CHƯƠNG V
CHƯƠNG TRÌNH CỦA THIÊN CHÚA
ĐƯỢC BÀY TỎ RA TRONG THỜI CỰU
ƯỚC
“Thiên Chúa đã tuyển chọn ông
Abraham và ký kết một giao ước với ông và dòng dõi ông.Từ đó Thiên Chúa thiết lập
dân Ngài và mạc khải lề luật cho họ qua ông Môsê”(GLHTCG số 72).
Trong chương này,chúng
ta sẽ tìm hiểu xem Thiên Chúa có quan tâm tới các hoạt động của con người không?Chúng
ta có thể khám phá được chương trình của Thiên Chúa qua các hoạt động của Ngài
trong lịch sử không?Đâu là điều quan trọng nhất đối với dân Do Thái?
I.DÂN GIAO ƯỚC
Lịch sử con người sau tội nguyên tổ là lịch sử
của phản bội,phản bội Thiên Chúa.Tội lỗi dường như thống trị khắp nơi.Với tình
yêu,Thiên Chúa đã tự nguyện bước vào lịch sử của con người.Ngài đã chọn một nhóm
nhỏ,đúng hơn một gia đình và bắt đầu thực hiện chương trình cứu độ con người.Chương
trình cứu độ của Ngài được ghi lại trong sách Cựu Ước.
1.Sách Cựu Ước
Sách Cựu Ước kể về câu chuyện tương quan giữa
Thiên Chúa và dân Ngài trước khi Chúa Giêsu Kitô đến.Cựu Ước được gọi là Thánh
Kinh của Do Thái giáo vì kể về Mạc khải đặc biệt của Thiên Chúa cho dân Do Thái.Thánh
Kinh liên quan tới chỉ một dân duy nhất là dân Do Thái.Các dân khác được đề cập
tới chỉ là tình cờ hay vì có liên quan tới dân Do Thái.Thánh Kinh cũng không
trình bày tất cả lịch sử của dân Do Thái nhưng chỉ nói tới những biến cố liên
quan trực tiếp tới chương trình của Thiên Chúa.
Chúng
ta sẽ lưu ý cách đặc biệt tới những chủ đề chính của Cựu Ước được hoàn tất
trong Tân Ước.Dân Thiên Chúa trong thời Cựu Ước là những người đi tiên phong của
dân Tân Ước,tức Hội Thánh của Đức Kitô.Công đồng Vatican II đã nói như sau : “Hội Thánh Chúa Kitô công nhận rằng khởi điểm
của đức tin và việc Chúa chọn mình được tìm thấy nơi các Tổ Phụ,Môsê và các tiên
trị theo như mầu nhiệm cứu độ của Thiên Chúa. Hội Thánh tuyên xưng rằng mỗi Kitô
hữu đều là con cái Abraham theo đức tin hàm chứa trong ơn gọi của vị Tổ Phụ này
và sự cứu độ của Hội Thánh đã được ám chỉ cách huyền nhiệm trong cuộc xuất hành
của dân ưu tuyển ra khỏi đất nô lệ.Vì thế,Hội Thánh không thể quên được rằng,nhờ
dân đó,dân mà Chúa đã đoái hoài bằng lòng xót thương khôn tả của Ngài trong
Giao Ước xưa,Hội Thánh đã nhận được Mạc khải Cựu Ước và được nuôi dưỡng bằng rễ
cây ôliu tốt mà những cành ôliu dại là Chư Dân được ghép vào”(NK số 4).
Chúng ta sẽ cố gắng đi
vào các biến cố lịch sử chính yếu này từ lúc chúng được viết ra cho dân Chúa cách
đây hai ba ngàn năm trước.Đó là niềm tin Kitô giáo mà những chương kể về các biến
cố chính yếu đó gửi tới chúng ta.Nếu chúng ta đọc lại các biến cố này,cố gắng
tìm hiểu ý nghĩa của chúng,chúng có thể cho chúng ta hiểu thêm về ý nghĩa cuộc
sống,mối tương quan của chúng ta với Thiên Chúa,với những người khác và vô vàn điều
quý giá giúp cho cuộc sống của con người chúng ta trở nên sâu sắc hơn và tốt đẹp
hơn.
2.Thiên Chúa ký kết Giao ước với ông
Abraham
a.Thiên Chúa tuyển chọn ông Abraham
Thiên Chúa bước vào lịch sử con người khi gọi
ông Abraham,tổ phụ dân Do Thái vào khoảng năm 1900 TCN.Ông Abraham là dân du mục,sống
tại thành Ur (nước Iran ngày nay).Thiên Chúa đã đổi tên ông từ Abram thành
Abraham và đã hứa với ông hai điều quan trọng:đất đai và dòng dõi (x.St 12,1-3
; GLHTCG số 59).
b.Thiên Chúa lập Giao ước với ông Abraham
Theo cách thế cổ xưa,giao ước là hai bên cam kết
với nhau về một việc nào đó cách long trọng.Đây là một giao kèo,một lời hứa,một
cam kết hay một ký kết.Khi ông Abraham xin một dấu chỉ giao ước,Thiên Chúa nói
với ông xẻ đôi nhiều con vật và đặt nửa này đối diện với nửa kia (x.St 15,8tt).
- Việc Thiên Chúa ký
kết giao ước với ông Abraham được mô tả trong sách Sáng Thế 17,1-12.Qua giao ước
này,Thiên Chúa hứa cho ông một hậu duệ đông đúc,một đất đai phì nhiêu và những ơn
phúc đặc biệt trên con cháu ông và,qua họ,cho mọi người.Đối lại,Abraham và con
cháu ông sẽ phụng sự Chúa và tin vào lời hứa của Chúa.Cắt bì là dấu chỉ của giao
ước.Tuy nhiên dấu chỉ lớn lao nhất trong giao ước này chính là tình yêu của Thiên
Chúa.Chính Ngài thiết lập giao ước với con người.Ngài vẫn luôn trung thành với
giao ước mặc dù con người không tuân giữ giao ước.Giờ đây,một mối tương quan thân
tình mới giữa Thiên Chúa và con người bắt đầu với giao ước này.Qua giao ước này,chúng
ta thấy được phẩm giá của loài người chúng ta cao cả biết bao đối với Thiên Chúa.Đây
là một quan niệm độc nhất vô nhị khi so sánh với những niềm tin khác,vì nơi những
niềm tin đó, cá nhân của con người thường bị mất hút.
Về phần ông Abraham,ông
hoàn toàn tin tưởng vào Thiên Chúa đến nỗi ông sẵn sàng vâng lời Chúa hiến tế đứa
con trai yêu dấu của mình,đứa con của lời hứa là Isaac.Sự tuân phục của ông đã đảo
ngược sự bất tuân phục của Ađam (x. st 22,2.9-12).
- Giao ước của Thiên
Chúa với ông Abraham được tiếp tục và làm mới với Isaac,con của Abraham và với
Giacob,cháu nội của ông.Như Abraham,tên Giacob đã được Thiên Chúa đổi thành
Israel cho thích hợp với vai trò mới của ông trong chương trình của Thiên Chúa
(x.St 35,10-12).
3.Thiên Chúa kêu gọi ông Môsê
Ông Giuse con ông
Israel bị bán sang Ai Cập và trở nên người lãnh đạo Ai Cập.Con cháu ông Israel đã
theo ông Giuse sang Ai Cập sinh sống và dân Do Thái đã tăng lên rất nhanh.Người
Ai Cập đã bắt họ làm nô lệ.Thiên Chúa đã nhìn đến dân Ngài và đã chọn ông Môsê
làm người lãnh đạo đưa họ ra khỏi kiếp nô lệ.
Ông Môsê là người lãnh đạo vĩ đại được Thiên
Chúa chọn để dẫn dân Ngài ra khỏi Ai Cập.Thiên Chúa đã chọn ông và mạc khải cho
ông biết Ngài là Thiên Chúa hằng sống,Thiên Chúa của các tổ phụ ông là
Abraham,Isaac và Giacob (x.Xh 3,5-6).Rồi Thiên Chúa đã trao cho ông sứ mạng dẫn
dân Ngài ra khỏi Ai Cập (x.Xh 3,15-17).
Vâng lời Thiên Chúa,ông
Môsê đã đến gặp vua Pharaô,vua Ai Cập,xin cho dân Israel rời khỏi Ai Cập,nhưng đã
bị từ chối.Ngay cả sau hàng loạt tai họa,vua Ai Cập vẫn không cho dân đi.Cuối cùng,Thiên
Chúa nói với Môsê rằng vào một đêm đặc biệt,mỗi gia đình giết một con chiên lấy
máu bôi lên cửa và ăn thịt chiên với bánh không men cùng rau đắng (x.Xh
12,1-14).Đó là lễ Vượt qua,bắt đầu bằng bữa ăn vượt qua.Về sau,Chúa Giêsu sẽ ăn
bữa này để khai mạc Giao ước mới của Người.Câu truyện đêm vượt qua xưa tiếp tục
được kể bằng ngôn ngữ biểu tượng nói về cái chết của các con trai đầu lòng của
người Ai Cập (x.Xh 12,29-32).
Được cứu bởi máu con
chiên,người
Đây là biến cố vĩ đại
của Xuất hành,cuộc giải phóng dân Israel ra khỏi Ai Cập.Biến cố này xảy ra vào
khoảng 1270 TCN.Đây là biến cố trung tâm của dân Do Thái,một bằng chứng nổi bật
nhất của việc Thiên Chúa can thiệp và thiết lập niềm hi vọng rằng vào một ngày
nào đó,Ngài sẽ làm lại y như vậy.Người Do Thái kể lại biến cố vĩ đại này trong
lịch sử của họ hàng năm như là bằng chứng về sự can thiệp của Thiên Chúa vào lịch
sử của họ.
II.THIÊN CHÚA KÝ KẾT GIAO ƯỚC VỚI DÂN
Được giải thoát khỏi kiếp
nô lệ Ai Cập,dân Israel tiếp tục cuộc hành trình dài 300 dặm qua sa mạc Sinai
khắc nghiệt.Cuối cùng họ cũng đã đến được dãy núi Sinai gần chóp đỉnh của bán đảo,một
nơi vắng vẻ và kinh hoàng,ngay cả ngày nay.
1.Thiên Chúa đã ký kết Giao ước với dân
Israel tại núi Sinai
-Đây là Giao ước cũ
hay Cựu ước.Ông Môsê là trung gian của Giao ước này,tiền ảnh khuôn mặt của Đức
Kitô,Đấng sẽ là trung gian của Giao ước mới và hoàn hảo (x.Xh 19,16-25).
-Qua Giao ước này,lời
Chúa đã hứa với ông Abraham và con cháu ông được trải rộng trên toàn thể con cái
Israel là những người giờ đây đã trở nên Dân Thiên Chúa.Từ đây,dân nô lệ đã trở
thành một dân tộc vĩ đại.Cắt bì tiếp tục là dấu chỉ của Dân Chúa.
2.Thiên Chúa đòi hỏi dân Ngài tuân giữ Giao ước được tóm tắt trong Mười
Giới Răn
Bộ luật luân lý đơn
giản này có nhiều điểm giống với các luật luân lý khác ở Trung Đông vào cùng thời
kỳ này, đặc biệt trong Bộ luật Hammurabi nổi tiếng,trừ quan niệm về Thiên Chúa
của dân
Mười Giới Răn được bổ
túc bằng một những luật khác về tổ chức cộng đoàn và những hướng dẫn đời sống dân
Chúa.Năm cuốn sách đầu của Cựu ước (Ngũ kinh) đề cập tới những khoản luật về tài
sản và tội phạm,về phượng tự và hy lễ,về sức khỏe và hôn nhân …
3.Ông Môsê đại diện dân chúng chấp thuận Giao ước qua một nghi lễ rảy máu
động vật (x.Xh 24,3-8)
Qua nghi lễ rảy máu động
vật này, chúng ta thấy rằng những giao ước quan trọng thường được ký kết bằng một
vài dấu hiệu hay nghi lễ nào đó.Sau này,Đức Kitô đã thiết lập Giao ước mới và
hoàn hảo bằng việc đổ máu mình ra trong hiến lễ Thập Giá.
Có thể coi đây là Hội
Thánh thời Cựu ước,gồm những người Israel được quy tụ lại.Đây cũng là ý nghĩa
nguyên thủy của Hội Thánh:Chính Thiên Chúa kêu gọi,quy tụ dân Israel lại với
nhau,dưới quyền của những người hướng dẫn mà Ngài đã chọn làm đại diện Ngài,đón
nhận giáo huấn của Ngài và bày tỏ sự chấp thuận của họ qua một hiến lễ.
Toàn bộ tương lai của
dân Israel tùy thuộc vào việc họ có giữ Giao ước hay không.Nhưng thật đáng buồn,Dân
Chúa đã phá vỡ Giao ước ngay sau đó qua hành vi thờ ngẫu tượng : thờ con bò vàng.Tuy
nhiên,Thiên Chúa đã tha thứ cho họ qua lời cầu xin của ông Môsê sau khi ông đã ăn
chay 40 đêm ngày.Một lần nữa,chúng ta thấy ông Môsê là đấng cứu chuộc của dân Israel,tiền
ảnh của Chúa Giêsu Kitô.Những vi phạm Giao ước được lặp đi lặp lại.Như thế,sau
những ngày đầu nhiệt tình đón nhận Giao ước,dân Israel đã coi thường Giao ước.Vì
thế,Thiên Chúa đã giữ thế hệ này lại tại sa mạc để tôi luyện họ quên đi củ hành
củ tỏi ở Ai Cập.Kỷ luật luôn luôn cần thiết cho người tin vào Chúa và chống lại
những xa xỉ của vật chất.
Trong sa mạc,Thiên Chúa đã ban cho họ nhiều dấu chỉ nói lên sự hiện
diện và sự che chở dân của Ngài.Đám mây che nắng ban ngày,cột lửa chiếu sáng
ban đêm,nước uống khi cần,bánh manna,chim cút …
-Thiên Chúa của dân
Qua những sự việc này,Thiên
Chúa tỏ hiện nhưng cũng ẩn dấu cho dù luôn luôn có thể giải thích là do tự nhiên,chẳng
hạn các tai họa ở Ai Cập,cuộc vượt qua Biển đỏ,bánh manna,chim cút…Quả
thật,với đức tin,chúng ta thấy tất cả là do Thiên Chúa thực hiện.Thiên Chúa luôn
là một Thiên Chúa ẩn dấu.Thiên Chúa đã nói với ông Môsê: “Ngươi không thể xem thấy tôn nhan Ta,vì con người không thể thấy Ta mà vẫn
sống”(Xh 33,20).Cũng thế,Thiên Chúa vẫn hoạt động trong lịch sử và với chúng
ta hôm nay dù chúng ta không nhìn thấy Ngài.
-Thiên Chúa của dân
Lịch sử hình thành dân Israel và đặc biệt quan niệm về Thiên Chúa của
Israel là điều độc nhất,hấp dẫn trong lịch sử.Những cái khác trong nền văn hóa
Israel có thể đến từ những nền văn hóa chung quanh,nhưng về tôn giáo,trái tim của
đời sống quốc gia,dân tộc Israel thì đối nghịch với mọi dân chung quanh.Các thần
của các dân chung quanh rất người:hiếu chiến,dâm đãng,độc ác thất thường và không
thể đoán trước, cần được xoa dịu bằng các hy lễ ma thuật hay thuần túy con người.Việc
cúng bái các thần thường tôn vinh chiến tranh,cướp bóc,đàn bà,loạn luân …
Thiên Chúa của dân Israel hoàn toàn khác với con người.Ngài luôn có
sáng kiến,đáng kính sợ,không thể kiểm soát Ngài bằng ma thuật,cũng không thể lôi
kéo Ngài bằng lễ vật.Ngược lại,Ngài luôn đòi hỏi con người phải thần phục Ngài.Ngài
là Thiên Chúa của lịch sử,luôn yêu thương,tốt lành,luôn thương xót dân Ngài.Quan
niệm về Thiên Chúa Giavê của dân Israel được tóm tắt trong hai chương quan trọng
sau: Xh 15,11-16 và Đnl 7,6-12.
“Thiên Chúa của dân Israel không
phải là một phản chiếu của sa mạc.Sa mạc chỉ là khung cảnh mà con người trong Cựu
ước gặp gỡ Thiên Chúa.Không ai tìm hiểu,nghiên cứu Cựu ước có thể nghĩ rằng Thiên
Chúa mà dân Israel gặp gỡ trong sa mạc bắt nguồn từ sa mạc;nếu như vậy,không có
thi sĩ Do Thái nào có thể nói rằng Giao ước tình yêu của Thiên Chúa thì vượt trên
tất cả mọi công trạng của họ”(John L.McKenzie,”Into the Desert”,London,Cuốn
I,số 1).
4.Ông Môsê qua đời và ông Giosuê
thay thế
Ông Môsê qua đời sau khi đã nhìn thấy Đất hứa:đất Canaan và ông
Giosuê được Chúa chọn để dẫn dân vượt qua sông vào đất Canaan.Đất Canaan là đất
mà Thiên Chúa đã ban cho ông Abraham hàng trăm năm trước,ngày nay là quốc gia
Do Thái.Với sự giúp đỡ của Thiên Chúa,họ đã chiếm được Canaan và phân chia cho các
chi tộc trừ chi tộc Lêvi lấy Giavê Thiên Chúa làm sản nghiệp (x.Gs 13,33).Các
thẩm phán được đặt là người cầm quyền các chi tộc.
Cuộc vượt qua từ Ai Cập tới đất Canaan đã hoàn tất.Như thế là Thiên
Chúa đã giữ lời hứa,Ngài đã ban cho dân Israel,con cháu ông Abraham, một quê hương.Tuy
họ vẫn luôn không trung thành với Thiên Chúa,nhưng Thiên Chúa vẫn luôn trung thành.Họ
thờ lạy các thần ngoại và sống theo những tập tục vô luân của dân ngoại,Cựu ước
mô tả Thiên Chúa giáng họa trên họ:chiến tranh,đói kém,dịch bệnh,lưu đầy để làm
cho họ ăn năn sám hối.Ngài luôn tha thứ cho họ và cho phép họ canh tân lại đời
sống theo Giao ước.
Một mô tả cụ thể tình yêu của Thiên Chúa dành cho dân phản nghịch,không
trung tín là câu truyện của vợ chồng tiên tri Hôsê.Vợ ông,bà Gômê,sau khi sinh
cho ông ba người con,đã bỏ ông và ngoại tình với người khác.Vì ông vẫn yêu bà nên
đã đi tìm bà,tha thứ cho bà và đưa bà về nhà.Cũng vậy,Thiên Chúa vẫn luôn yêu dân
phản nghịch và đem họ về với Ngài (x.Hs 1-3).
III.TRONG PHỤNG VỤ
-Nơi Thánh lễ:Bản văn Thánh
Kinh được đọc thường là một đoạn trích từ Cựu ước kể lại một vài biến cố vĩ đại
mang lại lợi ích cho chúng ta ngày nay.
Trong Kinh nguyện Thánh
Thể I,linh mục chủ tế xin Thiên Chúa nhận lễ vật chúng ta dâng “như nhận lễ vật
của Abel tôi trung của Chúa,hy lễ của Abraham tổ phụ chúng con,hy lễ thánh thiện
và lễ vật tinh tuyền của Melchisêdê,Thượng Tế của Chúa”.
-Trong kinh cầu nguyện
cho những người đã qua đời,Hội Thánh xin Abel,Abraham,các tổ phụ và các tiên
tri cầu nguyện cho chúng ta và lời nguyện sau: “Lạy Chúa,xin giải thoát linh hồn tôi tớ Chúa như Chúa đã giải thoát Abraham
khỏi thành Ur ở Chaldê …như giải thoát Isaac khỏi bị sát tế,giải thoát Môsê khỏi
quyền lực của Pharaô,vua Ai Cập …”.
Và trong lễ An táng,Giáo
Hội cầu nguyện: “Xin các thiên thần Chúa
dẫn đưa linh hồn … vào lòng Abraham.
-Trong Phụng vụ Vọng Phục
Sinh,cao điểm của Năm Phụng Vụ,bài công bố Tin Mừng Phục Sinh nối kết Chúa Kitô
và Môsê,Chúa Kitô và con chiên vượt qua: “Đức
Giêsu Kitô,Con Một Thiên Chúa và là Chúa chúng ta,Đấng đã thay chúng ta trả nợ
Ađam nơi Chúa Cha muôn đời,và đã lấy máu hồng tẩy rửa bản án nguyên tội.Vì đây
là lễ Vượt Qua,lễ mà Chiên thật đã bị giết,trong Máu Chiên này,môi miệng tín hữu
được hiến thánh.Này là đêm xưa kia Thiên Chúa đã đưa cha ông chúng ta,con cái
Israel ra khỏi Ai Cập,qua Biển đỏ khô chân”.
IV.ÁP DỤNG VÀO CUỘC SỐNG HÀNG NGÀY : GẶP GỠ THIÊN CHÚA
- Ngày nay,Thiên Chúa vẫn
liên hệ,giao thiệp vớiù chúng ta qua các biến cố của cuộc sống như Ngài đã làm
với các nhân vật vĩ đại trong Cựu ước.Nhưng Ngài luôn là một Thiên Chúa ẩn dấu,Đấng
không bao giờ muốn áp đảo chúng ta.Chúng ta phải luôn lưu ý đến những dấu chỉ
Ngài ban cho chúng ta ,với những sáng kiến yêu thương của Ngài.Trong những điều
xảy đến cho chúng ta,chúng ta hãy cố gắng nhận ra bài học nào Ngài đang dạy dỗ
chúng ta,tình yêu nào Ngài đang chia sẻ với chúng ta.Mọi người,mọi vật là một
phần của cuộc đời chúng ta ,có thể có một ý nghĩa đối với chúng ta.
Nếu chúng ta không nhận
ra Thiên Chúa đang hoạt động trong cuộc đời chúng ta, có lẽ là vì chúng ta chưa
sẵn sàng mạo hiểm khai mở tâm hồn chúng ta cho tình yêu Ngài.Người không sẵn sàng
mạo hiểm phó mình cho tình yêu sẽ không bao giờ hiểu được tình yêu đang được dâng
tặng cho mình.Đối với những người sẵn sàng yêu,đời sống sẽ tràn ngập ý nghĩa.
Ông Abraham đã sẵn sàng
hiến dâng điều quý nhất của mình là đứa con của Lời hứa,Isaac;ông Môsê đã mạo
hiểm hiến dâng cuộc đời mình cho nhiều người khác.Thiên Chúa không đòi hỏi chúng
ta điều đó,nhưng Ngài muốn chúng ta cố gắng sống theo lương tâm,thành thật với
chính chúng ta và xa tránh những tội lỗi nghiêm trọng có thể làm chúng ta xa Ngài
và người khác.
-
Cuộc vượt qua kiếp nô lệ và đau khổ nơi
sa mạc đến tự do và hạnh phúc là cần thiết cho dân Israel.Sau này,Chúa Giêsu
Kitô hoàn tất công việc cứu thế bằng việc vượt qua đau khổ và cái chết đến sự sống.Vậy
ai đã tin vào Thiên Chúa hôm nay cũng phải chịu đựng mọi đau khổ để được hưởng
niềm vui vĩnh cửu.
Trong sa mạc,một
mình dân Israel đối diện với Thiên Chúa,không có trò tiêu khiển,không có chỗ để
chạy trốn.Chọn lựa của họ là chọn sống hay chết.Nếu họ muốn sống còn,họ chỉ có
một con đường:hoàn toàn thần phục ý muốn của Thiên Chúa.Khi nhận biết rằng chỉ
một mình Thiên Chúa mới có thể cứu họ,dân Israel sẵn sàng chấp nhận Giao ước của
Ngài.
Đôi khi Thiên Chúa
phải mang chúng ta vào sa mạc để chúng ta nhận ra sự bất xứng của mình hầu phó
thác bản thân chúng ta cho Ngài.Chúng ta xin Chúa tăng cường niềm tin cho chúng
ta để nhận ra Ngài trong đau khổ và bất xứng của chúng ta.
TÓM LƯỢC
(Trích Bản Toát
Yếu sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo)
H. Những giai đoạn tiếp theo của Mạc khải là gì?
T. Thiên Chúa chọn ông Abraham,khi gọi ông rời bỏ quê hương để làm
cho ông trở thành “cha của vô số dân tộc”(St 7,15) và hứa qua ông sẽ chúc lành
cho “mọi dân tộc trên mặt đất”(St 12,3).Con cháu của ông Abraham là những kẻ thừa
hưởng các lời Thiên Chúa đã hứa với tổ phụ họ.Thiên Chúa đã lập Israel làm dân
Ngài tuyển chọn,cứu thoát họ khỏi ách nô lệ,ký kết với họ giao ước Sinai,và qua
ông Môsê,Ngài ban cho họ lề luật của Ngài.
CÂU HỎI ĐỂ SUY NGHĨ VÀ THẢO LUẬN
1.Bạn có thể nhận ra giá
trị của các giao ước,đặc biệt Giao ước giữa con người và Thiên Chúa không?
2.Bạn có khám phá ra khái niệm đầy ý nghĩa này:
Thiên Chúa luôn liên hệ, giao thiệp với chúng ta qua các biến cố của đời sống
chúng ta không?