NHỮNG NGƯỜI THỢ LÀM VƯỜN NHO CỦA CHÚA

Lm. Gioan Thiên Chúa Nguyễn Phước

 

"Tất cả và từng người đều được mời gọi làm việc để Nước Thiên Chúa được hoàn thành, tùy theo sự khác biệt về ơn gọi và hoàn cảnh, về đoàn sủng và tác vụ".

 

I. Giới Trẻ Niềm Hi Vọng Của Giáo Hội

 

1. Hoàn cảnh và đặc điểm

- Chiếm một nửa trên tổng số dân, thường chiếm một nửa số người thuộc Dân Chúa.

- Là thời gian để khám phá đặc biệt sâu xa về "cái tôi" và về "dự phóng cuộc đời" của chính mình ;

- Là thời gian của một sự tăng trưởng "trong khôn ngoan, tuổi tác và ân sủng trước mặt Thiên Chúa và người ta" ;

- Có một cảm quan bén nhạy dể nhận ra một cách sâu sắc những giá trị như công lý, bất bạo động và hòa bình ;

- Tâm hồn hướng tới tình huynh đệ, tình bằng hữu và tình liên đới

- Nhiệt tình hết mình cho những chính nghĩa liên quan đến phẩm chất cuộc sống và bảo vệ thiên nhiên.

* Mang nặng những băn khoăn lo lắng, thất vọng và sợ hãi trước thế giới.

 

2. Nền tảng Kinh Thánh (1Ga 2, 13 tt)

- Anh em đã thắng ác thần

- Anh em biết Chúa Cha

- Anh em là những người mạnh mẽ

- Lời Thiên Chúa ở trong anh em

 

3. Sứ mạng

- Hình ảnh và lời nhắc nhủ về sự tươi trẻ mà Thần Khí Ðức Kitô không ngừng tô điểm Giáo hội.

- Những chủ thể tích cực tham gia vào việc phúc âm hoá và đổi mới xã hội.

 

4. Nhiệm vụ của Giáo hội

- Giáo hội loan báo cho giới trẻ Ðức Kitô vì xác tín rằng Tin mừng của Người là câu trả lời duy nhất và sung mãn cho những khát vọng cơ bản nhất của giới trẻ.

- Giới thiệu lời đề nghị "hãy theo Tôi" : chia sẻ tình con thảo của Ðức Giêsu đối với Chúa Cha và tham gia vào sứ vụ cứu độ nhân loại của Người.

- Giáo hội nhìn về giới trẻ với tất cả niềm tin cậy và yêu mến như Ðức Kitô đã tỏ bày cho người thanh niên (Mc 10,21).

- Giáo hội tự soi mình trong giới trẻ.

- Nhìn thấy nơi giới trẻ con đường phải theo khi tiến về tương lai.

 

II. Thiếu Nhi Và Nước Trời

 

1. Hoàn cảnh và đặc điểm

Nhiều trẻ em đang chịu những đau khổ:

- Về thể lý như đói khát, thiếu thốn, bệnh tật ;

- Về luân lý như bị đối xử tàn tệ.

 

2. Nền tảng Kinh Thánh

* Mt 19, 13-15 ; Mc 10, 14

- Ðối tượng của lòng yêu thương dịu dàng và quảng đại của Ðức Giêsu

- Hứa ban cho chúng Nước Trời

* Mt 18, 3-5 ; x. Lc 9, 48

Vai trò tích cực trong Nước Thiên Chúa : Chúng là biểu tượng hùng hồn và hình ảnh sáng ngời về những điều kiện luân lý và thiêng liêng cần có để được gia nhập Nước Thiên Chúa : phó thác, khiêm hạ.

 

3. Sứ mạng

- Nhắc cho Giáo hội nhớ rằng kết quả của việc truyền giáo không tùy thuộc vào các phương tiện hay công trạng của con người, nhưng vào ân huệ hoàn toàn nhưng không của Thiên Chúa.

- Ðời sống trong trắng ngây thơ và tràn đầy ân sủng, kể cả những đau khổ chúng chịu do bị hành hạ bất công là nguồn mạch đem lại sự phong phú thiêng liêng cho Giáo hội.

 

4. Nhiệm vụ của Giáo hội

Giáo hội nhìn nhận rằng :

- Có những khả năng hoạt động quý giá đang được mở ra cho các thiếu nhi trong việc xây dựng Giáo hội và xã hội ;

- Trẻ em góp phần thánh hoá cha mẹ, Giáo hội địa phương và phổ quát.

 

III. Người Cao Niên Và Ơn Khôn Ngoan

 

1. Hoàn cảnh và đặc điểm

- Bị coi là vô dụng, là gánh nặng ;

- Chính bản thân cũng cảm thấy bất lực ;

- Thường luyến tiếc quá khứ ;

- Ngại dấn thân vì không thích nghi được với hoàn cảnh không ngừng đổi mới.

 

2. Nền tảng Kinh Thánh

- Biểu tượng của con người đầy khôn ngoan và kính sợ Thiên Chúa (Hc 25,4-6) ;

- Chứng nhân của truyền thống đức tin (Tv 44, 2 ; Xh 12, 26-27) ;

- Thầy dạy cách sống (Hc 6, 34 ; 8, 8-9) ;

- Người xây dựng đức ái trong Giáo hội và xã hội.

 

3. Sứ mạng

Ý thức vai trò cá nhân của mình trong Giáo hội và xã hội :

- Xem xét lại quá khứ cách kỹ lưỡng hơn ;

- Hiểu sâu xa và sống mãnh liệt hơn mầu nhiệm vượt qua ;

- Trở thành gương mẫu cho toàn thể Dân Chúa.

 

4. Nhiệm vụ của Giáo hội

Giáo hội đòi hỏi và trông chờ người cao tuổi theo đuổi sứ vụ tông đồ và truyền giáo của họ.

 

IV. Nữ Giới

 

1. Hoàn cảnh và đặc điểm

- Tình trạng bị phân biệt đối xử và gạt ra ngoài lề bằng nhiều hình thức khác nhau.

- Não trạng bất công và độc hại coi con người như một đồ vật, một món hàng, một dụng cụ phục vụ cho lợi lộc ích kỷ và cho việc tìm kiếm khoái lạc.

- Dấu chỉ thời đại : người phụ nữ ý thức về phẩm giá riêng của họ và gia nhập vào đời sống công cộng.

 

2. Nền tảng Kinh Thánh

- Dù không được kêu gọi vào chức vụ thừa tác, nhiều phụ nữ đã theo Ðức Giêsu khi Ngài thi hành sứ vụ và đã phụ giúp các tông đồ (Lc 8, 2-3).

- Hiện diện gần bên thập giá Chúa (Lc 23, 49).

- Tham dự vào việc chôn táng Chúa (Lc 23, 55).

- Ðón nhận rồi truyền lại lời loan báo Chúa Phục sinh (Lc 24, 1-10).

- Cầu nguyện cùng các Tông đồ trong nhà Tiệc ly (Cv 1, 14).

- Giữ một số nhiệm vụ khác nhau trong lòng những cộng đồng Giáo hội tiên khởi và phục vụ những cộng đồng này (Rm 16, 1-15 ; Pl 4, 2-3 ; Cl 4, 15 ; 1Cr 11, 5 ; 1Tm 5, 16).

 

3. Sứ mạng

- Nhờ bí tích Thanh tẩy và Thêm sức, phụ nữ được tham dự vào 3 chức vụ của Ðức Giêsu Kitô và do đó, được trao phó và có khả năng chu toàn sứ vụ nền tảng của Giáo hội : sứ vụ Phúc âm hoá.

- Chứng tá của người phụ nữ góp phần lớn lao vào việc nuôi dưỡng đức tin của các cộng đồng kitô hữu.

- 2 trách vụ lớn :

+ Ðem lại phẩm giá trọn vẹn cho đời sống hôn nhân và tư cách làm mẹ ;

+ Bảo đảm chiều kích luân lý của văn hoá : nhờ có kinh nghiệm riêng về tình mẫu tử, người phụ nữ tỏ ra có được sự nhạy cảm đặc biệt đối với con người và đối với những gì làm nên sự thiện hảo đích thực cho con người khởi từ những giá trị nền tảng của cuộc sống.

 

4. Nhiệm vụ của Giáo hội

- Nghiên cứu nghiêm túc và sâu xa những nền tảng nhân học về thân phận nam nữ : xác định căn tính ngôi vị riêng của phụ nữ trong mối tương quan khác biệt và bổ túc của họ đối với người nam.

- Mạnh mẽ chống lại mọi hình thức kỳ thị và lạm dụng mà người phụ nữ là nạn nhân.

- Làm sao cho người phụ nữ tham gia nhiều hơn vào những lãnh vực tông đồ của Giáo hội : chẳng hạn tham gia vào Hội đồng mục vụ của giáo phận và của các giáo xứ.

- Cổ võ mạnh mẽ hơn trách vụ bổ túc của nữ giới trong việc truyền đạt đức tin trong gia đình, trong những môi trường giáo dục khác nhau, ở bất cứ nơi nào, kể cả bằng phương tiện nghiên cứu, tìm tòi và giảng dạy thần học.

- Nhìn nhận và mời gọi mọi người nhìn nhận sự đóng góp không thể thiếu của phụ nữ trong việc xây dựng Giáo hội và phát triển xã hội.

 

V. Nam Giới

 

1. Hoàn cảnh và đặc điểm

- Khi quá nhấn mạnh đến điều kiện sống và vai trò của người phụ nữ có thể đưa đến việc bỏ quên nam giới.

- Người ta phàn nàn về sự vắng mặt hoặc hiện diện không đủ của nam giới, Một số người nam đã trốn tránh trách nhiệm riêng của mình trong Giáo hội : chẳng hạn, tham dự kinh nguyện phụng vụ ở thánh đường, việc giáo dục, nhất là việc dạy giáo lý cho trẻ em, về sự hiện diện trong những buổi gặp gỡ có tính cách tôn giáo và văn hoá, về sự cộng tác vào những sáng kiến từ thiện và những công tác truyền giáo.

 

2. Nền tảng Kinh Thánh

Cần có sự hiện diện phối hợp và sự cộng tác nam nữ :

- Không chỉ để bảo đảm hiệu năng lớn hơn cho công việc mục vụ của Giáo hội ;

- Không phải chỉ để đáp ứng khía cạnh xã hội học về sự chung sống của nhân loại ;

- Nhưng là thực hiện ý định nguyên thủy của Ðấng Tạo hoá : sự hiệp nhất của cả hai.

 

3. Sứ mạng

Thể hiện một cách cộng đồng sự tham dự của gia đình vào sứ vụ của Giáo hội.

 

4. Nhiệm vụ của Giáo hội

- Truyền đạt cho thế giới hôm nay ý nghĩa của bí tích hôn phối.

- Khôi phục lại giá trị của việc quý mến sự trinh khiết và tôn trọng thiên chức làm mẹ.

VI. Bệnh Nhân - Người Ðau Khổ

 

1. Hoàn cảnh và đặc điểm

Những hình thức đau khổ : người bị bỏ rơi, người bị loại trừ, bệnh nhân, người tàn tật, người nghèo, người đói, người di cư, người bị lưu đày, tù nhân, người thất nghiệp, người lớn tuổi, trẻ em bị bỏ rơi, người cô độc, nạn nhân của chiến tranh và của mọi hình thức bạo hành.

 

2. Nền tảng Kinh Thánh

- Nỗi đau khổ đưa con người đến với Chúa, Ðấng liên kết họ với nỗi khổ đau của Ngài : "Những gian nan thử thách Ðức Kitô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội thánh" (Cl 1, 24) ;

- Mang lại "niềm vui do Thánh Thần giữa bao gian truân" (1Tx 1, 6) ;

- Chứng nhân cho sự phục sinh của Ðức Giêsu.

 

3. Sứ mạng

Là chủ thể hoạt động và có trách nhiệm về công cuộc phúc âm hoá và về ơn cứu độ.

 

4. Nhiệm vụ của Giáo hội

- Chia sẻ nỗi đau khổ ;

- Tin cậy vào người đau khổ để giảng dạy cho toàn thế giới biết tình yêu là gì ;

- Có nghĩa vụ tìm gặp con người cách đặc biệt trên con đường đau khổ ;

- Làm tất cả những gì để người đau khổ có được chỗ đứng trong Giáo hội và xã hội ;

- Canh tân hoạt động mục vụ :

 

+ Qua sự quan tâm, hiện diện, lắng nghe, đối thoại, chia sẻ và giúp đỡ, nâng đỡ và cổ vũ lòng tin vào cuộc sống, lòng tin vào Thiên Chúa và tình yêu phụ tử của Người.

+ Công bố Tin mừng : đau khổ có thể có một ý nghĩa tích cực cho con người và cho xã hội vì tham dự vào nỗi đau khổ cứu độ của Ðức Kitô, vào niềm vui của Ðấng Phục sinh - đau khổ là một sức mạnh thánh hoá và xây dựng Giáo hội.

+ Thể hiện qua chứng tá đời sống : chứng tá của những người chăm sóc, chứng tá của chính những bệnh nhân đã ý thức hơn và có trách nhiệm hơn về chỗ đứng và trách vụ của mình trong Giáo hội và cho Giáo hội.


Mục Lục | Trở Về Trang Nhà