CHƯƠNG VI
CÁC TƯ TẾ, CÁC VUA VÀ CÁC TIÊN
TRI DỌN ĐƯỜNG
“Nhờ các tiên tri,Thiên Chúa đã
chuẩn bị dân Người đón nhận ơn cứu độ dành cho toàn thể nhân loại”(GLHTCG số
72).
Thiên Chúa mạc khải Ngài
và chương trình cứu thế của Ngài qua các tư tế,các vua và các tiên tri.
I.CÁC HIẾN LỄ VÀ CÁC TƯ TẾ
Sau biến cố Sinai,Thiên Chúa
luôn ở giữa dân Ngài cách thân tình.Ngài hiện diện cách đặc biệt nơi hòm bia
Giao ước.Hòm bia Giao ước là một cái hòm nhỏ mạ vàng đựng bia đá khắc các giới
răn mà Chúa đã ban cho dân Ngài qua ông Môsê.Hòm bia này được đặt trong Lều tạm
(x.Xh 25-27).Từ đây,Thiên Chúa liên lạc với ông Môsê và các vị đại diện khác của
Ngài.Qua sự việc này,chúng ta có một tiên báo việc cất giữ Mình Thánh Chúa,sự
hiện diện đặc biệt của Đức Kitô giữa chúng ta nơi Nhà Tạm trong các nhà thờ.
Khi dân Chúa nhận biết Ngài,họ
phụng thờ Ngài,bày tỏ tâm tư tình cảm lên Ngài,phó thác mình cho Ngài.Họ tin nhận
Ngài là Chúa của họ và tỏ lòng thần phục Ngài.Cũng như tình yêu luôn lớn lên,họ
cũng ao ước được biến đổi,được hiệp nhất với Ngài.
1.Hiến Lễ
Dân Chúa phụng
thờ Thiên Chúa cách đặc biệt qua các hiến lễ.Giống như một người luôn bày tỏ
tình cảm của mình với một người nào đó qua các quà tặng,dân Chúa cũng dâng các
quà tặng lên Thiên Chúa của họ.
Những biến cố lớn
trong cuộc sống được đánh dấu bằng việc trao các quà tặng.Nó diễn tả nhiều điều,đặc
biệt diễn tả ước muốn được hiệp nhất với người mình yêu.Chúng ta tặng quà cho
nhau vào ngày sinh nhật,ngày cưới … Quà tặng diễn tả tình yêu,lời cầu chúc,cám ơn,hối
lỗi và thường để xin điều gì đó.Quà tặng thay thế người tặng.Khi đón nhận quà tặng
là chúng ta đón nhận người tặng,như khi một cô gái nhận cái nhẫn của người bạn
trai.Trên tất cả,quà tặng diễn tả ước muốn của chúng ta được hiệp nhất với nhau
trong tình yêu với người chúng ta trao quà tặng.
Hiến lễ có nghĩa là dâng
hiến quà tặng do một vị tư tế biến đổi quà tặng một cách nào đó và ăn nó.Dân dâng
quà tặng lên Thiên Chúa qua người đại diện của họ là một vị tư tế.Vị tư tế biến
đổi hay chuyển thể quà tặng để biểu thị rằng chúng được hiến dâng lên Thiên Chúa,nó
không còn thuộc về họ nữa.Thường thường,vị tư tế giết quà tặng nếu là một động
vật hay thiêu đốt đi để diễn tả sự đón nhận của Thiên Chúa.Đôi khi có một bữa ăn
hiệp thông để biểu thị sự hiệp nhất với Thiên Chúa qua việc ăn của lễ.
Các ông Abel,Noe đã dâng
lễ vật lên Thiên Chúa.Ông Abraham đã sẵn sàng dâng hiến con trai yêu dấu là
Isaac lên Thiên Chúa.Sau một trận chiến thắng của ông Abraham,khuôn mặt nhiệm mầu
của Melchisêđê dâng bánh và rượu lên Thiên Chúa để tạ ơn,tiền ảnh của việc Đức
Kitô và các linh mục sẽ làm sau này (x.St 14,18-20).
Hiến lễ đóng dấu chứng
thực Giao ước cũ và người Israel được Thiên Chúa hướng dẫn đề ra những quy luật
cho những hiến lễ.Những hiến lễ này được các tư tế dâng lên Thiên Chúa tại bàn
thờ trong nơi cực thánh (x.Lv 1-7).
2. Các tư tế
Các tư tế là những
người được chọn cách đặc biệt để dâng lễ vật và mang phúc lành của Thiên Chúa
cho dân chúng.Họ là những trung gian đặc biệt.Thiên Chúa đã chọn ông Aaron,em ông
Môsê là vị tư tế đầu tiên và con cháu ông đều mang chức vụ tư tế.Họ được phong
chức tư tế trong một lễ nghi đặc biệt.Trong lễ nghi này,họ được xức dầu và trao
áo lễ (x.Xh 28,1-2;29,7).
Sau này,Đức Kitô sẽ
dâng hiến chính mạng sống mình như là hiến lễ hoàn hảo để thực hiện Giao ước mới.Mọi
hiến lễ trước Đức Kitô chuẩn bị cách thức cho hiến lễ hoàn hảo của Đức Kitô,là
hiến lễ đạt tới sự hiệp nhất trọn vẹn giữa con người với Thiên Chúa.Trong phụng
tự Do Thái,nghi thức long trọng và ý nghĩa nhất là Hiến Lễ Đền Tội . Mỗi năm một
lần,Thầy Cả Thượng Phẩm hiến tế một con chiên hay con dê bên ngoài cung thánh Đền
thờ,rồi lấy máu đem vào nơi cực thánh rảy trên nắp Hòm Bia Giao ước,nơi Chúa ngự.Nghi
thức này diễn tả dân chúng đã được hiệp nhất với Thiên Chúa. Về sau,các văn sĩ
Tân ước cho thấy Đức Kitô đã đổ máu mình ra để đem loài người,một lần thay cho
tất cả,đến ở với Thiên Chúa trên trời.
II.CÁC VUA
Người Do Thái mong muốn
có một vị vua như các dân chung quanh và
Thiên Chúa đã nói với ông Samuel xức dầu
cho Saul làm vua.Sau khi Saul sa lầy vào tội lỗi,chàng chăn chiên trai trẻ Đavit
đã được xức dầu làm vua thay thế.Đavit đã trở thành anh hùng dân tộc sau khi giết
tên khổng lồ Gôliat nhưng rồi đã phải trốn chạy sự săn lùng của vua Saul vì
ganh tỵ.Sau cái chết thảm khốc của Saul,Đavit đã lên ngôi vua và lấy Giêrusalem
làm thủ đô rồi mang Hòm bia Thiên Chúa về đó (x.1 và 2 Samuel).
Đavit đã phạm trọng tội
nhưng vì biết ăn năn sám hối nên Thiên Chúa đã tha thứ và hứa với ông rằng một
Vị Vua sẽ phát xuất từ dòng dõi ông và ngai vàng của vị vua này sẽ trường tồn mãi
mãi.Thật vậy,khi tiên tri Nathan cảnh báo Đavit về tội ngoại tình với bà
Bethsheba và tội giết Uria chồng bà ấy,Đavit đã trở nên một khuôn mặt vĩ đại của
sự ăn năn thống hối chân thành.Rồi qua Nathan,Thiên Chúa đã hứa với Đavít lời hứa
quan trọng như đã nói trên (x.2Sm 7,12-16).
Salomon,con trai của Đavít,lên
nối ngôi vua,đã xây Đền Thờ Giêrusalem và đặt Hòm Bia Giao ước vào đó.Tại Đền
Thờ,các hiến lễ dâng lên Thiên Chúa được cử hành thường xuyên. Salomon có một
triều đại sáng chói,đầy quyền lực và có nhiều ảnh hưởng.Nhưng rất tiếc là ông đã
phạm tội thờ ngẫu tượng và cuối cùng nội loạn đã nổi lên chống lại ông,ông đã bị
giết chết trong cuộc nổi loạn này.Hai cuốn sách các Vua đã kể lại giai đoạn này.
Sau khi Salomon chết,nước
Israel bị phân đôi:miền bắc là nước Israel và miền nam là nước Giuđa.Sau cùng,Thiên
Chúa đã thực hiện lời hứa ban Đấng Cứu Độ trên nhóm “số sót” của hai chi tộc
Giuđa và Benjamin.Ở đây,ta thấy có một sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa xưa và nay:
Dân Chúa thời Cựu Ước chia rẽ vì tội lỗi của họ - các vùng Kitô giáo thời Tân Ước cũng chia rẽ
vì sự đồi bại của các tín hữu.
Tuy nhiên,Thiên Chúa không
bỏ rơi Dân Ngài,Ngài đã sai các tiên tri đến với họ.
III.CÁC TIÊN TRI
Các tiên tri là những người
được Thiên Chúa kêu gọi cách đặc biệt để nói nhân danh Ngài.Những người phát ngôn
cho Thiên Chúa này tiếp nối nhau hoạt động trải dài hàng trăm năm.Họ là lương tâm
của Israel.Qua họ,tôn giáo của Israel dần dần được thanh tẩy và phát triển.
1.Nội dung rao giảng
a.Cảnh báo tội lỗi
của dân
Qua đời sống dâng hiến và các hành động
nổi bật của mình,các tiên tri được dân
Sau đây là một số tiên
tri vớiø những lời cảnh báo nổi bật:
- Tiên tri Êlia
Tiên tri Eâlia đã
phải chiến đấu với vua Akhab nhu nhược và đồi bại,với hoàng hậu bỉ ổi Jezebel,vợ
vua Akhab,sự hấp dẫn của việc thờ thần Baal với những hiến lễ trần tục cùng những
sự vô luân thô tục khác.Sách Các Vua quyển thứ nhất kể về việc tiên tri Elia đọ
sức với các tiên tri Baal qua việc hiến dâng lễ vật:Thiên Chúa đã cho lửa từ trời
thiêu đốt lễ vật của ông,còn các tiên tri Baal bị dân chúng làm nhục và giết chết.Hoàng
hậu Jezebel hay tin đã cho người tìm giết ông.Ông đã chạy trốn vào sa mạc
Sinai,mệt nhọc và chán nản,muốn được chết tại nơi Thiên Chúa đã mạc khải mình lần
đầu tiên cho dân Israel.Nhưng Thiên Chúa đã đến với ông và khích lệ ông (x. 1V
1-18)
2- Tiên tri Amos
Tiên tri Amos là một người mạnh mẽ đã khiển
trách người giầu có bóc lột người nghèo: “Chúng
bán người công chính để lấy tiền,bán kẻ nghèo khổ với giá một đôi giầy.Chúng đạp
đầu người yếu thế xuống bùn đen và xô người khiêm hạ ra khỏi đường lộ”(Am
2,6-7).Amos đặc biệt kết án tính kiêu căng tự mãn về địa vị của họ.Chính sự kiêu
căng này cuối cùng sẽ kết án họ (x.Am 3,1-2;4,1-5).Trong lời tiên báo về thảm
họa sẽ xảy đến,Amos nói về “số sót”là những người trung thành với Thiên Chúa: “Đức Chúa phán thế này:như người chăn chiên
giựt ra khỏi miệng sư tử hai cái cẳng hay một mảnh tai của con chiên,con cái
Israel sống tại Samari,ở đầu giường hay trên trường kỷ lộng lẫy cũng sẽ được giựt
ra như vậy”(Am 3,12).
- Tiên tri Isaia
Tiên tri Isaia cũng đã
loan báo về tai ương,hình phạt và phá hủy.Tuy nhiên,ông vẫn nhắc nhở Dân Chúa về
tình yêu của Thiên Chúa dành cho họ (x.Is 49,14-15).
Các lời tiên báo của các tiên tri về sự trừng
phạt của Thiên Chúa vì tội lỗi của dân chúng đã xảy ra.Các tai họa đã nối tiếp đổ
xuống:đầu tiên là vương quốc miền bắc tức
Israel bị đế quốc Assyri phá hủy năm 721 TCN và môt số người bị lưu đầy ở Ninivê.Tiếp
đến vương quốc Giuđa bị sụp đổ năm 587 TCN và nhiều người bị lưu đầy ở
Babilon.Nhưng các tiên tri đã an ủi họ.Có nhiều Thánh vịnh hay nhất đã ra đời vào
thời kỳ này.Từ thời kỳ này,nhiều người Do Thái bị phân tán tới các nước khác.Tuy
nhiên, sự phân tán này lại cung cấp cơ hội cho việc loan truyền giáo huấn của Đức
Kitô sau này.
b. Loan báo về Giao ước
mới
Vào thời điểm nguy cấp,Thiên Chúa đã hứa ban một
Giao ước mới hoàn hảo hơn.Tiên tri Giêrêmia đã cho biết lời hứa vĩ đại này: “…Ta sẽ ghi vào lòng dạ chúng,sẽ khắc vào tâm
khảm chúng Lề Luật của Ta.Ta sẽ là Thiên Chúa của chúng,còn chúng sẽ là dân của
Ta…”(31,31-34))(x.Ez 36,24tt).
c. Loan báo về Đấng Mêsia
Các lời giáo huấn của các tiên tri dần dần quy
về Đấng Mêsia,Đấng phải đến.Những lời tiên tri này được loan báo vào những thời
điểm khác nhau và rải rác trong suốt Cựu Ước.Nhiều lời tiên báo rất khó hiểu và
có vẻ trái ngược nhau,đôi khi chính các tiên tri không biết chính xác chúng được
thực hiện như thế nào.Chỉ khi chúng ta tìm hiểu đời sống của Đức Kitô,chúng ta
mới nhận ra Ngài đã hoàn thành các lời tiên báo về Đấng Mêsia như thế nào.
- Đấng Mêsia là Tư
tế,Vua và Tiên tri
Đấng
Mêsia hay Kitô có nghĩa là Đấng được xức dầu với dầu Thánh Thần là Tư tế,Vua và Tiên tri.Từ Mêsia đặc biệt chỉ
Vua là người hoàn thành số phận của dân
- Đấng Mêsia là một
“Con Người”
Một “Con
Người” mầu nhiệm cũng xuất hiện có liên hệ tới niềm hi vọng thời Mêsia của Dân
Chúa.Sau này,Chúa Giêsu đã áp dụng tước hiệu “Con Người” cho mình (x.Đn 7,13-14
– Tv 110).
- Đấng Mêsia là một “Tôi Tớ đau khổ”
“Tôi tớ đau khổ” có
lẽ là khuôn mặt nổi tiếng nhất của Đấng Mêsia mà tiên tri Isaia II đã nói tới.Tiên
tri nhấn mạnh tới hai ý tưởng mà người Do Thái khó mà hiểu thấu nhưng lại có tầm
quan trọng sâu xa đối với chương trình của Thiên Chúa,đó là tất cả các quốc gia
đều được kêu gọi để nhận biết và yêu mến Thiên Chúa - và ơn cứu độ sẽ đến nhờ sự
đau khổ của vị Tôi Tớ vô tội của Giavê – khuôn mặt của Đức Kitô (x.Is 53,3-7).
d. Loan báo về “Ngày của
Chúa”
Nhiều lời tiên tri
liên quan đến thời đại mới, “ngày của Chúa”.Chẳng hạn tiên tri Gioen coi “ngày
của Chúa”là thời gian phán xét dân Israel (x.Ge 2,1-2).Nhưng Gioen cũng hiểu đây
là thời gian chúc lành khi Thần Khí của Thiên Chúa được đổ đầy trên mọi xác phàm.Bài
giảng ngày Lễ Ngũ Tuần (Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống) của Thánh Phêrô là lời
loan báo đầu tiên của sứ điệp Kitô giáo được trích dẫn từ lời của tiên tri
Gioen (x.Ge 2ø,28-29).
2. Dân chúng mong đợi Đấng Mêsia đến
Sau thời lưu đầy
Babilon,nhóm “số sót” quay trở về Giêrusalem và bắt đầu xây dựng lại Đền thờ và
thành phố.Họ sống nhiệm nhặt và gắn bó chặt chẽ với lề luật (Ngũ Kinh).Vào thế
kỷ IV TCN,họ bị Đế quốc Hy Lạp cai trị,bị bách hại và bị Hi Lạp hóa.Sau đó là các
vua Syri chiếm Palestin.Cuối cùng,vào thế kỷ I TCN,Đế quốc Roma xâm chiếm và đặt
vua bù nhìn Hêrôđê.
Thời Cựu ước kết thúc
với việc Dân Chúa mong đợi thời đại Mêsia đến.Nhận thức được những kỳ công vĩ đại
mà Thiên Chúa đã làm cho họ trên hàng thế kỷ,họ hướng về lời hứa của Thiên Chúa
trong tương lai.Họ là một quốc gia nhỏ bé hầu như không ai biết đến ở sát bên một
đế quốc vĩ đại.Nhưng họ lại là một thành trì độc thần trong một thế giới đa thần,kiêu
ngạo và duy lý;đời sống luân lý của họ thì vượt xa với phần còn lại của thế giới
Hi Lạp thời đó.
Nhưng tiếc thay,họ
lại mong đợi một Đấng Mêsia trần thế,khác với chương trình của Thiên Chúa. Nhiều
người mong đợi một thời đại mới về của cải vật chất.Một số người khác lại trông
đợi một vị vua vĩ đại như Đavít,Salômon để dẫn họ tới tự do , vinh quang và,một
lần nữa,thiết lập Vương quốc
Vào thời gian này,chúng
ta nhận thấy những nhóm có ảnh hưởng ở Palestin sẽ giữ một vai trò quan trọng
liên quan đến hoạt động và đời sống của Đức Kitô:Bên cạnh giai cấp tư tế đầy
quyền lực,có nhóm luật sĩ,là những người giải thích chính thức lề luật,là nhóm được
tôn vinh và có ảnh hưởng nhất ở Do Thái.Nhóm Pharisiêu là những người theo chủ
nghĩa quốc gia hẹp hòi,họ đã thêm nhiều tập tục vào lề luật và giải thích luật
theo nghĩa đen hơn là theo tinh thần luật.Nhóm Saducêô là tầng lớp quý tộc,tự
do hơn trong việc giải thích luật và cởi mở hơn với dân ngoại,nhưng chống đối cách
hẹp hòi,giống như nhóm Pharisiêu,với bất cứ những thay đổi hi vọng cứu thế nào.Cả
hai nhóm bằng lòng với hiện trạng và là đối thủ mạnh nhất của Đức Kitô.Nhóm Essênien
thuộc cộng đoàn Qumran, với những cuộn Kinh Thánh nổi tiếng, đã rút vào sa mạc,sống
thành cộng đoàn,nhiệm nhặt và độc thân để chuẩn bị đón Đấng Cứu Thế đến.
Sau cùng,nhóm số sót,số
người ít ỏi trung thành với Thiên Chúa,họ là khởi đầu của Israel mới và Giao ước
mới,dân mới của Thiên Chúa.Họ cố gắng thực hành một tôn giáo tinh tuyền hơn
trong nội tâm cũng như những việc làm bên ngoài.ĐứcMaria,Mẹ Chúa Giêsu là điển
hình của nhóm này.Họ là những người nghèo của Israel,niềm khát mong Đấng Cứu Thế
của họ được tóm tắt trong lời nguyện xin sau đây:
“Thân phận
con khốn khổ nghèo hèn,
xin mau đến cùng con,lạy
Thiên Chúa!
Ngài là Đấng phù trợ,là Đấng giải
thoát con,
Muôn lạy Chúa,xin đứng
trì hoãn”(Tv 70,6).
Đến đây,chúng ta có thể tóm tắt những ý tưởng
chính của Cựu ước như sau:Thiên Chúa chọn dân Israel,ký kết với họ một giao ước,thiết
lập họ thành Dân riêng của Ngài,nói với họ và hướng dẫn họ qua những người đại
diện Ngài,sống theo giao ước và phụng thờ Ngài qua các hy lễ,trông chờ Đấng Cứu
Thế đến để thiết lập một Giao ước mới và hoàn hảo.
IV. TRONG PHỤNG VỤ
- Thánh vịnh : Thánh vịnh
là những thi ca tôn giáo được linh hứng trong Cựu ước.Hội Thánh đã sử dụng rất
nhiều Thánh vịnh trong Phụng vụ và trong Kinh Thần Vụ mà các linh mục đọc hàng
ngày như lời kinh chính thức của Hội Thánh.
- Thánh Lễ : Trong Thánh
lễ,ngay trước lúc công bố Tin Mừng,linh mục xin Thiên Chúa thanh tẩy tâm hồn và
miệng lưỡi như tiên tri Isaia đã làm để chuẩn bị công bố Lời Chúa.Trong Kinh
Nguyện Thánh Thể I,ngay tại trung tâm của Thánh Lễ,chúng ta xin Chúa nhận lễ vật
của chúng ta “như đã nhận lễ vật của tôi
tớ Chúa là Abel,hiến tế của Abraham tổ phụ chúng ta và của Thầy Cả Thượng Phẩm Melchisêđê”.
- Mùa Vọng : Trong mùa
Vọng,đặc biệt Chúa Nhật IV Mùa Vọng,chúng ta sống lại tâm tình chờ đợi Đấng Cứu
Thế.Các đoạn sách tiên tri Isaia được đọc trong mùa này.
V. ÁP DỤNG VÀO CUỘC SỐNG HÀNG NGÀY
Đức tin của chúng ta được
diễn tả qua Phụng Vụ.
-
Đức tin giữ vai trò chủ yếu của Dân Chúa
trong Cựu ước từ thời Abraham.Họ có rất ít bằng chứng để tin cậy vào Chúa,ngay
cả không có sự bảo đảm về việc sống lại sau khi chết.Họ chỉ được hứa cách đơn
giản rằng nếu tin vào Chúa,Chúa sẽ chúc phúc cho họ.Ngày nay,chúng ta được Thiên
Chúa hứa rằng Ngài sẽ mang chúng ta vào hưởng hạnh phúc đời đời với Ngài.
-
Khi đức tin của họ bị suy yếu,Thiên Chúa
can thiệp qua một vài dấu chỉ nói lên sự hiện diện và tình yêu của Ngài.Một vài
biến cố nhiệm mầu xảy ra hay một tiên tri xuất hiện để khuyến khích họ.Vì vậy,nếu
chúng ta để ý,chúng ta có thể phân biệt được hành động của Thiên Chúa khi chúng
ta cần tới nhất trong cuộc sống của chúng ta.
-
Sự tôn kính Thiên Chúa là một hành vi tuyệt
vời của Dân Chúa,ngay cả khi họ không kêu cầu Danh Ngài.Họ có một cảm giác kính
sợ trước sự hiện diện của Thiên Chúa.Ông Abraham đã bị nỗi sợ hãi chế ngự và cảm
thấy mình là bụi đất và tro tàn trước mặt Thiên Chúa.Ông Môsê và ông Elia đã dấu
mặt trong sự kính sợ khi Chúa đến gần.Tiên tri Isaia gần như tuyệt vọng,Đaniel
ngã xuống trước mặt Chúa,mặt ông gục xuống đất.Nếu chúng ta có lòng kính sợ Chúa,chúng
ta cũng có thể nhận ra sự hiện diện của Ngài rõ ràng hơn trong cuộc sống của chúng
ta.
-
Dân Thiên Chúa bày tỏ niềm tin và lòng
biết ơn Thiên Chúa qua việc phụng thờ Ngài.Họ đã thực hiện việc phụng thờ này vào
những lúc quan trọng trong lịch sử của họ.Ngày nay cũng thế,rất là tự nhiên khi
biểu lộ lòng biết ơn Chúa của chúng ta và việc bày tỏ này không chỉ với tư cách
cá nhân nhưng còn qua việc phụng thờ cộng đồng như Dân Chúa xưa.
-
Thánh lễ là cách người Công giáo chúng
ta quy tụ lại với nhau để phụng thờ Chúa.Đó cũng là một hiến lễ nối dài hiến lễ
hoàn hảo của Đức Kitô.Vì vậy,khi tham dự Thánh lễ,chúng ta cố gắng dâng mình
cho Thiên Chúa,dưới sự hiện của Ngài, để kết hiệp với Ngài.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1.Bạn hiểu thế nào về vai trò của các tiên tri và bạn có thấy sự cần
thiết của các tiên tri trong lịch sử,ngay cả ngày nay không?
2.Hành động nào của
Thiên Chúa trong Cựu ước gây ấn tượng đặc biệt cho bạn?