Bài 25:
BÍ TÍCH TRUYỀN CHỨC THÁNH
- Lời Chúa : Ga 17, 18-19
- Ý chính: Bí tích Tryền chức thánh nhằm thánh
hiến những người Chúa chọn để thi hành các tác vụ thánh, đồng thời ban ơn cho
họ chu toàn chức vụ của mình.
- Giáo cụ trực quan : Tranh Tiệc ly (Số 94)
Lạy Chúa Giêsu, chúng con
đến với Chúa để được gặp Chúa và nghe Chúa dậy bảo trong giờ học giáo lý hôm nay.
Xin Chúa ban Chúa Thánh Thần xuống trên chúng con, giúp chúng con hiểu và sống
điều Chúa dậy.
Hát : Cầu xin Chúa Thánh Thần.
II. DẪN VÀO LỜI CHÚA
1. Ôn bài cũ và kiểm tra điều đã quyết tâm.
+Ôn bài cũ:
- Bí tích Xức dầu là gì?
- Bí tích Xức dầu giúp
bệnh nhân thế nào?
- Người coi sóc bệnh nhân phải
làm gì?
+Kiểm tra quyết tâm:
Trong tuần qua, các em có
đi thăm một người ốm đau nào không?
2. Dẫn vào Lời Chúa.
Ngày 30. 7. 1941, tại trại
giam
Sáng hôm sau, toàn trại tù xếp
hàng giữa sân chờ tuyên phạt. Viên chỉ huy đi qua đi lại đứng trước hàng tù nhân
và giơ tay chỉ:
- Một, hai, ba, … muời, 10 người này phải chết!
Một người trong số đó khóc
gào lên:
- Trời ơi! Vợ tôi, các con tôi…
Bất ngờ, cha Kôn-bê bước ra
khỏi hàng đến trước viên chỉ huy:
- Ông có cho phép tôi chết thay cho người này
không? Vừa hỏi, cha vừa giơ tay chỉ người tù mới bị kêu lên.
Viên chỉ huy kinh ngạc hỏi:
- Nhưng anh là ai?
- Tôi là một linh mục Công Giáo.
- Tại sao anh muốn chết?
- Vì tôi chỉ có một thân một mình, còn anh bạn
tôi đây thì còn vợ, còn con…
Viên chỉ huy lưỡng lự một
lát rồi cuối cùng cũng đồng ý. Lập tức cha Kôn-bê tiến ra đứng vào toán tử tội
xấu số kia.
Các tử tội bị tống vào một hầm
tối. Ở đó họ bị bỏ đói cho đến chết. Người ta cứ tưởng sẽ nghe những tiếng kêu
khóc thảm thiết hoặc những lời chửi rủa hung dữ như đã từng xảy ra trước đây, nhưng
đám lính Đức rất ngạc nhiên khi nghe trong hầm tối lại vang lên tiếng ca hát và
cầu nguyện. Thỉnh thoảng cũng có những tiếng rên la đau đớn, nhưng không hề có
một tiếng kêu la tuyệt vọng.
Hai tuần sau đó, ngày 14.
8. 1941, khi toán lao công vào thu dọn xác chết, họ thấy cha Kôn-bê vẫn còn
thoi thóp. Bọn lính Đức đã kết liễu đời cha bằng một mũi thuốc độc và mang vào
lò hoả thiêu.
Bốn mươi mốt năm sau, ngày 10.
10. 1982, Đức Giáo hoàng Gio-an Phao-lô II đã tôn phong cha Kôn-bê lên bậc hiển
thánh. Buổi lễ hôm ấy có mặt một nhân chứng quan trọng nhất, đó là ông Francis
Gap Wniczek, người đã được cha Kôn-bê chết thay cho năm xưa.
Các em thân mến! Là một
linh mục Công Giáo, cha Kôn-bê đã theo gương Chúa Giêsu: hy sinh mạng sống mình
cho người khác được sống. Chúa Giêsu chính là mục tử nhân lành, Chúa muốn những
ai theo chân Chúa trong chức vị linh mục hãy mang tấm lòng nhân hậu, hy sinh
quên mình như Chúa. Chúng ta cùng lắng
nghe lời cầu xin tha thiết của Chúa Giêsu cho những người được Chúa sai đi
trong vai trò người mục tử.
III. CÔNG BỐ LỜI CHÚA
Ga 17, 18-19
IV. GIẢI THÍCH LỜI CHÚA
1. Dẫn giải Lời Chúa.
Đoạn Tin Mừng mà
chúng ta vừa nghe trích trong đoạn 17
của Tin Mừng theo Thánh Gioan . Đây là đoạn khá dài ghi lại lời cầu nguyện của
Chúa Giêsu - sau Bữa Tiệc ly, khi đã thiết lập chức linh mục - cho các tông đồ
và những ai tiếâp nối các ngài trong chức linh mục. Sau đây chúng ta sẽ tìm
hiểu 2 câu được trích đọc hôm nay.
- Lời Chúa hôm nay cho
chúng ta biết Chúa Giêsu đang cầu nguyện với ai? (Chúa
Cha)
- Chúa Giêsu cầu
nguyện :
* “Như Cha đã sai
con đến thế gian, thì con cũng sai họ đến thế gian. Vậy “họ” mà Chúa Giê-su nói tới đây là những
ai? (Các
tông đồ và những ai tiếp nối các ngài trong chức linh mục ).
* “Con xin thánh hiến chính mình con cho họ, để
nhờ sự thật, họ cũng được thánh
hiến”. Thánh hiến có nghĩa là gì?
Thánh hiến có 2 nghĩa:
a/ Tách khỏi
lãnh vực trần tục để dành riêng cho Thiên Chúa.
b/ Tách riêng
ai đó ra để giao phó một sứ mạng, ban cho người ấy những đức tính và quyền năng
cần thiết để thi hành sứ mạng đó.
Thánh hiến trong
câu này bao hàm cả 2 ý nghĩa trên.
. Sự thật có nghĩa là gì?
Sự thật là Lời
của Thiên Chúa, là chính Chúa Giêsu. Chúa Giêsu là sự thật, là Lời Thiên Chúa.
ð . Như vậy câu này có nghĩa là
gì?
Chúa Giêsu thánh
hiến chính mình, nghĩa là tự nguyện tách riêng mình ra lãnh nhận sứ mạng đến
thế gian để cứu độ thế gian theo Lời Thiên Chúa. Ngài cũng chính là Lời của
Thiên Chúa. Ai tin nhận Ngài, thuộc về Ngài thì được Ngài thánh hiến, nghĩa là
được Ngài tách riêng ra và giao cho sứ mạng cộng tác với Ngài trong việc cứu độ
nhân loại.
Chúa Giêsu thánh hiến các tông đồ
và những người tiếp nối các tông đồ trong Bí tích Truyền chức mà Ngài đã thiết
lập trong bữa tiệc ly.
Bây giờ, chúng ta sẽ
cùng nhau tìm hiểu về bí tích Truyền chức thánh là bí tích phục vụ Dân Chúa,
xây dựng cộng đoàn Hội Thánh trong phần bài học dưới đây .
2. Giải thích câu hỏi
thưa.
* Đọc chung câu 1:
1- H. Khi dạy các tông đồ: “Hãy làm việc
này mà nhớ đến Thầy”, Chúa Kitô ban quyền gì cho Hội Thánh ?
T. Ngài ban quyền tế lễ, gọi là chức
tư tế.
-Khi dâng mình chịu chết trên Thánh Giá để cứu chuộc nhân loại,
Chúa Giêsu vừa là tư tế, vừa là của lễ dâng lên Chúa Cha. Nhưng để lễ tế dâng
trên thập giá hiện diện với mọi người thuộc mọi thời mọi nơi, Chúa Giêsu đã làm
gì? (Chúa
Giêsu đã làm 2 việc: Lập Bí Tích Thánh Thể và Bí tích Truyền chức).
* Bí tích Thánh Thể:
-Các em hãy nhìn lên bức tranh này (Số 94) và nói xem bức tranh này
vẽ cảnh gì đây? (Buổi tiệc ly)
-Trên bàn có những thứ gì? (Chén rượu).
-Chúa Giêsu đang cầm gì? (Ngài đang cầm chiếc bánh).
-Chúa Giêsu đang làm gì đây?
(Ngài đang lập bí tích Thánh Thể).
-Chúa Giêsu đã lập Bí tích Thánh Thể thế nào? (Ngài
cầm lấy bánh và nói: ”Này là Mình Thầy sẽ bị nộp vì các con” và cầm lấy chén
rượu và nói: ”Này là chén máu Thầy, máu giao ước mới, giao ước vĩnh cửu sẽ đổ
ra cho các con và nhiều người được tha tội”).
-Chúa Giêsu lập Bí tích Thánh Thể với mục đích gì? (Để lễ tế
của Ngài trên Thập giá nghĩa là việc Ngài chịu chết và sống lại luôn được tiếp tục,
trở thành hiện tại).
* Bí tích Truyền Chức:
-Nhưng để lễ tế của Ngài được tiếp tục luôn mãi cần phải có người
tế lễ, vậy Chúa Giêsu đã làm gì? (Ngài đã lập Bí tích truyền chức).
-Chúa Giêsu đã lập Bí tích Truyền chức khi nào? (Ngay sau
khi lập Bí tích Thánh Thể).
-Ngài lập Bí tích này như thế nào?
(Ngài nói với các tông đồ và những
người tiếp nối các ngài trong chức linh mục rằng: ”Các con hãy làm việc này mà nhớ
đến Thầy”).
Như vậy, khi dậy các tông đồ: Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy,
Chúa Giêsu ban quyền tế lễ cho các ông và những người kế vị chức Tư tế.
* Đọc chung câu 2:
2- H. Các tín hữu tham dự vào chức tư tế
của Chúa Kitô như thế nào?
T. Các tín hữu tham dự vào chức tư tế của Chúa Kitô theo hai bí tích :
- Bí tích Rửa tội đem lại cho mọi tín
hữu chức tư tế chung,
- Bí tích Truyền chức thánh đem lại
cho một số người chức tư tế thừa tác để phục
vụ dân Chúa.
-Theo câu Giáo lý các em vừa đọc, các tín hữu có được tham dự vào chức
tế của Chúa Kitô không? (Có, vì Đức Kitô là Tư tế tối cao đã biến Hội
Thánh thành Vương quốc tư tế, nên mọi người ở trong Hội Thánh đều được tham dự vào
chức Tư tế của Chúa Kitô).
-Được tham dự bằng cách nào?
(Các tín hữu tham dự vào chức tư
tế của Chúa Kitô theo 2 bí tích: Bí tích Rửa tội và Bí tích Truyền chức).
-Chức tư tế của người chịu Bí tích Rửa tội gọi là chức tư tế gì? (Chức
tư tế chung hay tư tế cộng đồng).
-Vì sao gọi là chức tư tế chung?
(Vì tất cả cộng đoàn tín hữu là tư
tế).
-Các tín hữu thi hành chức tư tế chung của mình như thế nào? (sống
đức tin, đức cậy, đức mến và sống theo Chúa Thánh Thần).
-Còn chức tư tế của người chịu Bí tích Truyền chức gọi là chức tư
tế gì? (Chức tư tế thừa tác).
-Tại sao lại gọi là chức tư tế thừa tác? (Vì chỉ
mình Chúa Kitô là thượng tế duy nhất, còn những người lãnh nhận bí tích Truyền chức
thánh chỉ là thừa tác viên của Ngài. Bí
tích này ban cho những người nhận lãnh thi hành chức vụ thủ lãnh của Chúa Kitô,
được quyền hành động như chính Chúa Kitô là Đầu).
-Người lãnh nhận Bí tích Truyền chức thi hành chức tư tế thừa tác như
thế nào? (phục vụ chức tư tế chung của các tín hữu, giúp phát triển ơn sủng bí tích
Rửa tội của các Kitô hữu (SGLC 1547).
Tóm lại: - Các tín hữu tham
dự vào chức vị tư tế của Chúa Kitô theo những bí tích nào? (Bí tích Rửa tội và Bí tích
Truyền chức thánh)
* Đọc chung câu 3:
3- H. Bí tích Truyền chức thánh là gì?
T. Là dấu chỉ Chúa Giêsu dùng để thánh
hiến những người được Ngài tuyển chọn và giao cho thi hành các tác vụ thánh,
đồng thời ban ơn cho họ sống xứng đáng mà chu toàn chức vụ mình.
-Theo giải thích ở câu trên, để trở nên người tư tế thừa tác, kitô hữu
phải lãnh nhận bí tích gì? (Bí tích Truyền chức).
-Vậy Bí tích Truyền chức là gì?
Để hiểu rõ câu giáo lý về Bi
tích Truyền chức mà chúng ta vừa đọc, chúng ta nghe lại câu truyện Chúa gọi ngôn
sứ I-sai-a. Khi Thiên Chúa gọi I-sai-a làm ngôn sứ cho Chúa, ông thưa lại: “Khốân
thân tôi, tôi chết mất, vì tôi là một người môi miệng ô uế”. Khi ấy, Thiên Chúa
cho thiên thần đặt vào miệng ông một cục than hồng, để thanh tẩy miệng lưỡi ông,
và Thiên Chúa đã thánh hiến ông, Ngài sai ông đi nói cho dân biết những ý định của
Ngài. (Is 6, 1-10)
Cũng vậy, bí tích Truyền
chức thánh là dấu chỉ Chúa Giêsu dùng để thánh hiến những người Chúa chọn, để
họ được quyền thi hành những công việc (tác vụ) thánh, đồng thời, Ngài còn ban
ơn để họ xứng đáng và chu toàn chức vụ của mình.
Nhờ thừa tác vụ của các vị
có chức thánh (Giám mục, linh mục …), sự hiện diện của Đức Kitô như thủ lãnh
của Hội Thánh trở nên hữu hình giữa cộng đoàn tín hữu (x. GH 21)
Tóm lại, bí tích Truyền chức
thánh là gì? (Là dấu chỉ Chúa Giêsu dùng
để thánh hiến những người Chúa chọn...)
* Đọc chung câu 4:
4- H. Bí tích Truyền chức thánh được thực hiện
qua dấu chỉ nào?
T. Qua việc đặt tay cùng với lời
nguyện thánh hiến của Đức Giám mục.
-Các em đã tham dự Thánh lễ truyền chức linh
mục chưa? Khi phong chức linh mục, Đức
Cha đã đặt tay lên đầu các thầy đươc thụ phong. Sau đó, Ngài đọc lời nguyện
phong chức, để xin Thiên Chúa đổ Thánh
Thần và các hồng ân thích hợp cho người được truyền chức. (SGLC 1573)
Như vậy, Bí tích Truyền chức
thánh được thực hiện qua dấu chỉ nào? (Đức
Giám mục đặt tay và đọc lời nguyện phong chức).
* Đọc chung câu 5
5- H. Trong bí tích Truyền chức thánh, Chúa
Giêsu trao ban cho người lãnh nhận những quyền nào? (SGLC 1558. 1564)
T. Chúa Giêsu trao ban cho họ ba quyền
này:
- Một là rao giảng Lời Chúa,
- Hai là tế lễ và ban các bí tích,
- Ba là hướng dẫn và phục vụ dân Chúa.
Là những người được chính
Chúa Giêsu tuyển chọn, vì thế trong bí tích Truyền chức thánh, Chúa Giêsu trao
cho họ những quyền mà chính Ngài đã làm:
- Rao giảng Lời Chúa (Ngôn
sứ).
- Tế lễ và ban các bí tích
(Tư tế thừa tác).
- Hướng dẫn và phục vụ dân Chúa
(Vai trò mục tử)
Tóm lại:
- Chúa Giêsu trao ban cho những người lãnh nhận bí tích Truyền chức thánh những
quyền nào? (Ngôn sứ, tư tế thừa tác, mục
tử).
* Đọc chung câu 6:
6- H. Chức thánh gồm những bậc nào? (SGLC 1554)
T. Gồm ba bậc là: Giám mục, linh mục
và phó tế.
Các chức thánh
được chia làm ba bậc:
- Giám mục: là người kế vị các tông đồ,
các Ngài được lãnh nhận trọn vẹn bí tích Truyền chức thánh, Hội Thánh gọi là
chức tư tế tối cao (SGLC 1557)
- Linh mục : Là những người được Đức Giám mục đặt tay ban Bí tích Truyền
chức thánh, để cùng cộng tác với các Giám mục chu toàn sứ mạng mà Đức Kitô trao
phó. (SGLC 1562)
- Phó tế: Các phó tế tham dự cách đặc biệt vào sứ mạng và ân sủng của
Đức Kitô. Bí tích Truyền chức thánh in vào linh hồn các ngài ấn tín vĩnh viễn,
làm cho các ngài trở nên giống Chúa Kitô : “Người phục vụ”, là tôi tớ của mọi
người. Một trong các phận vụ của phó tế là phụ giúp các Giám mục và linh mục
trong việc cử hành mầu nhiệm thánh (SGLC 1570)
Tóm
lại: - Chức thánh gồm những bậc nào? (Giám
mục, linh mục và phó tế)
* Đọc chung câu 7:
7- H. Ai có quyền ban Bí tích Truyền chức
thánh?
T. Chỉ các Giám mục là những người kế vị các
tông đồ mới có quyền ban Bí tích Truyền chức thánh mà thôi.
Vì Bí tích Truyền chức
thánh là Bí tích ban thừa tác vụ tông đồ, nên chỉ các Giám mục là những người
kế vị các tông đồ mới có quyền ban Bí tích này mà thôi (SGLC 1576)
Tóm
lại: - Ai có quyền ban Bí tích Truyền chức thánh? (Đức
Giám mục).
* Đọc chung câu 8:
8- H. Ai được nhận Bí tích Truyền chức
thánh?
T. Chỉ những người nam đã được rửa
tội, được Thiên Chúa kêu gọi, có đủ điều kiện theo luật Hội Thánh và được bề
trên tuyển chọn thì mới được lãnh nhận Bí tích Truyền chức thánh.
-Chúa Giêsu đã chọn bao nhiêu tông đồ? (12
tông đồ).
-Trong 12 tông đồ, có ai là phụ nữ không? (Không,
tât cả là đàn ông).
Ngày xưa Chúa Giêsu đã
chọn 12 Tông đồ là người nam. Vì thế, các Tông đồ và Hội Thánh sau này cũng
theo truyền thống đó mà tuyển chọn những người nam đã được rửa tội, có những
dấu hiệu được Thiên Chúa kêu gọi, có đủ điều kiện theo luật Hội Thánh và được các bề trên tuyển chọn mới được lãnh nhận
Bí tích Truyền chức thánh (SGLC 1577-1578)
Như vậy, những ai được
lãnh nhận bí tích Truyền chức thánh ?
* Đọc chung câu 9:
9- H. Bí tích Truyền chức thánh có những hiệu
quả nào?
T. Bí tích này ghi dấu ấn thiêng
liêng và vĩnh viễn trên người lãnh nhận và ban ân sủng của Chúa Thánh Thần để
người đó trở nên giống hình ảnh Chúa Kitô tư tế, thầy dậy và mục tử.
-Những người lãnh nhận bí tích này thì được ghi dấu ấn thiêng
liêng, vĩnh viễn không phai nhoà.
-Ngoài dấu ấn thiêng liêng, người thụ phong được lãnh nhận ơn Chúa Thánh
Thần giúp họ trở nên giống Chúa Kitô là tư tế, là thầy dạy và là mục tử.
Tóm lại: -Bí tích Truyền chức thánh có những hiệu quả nào? (ghi dấu ấn thiêng và vĩnh viễn trên người
lãnh nhận và ban ơn sủng Chúa Thánh Thần...)
V. CẦU NGUYỆN GIỮA GIỜ
1. Gợi tâm tình.
Các em thân mến ! Qua bí
tích Rửa tội, mọi tín hữu đều được tham dự vào chức tư tế của Chúa Kitô, gọi là
chức tư tế chung. Đặc biệt Chúa Giêsu còn tuyển chọn một số người tham dự vào chức
tư tế thừa tác để phục vụ dân Chúa và
xây dựng Hội Thánh . Với tâm tình yêu mến Chúa Kitô và Hội Thánh, chúng ta cùng
cầu xin cho các Giám mục, linh mục và phó tế trên toàn thế giới này:
2. Lời nguyện.
Lạy Chúa là nguồn ơn thánh
hoá mọi loài, xin cho các giám mục, linh mục và phó tế được kết hợp với Chúa
Kitô nhờ mầu nhiệm Thánh Thể, để các ngài luôn trung thành với ơn các ngài lãnh
nhận trong ngày thụ phong. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con
. Amen.
Hát:
Lạy Chúa xưa Chúa đã phán, lúa chín đầy
đồng mà thiếu thợ gặt…
VI. SINH HOẠT :
Trò chơi : Truyền giáo
Cách chơi:
GLV cho các em xếp thành hai
hàng dọc. Số người của hai đội bằng nhau. GLV ghi sẵn các câu Kinh Thánh vào 5-6
tờ giấy và cho hai đội bốc thăm, ví dụ: “ Thiên Chúa là tình yêu”; “Lúa chín
đầy đồng mà thợ gặt thì thiếu”; “Hãy đi rao giảng Tin Mừng khắp thế gian”.
- Hai đội trưởng bốc thămtrúng câu Kinh Thánh nào thì phải học
thuộc, sau đó trả lại tờ giấy cho GLV.
- Sau hiệu lệnh của GLV, người đội trưởng đọc thầm câu Kinh Thánh
vào tai người đứng sau mình, người trước truyền cho người sau cho đến hết.
- Người đứng cuối hàng, sau khi nghe xong câu Kinh Thánh thì chạy
lên và truyền lại cho GLV xem còn đúng không.
Đội nào truyền đúng và nhanh
nhất sẽ thắng.
VII. BÀI TẬP
Em hãy trả lời đúng hay sai các câu sau
đây và cho biết sai ở chỗ nào:
1. Khi truyền cho các tông đồ: “Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”.
Chúa Giêsu đã ban quyền tế lễ cho Hội Thánh, gọi là chức tư tế.
Đúng – Sai
2. Tất cả các tín hữu đều được tham dự vào chức tư tế của Chúa
Kitô, gọi là chức tư tế thừa tác.
Đúng – Sai
3. Trong Bí tích Truyền chức thánh, Chúa Giêsu trao cho người lãnh nhận
3 quyền:
- Rao giảng Lời Chúa,
- Tế lễ và ban các bí
tích,
- Hướng dẫn và cai trị cai
trị Dân Chúa .
Đúng - Sai
VIII. SỐNG LỜI CHÚA
Để tỏ lòng yêu mến
chức tư tế của Chúa Kitô nơi các Giám mục, linh mục và phó tế. Tuần này, em
quyết tâm dành thánh lễ ngày thứ năm để cầu nguyện cho các Giám mục, linh mục
và phó tế trên toàn thế giới. Cách riêng cho Đức Giám mục giáo phận và các linh
mục đang coi sóc chúng ta .
IX. CẦU NGUYỆN KẾT THÚC
Lạy Chúa Thánh Thần,
chúng con tin rằng Chúa luôn luôn ở với chúng con, để hướng dẫn và gìn giữ
chúng con . Xin Chúa ban ơn giúp chúng con thực hiện điều quyết tâm là nhớ tới
hàng tư tế thánh của Chúa Kitô, và cầu nguyện cho các ngài thật nhiều. Chúng
con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Amen.
Đọc kinh Sáng Danh.
CÂU
HỎI CHO HỌC SINH
Bài 25: BÍ TÍCH TRUYỀN CHỨC THÁNH
“Như Cha đã sai Con đến
thế gian, thì Con cũng sai họ đến thế gian. Con xin thánh hiến chính mình Con cho
họ, để nhờ sự thật, họ cũng được thánh hiến”.
(x.Ga
17, 18-19)
1-H. Khi dạy các tông đồ: “Hãy làm việc này mà nhớ
đến Thầy ”, Chúa Ki-tô ban quyền gì cho Hội thánh?
T. Ngài
ban quyền tế lễ, gọi là chức tư tế.
2-H. Các tín hữu tham dự vào chức tư tế của Chúa
Ki-tô như thế nào?
T. Các
tín hữu tham dự vào chức tư tế của Chúa Ki-tô theo hai bí tích:
- Bí tích rửa tội đem lại cho mọi tín hữu chức tư
tế chung.
- Bí tích truyền chức thánh đem lại cho một số người
chức tư tế thừa tác để phục vụ Dân Chúa.
3-H. Bí tích truyền chức thánh là gì?
T. Là
dấu chỉ của Chúa Giê-su dùng để thánh hiến những người được tuyển chọn và giao cho
các tác vụ thánh, đồng thời ban ơn cho họ sống xứng đáng và chu toàn chức vụ
mình.
4-H. Bí tích Truyền chức thánh được thực hiện qua
dấu chỉ nào?
T. Qua
việc đặt tay cùng với lời nguyện thánh hiến của Đức giám mục.
5-H. Trong bí tích Truyền chức thánh. Chúa Giê-su
trao cho người lãnh nhận những quyền nào?
T. Chúa
Giê-su trao cho họ ba quyền này:
- Một là rao giảng Lời Chúa.
- Hai là tế lễ và ban các bí tích.
- Ba là hướng dẫn và phục vụ dân Chúa.
6-H. Chức thánh gồm những bậc nào?
T. Gồm
ba bậc: Giám mục, linh mục và phó tế.
7-H. Ai có quyền ban bí tích Truyền chức thánh?
T. Chỉ
các Giám mục là những người kế vị các tông đồ mới có quyền ban bí tích Truyền
chức thánh mà thôi.
8-H. Ai được nhận bí tích Truyền chức thánh?
T. Chỉ
những người nam đã được rửa tội, được Thiên Chúa kêu gọi, có đủ điểu kiện theo
luật Hội thánh và được bề trên tuyển chọn thì mới được lãnh nhận bí tích Truyền
chức thánh.
9-H. Bí tích Truyền chức thánh có những hiệu quả
nào?
T. Bí
tích này ghi dấu ấn thiêng liêng và vĩnh viễn trên người lãnh nhận và ban ân sủng
của Chúa Thánh Thần để người đó trở nên giống hình ảnh Chúa Ki-tô tư tế, thầy
dạy và mục tử.