa trong môi trường sống , phải tích cực góp phần xây dựng nước Chúa bằng chính đời sống của mình. Xin Chúa giúp chúng con mỗi ngày được ý thức hơn về trách nhiệm đó: còn nhỏ,chúng con chỉ biết tập làm vui lòng cha mẹ khi làm những việc nhỏ vặt trong gia đình, không nghe và làm theo lời xúi giục của bạn bè xấu, chăm chỉ học giáo lý, học bài ở trường. Nhưng chúng con còn muốn xin Chúa ban cho mọi tín hữu luôn trung thành với ơn gọi làm dân riêng của Chúa, và giữ vững tinh thần hiệp nhất yêu thương để bất cứ ai trong Hội Thánh cũng nhận rõ được trách nhiệm đối với Hội Thánh.

VI.   SINH HOẠT.

    + Bài hát: Ra đi  ( giáo lý ca :123)

·          Hãy đem Tin mừng rao truyền khắp thế giới, đem an vui hoà bình đến khắp phố phường.

·          Hãy đem Tin mừng rao truyền khắp thế giới, đem yêu thương chân thành đến khắp phố phường.

ĐK: Để muôn dân xưng tụng Thiên Chúa là Cha, cho công bình bác ái mau đâm chồi nở hoa.

     +Băng reo: Phép Rửa (băng reo:68).

          * NĐK   : Được tái sinh nhờ.

·        TC     : Phép rửa.

          * NĐK   : Ai tin.

·        TC     : Sẽ sống ( nhảy vào một bước ).

          * NĐK   : Không tin.

·        TC     : Sẽ chết ( ngồi xuống, gục mặt, nhảy ra ).        

          * NĐK   : Ai tin.

·        TC      :Con xin tin, A (đứng phắt dậy,giơ tay ở chữ A).

 VIII.  SỐNG LỜI CHÚA

          Lạy Chúa là mẫu gương sự Thánh thiện của chúng con,xin Chúa giúp chúng con tuần này ý thức làm được thật nhiều việc tốt, giúp đỡ mẹ chatrong những việc vừa sức của chúng con trong gia đình,còn ở lớp học biết giúp bạn khi bạn cần đến sự giúp đỡ của chúng con, nhất là đừng để chúng con tỏ ra nghĩa cử nào mà bạn con nghĩ là chúng con khinh bạn.

IX.  CẦU NGUYỆN KẾT THÚC.

     Xuyên suốt thời gian của bài học hôm nay, chúng con nhận ra rằng việc làm Tông đồ của chúng con đâu phải ở nơi xa nhưng chính ở nơi chúng con đang sống, việc làm không phải to lớn vĩ đại gì nhưng chính làviệc vừa tầm tay, chẳng đòi hỏi quá sức của chúng con. Chúa chỉ cần chúng con một điều mà thôi đó là chúng con biết dâng những hy sinh, đau khổ ấy đểkết hợp với Đấng cũng đã dùng những đớn đau như thế để cứu chuộc chúng con, nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen.

       Đọc kinh sáng danh.

 

----- o O o -------

 

CÂU HỎI DÀNH CHO HỌC SINH

 

 

Bài 16: GIÁO DÂN TRONG HỘI THÁNH

Không chỉ mình tôi, mà còn các Hội thánh dân ngoại cũng phải mang ơn họ”.  (x. Rm 16,1-9)

1-H. Giáo dân là gì?

    T. Là những tín hữu sống giữa đời để thánh hóa mình và thánh hóa trần gian, làm chứng cho Chúa Ki-tô và mở rộng Nước Ngài.

2-H. Người giáo dân nên thánh bằng cách nào?

    T. Bằng cách kết hợp với Chúa Ki-tô và sống đúng theo lời Ngài dạy qua các việc bổn phận hằng ngày, trong cuộc sống bản thân, gia đình, xã hội và Hội thánh.

3-H. Người giáo dân thánh hóa trần gian bằng cách nào?

    T. Bằng cách cầu nguyện và cho toàn bổn phận với lòng mến Chúa, để dâng mọi sự trần gian làm của lễ ngợi khen Ngài.

4-H. Người giáo dân làm chứng cho Chúa Ki-tô bằng cách nào?

   T. Bằng cách rao giảng Lời Chúa, và sống bác ái, trong công việc hằng ngày ở gia đình, khu xóm cũng như ở nơi làm việc.

5-H. Người giáo dân mở rộng Nước Chúa Ki-tô bằng cách nào?

    T. Bằng cách chiến thắng ách thống trị của tội lỗi, nơi bản thân và trên thế giới, nhờ đời sống từ bỏ và bác ái để sắp xếp mọi sự theo ý Thiên Chúa, và dẫn đưa mọi người đến cùng Ngài.