THƯỢNG TẾ CỦA GIAO
ƯỚC MỚI,
ĐẤNG THIẾT LẬP BÍ TÍCH THÁNH THỂ
Lm. Giuse Võ Đức Minh
Trong lời nguyện nhập lễ của Thánh lễ ngoại lịch
kính Chúa Giêsu Linh mục Thượng phẩm, bản văn phụng vụ viết như sau : “Lạy Chúa,
để Danh Chúa được tôn vinh và để thế giới được cứu độ, Chúa đã đặt Đức Kitô làm
Thượng tế của Giao Ước muôn đời. Chính Người đã hiến mình làm của lễ khi đổ máu
đào trên thập giá để cứu chuộc muôn dân”.
Và trong lời Tiền tụng Thánh Thể II, bản văn phụng vụ đã
ghi rõ : “Khi
cùng với các Tông đồ dự bữa Tiệc Ly, Người muốn cho muôn thế hệ tưởng nhớ mầu
nhiệm thập giá sinh ơn cứu độ, nên đã hiến mình cho Cha làm Con Chiên vẹn toàn
và làm của lễ ngợi khen hoàn hảo được Cha chấp nhận”.
Như vậy, Hội Thánh đã hiểu mầu nhiệm cứu độ cao cả mà Đức
Giêsu đã thực hiện là trong tư cách Vị Thượng tế của Giao Ước muôn đời, tự hiến
mình làm của lễ, ở giữa các Tông đồ trong bữa Tiệc Ly và hoàn tất trong mầu
nhiệm Thập giá.
Những sự kiện này đã được Thánh Gioan ghi lại một cách
tuyệt vời trong cuốn Phúc Âm thứ tư với những lời sau đây :
“Trước lễ Vượt qua, Đức Giêsu biết rằng đã đến giờ Ngài qua
khỏi thế gian này để đến cùng Cha - đã mến yêu các kẻ thuộc về Ngài còn trong
thế gian - thì Ngài đã yêu mến họ đến cùng” (Ga
13,1). “Vượt
qua khỏi thế gian để đến cùng Cha” là cách diển tả cái chết
của Đức Giêsu. Cái chết được hiểu như nghĩa cử yêu thương tột đỉnh (eis telos),
yêu thương cho đến cùng, yêu thương ở mức độ hoàn hảo ; cũng trong bài tường
thuật về cuộc khổ nạn của Đức Giêsu, trước khi tắt thở trên thập giá, Ngài đã
thốt lên : “mọi
sự đã hoàn tất” (tetelestai) ;
(telos và tetelestai cùng một gốc với
nhau, như đóng khung, làm nổi bật những gì Đức Giêsu đã thực hiện trong dịp lễ
Vượt qua năm ấy) ; để rồi, khi diển tả hơi thở cuối cùng, Thánh Gioan viết : “Ngài phó
thác Thần Khí” (Ga l9,30).
Trong khuôn khổ bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu ba nội dung
:
· Đức
Giêsu Kitô Thượng tế ;
· Thượng
tế của Giao Ước mới ;
· Đấng
thiết lập Bí tích Thánh Thể.
Trong toàn bộ Thánh Kinh, chỉ có thư Do Thái là công bố Đức Kitô với tước hiệu là tư tế và
là thượng tế. Để hiểu được tầm quan trọng về danh hiệu này,
chúng ta thấy sau khi đã trình bày địa vị của Đức Kitô ở bên hữu Thiên Chúa
(1,5-14), và mối liên đới của Người với chúng ta (2,5-16), tác giả kết luận : Người đã
phải nên giống anh em mình trong mọi sự, để trở nên Vị Thượng Tế đầy lòng xót
thương và trung tín đối với các việc liên quan đến Thiên Chúa, hầu đền tội cho
dân (2,17). Thật vậy, loài người chúng ta không thể đến gần Thiên
Chúa, hầu thờ phượng Người cách chân thật, nếu không có một Vị Tư Tế xứng với
danh hiệu ấy. Cứ theo những quan niệm thông thường, Đức Giêsu không phải là tư
tế. Người không thuộc chi tộc tư tế ;
trong sách Gia phả, Người xuất
phát từ dòng tộc Giuđa, một chi tộc mà Môsê đã không nói gì khi ông bàn đến các
tư tế (7,14). Gioan Tẩy giả thuộc dòng dõi tư tế (Lc 1,5) nhưng Đức Giêsu
không, và Phúc âm
không bao giờ cho thấy Đức Giêsu có
ý muốn chen chân vào việc phụng tự Do Thái.
Tuy nhiên, càng hiểu rõ Đức Giêsu, chúng ta sẽ khám phá ra
sự “hoàn tất”
những lời sách Thánh mà Đức Giêsu đã thực hiện. Đó là, khi đào sâu ý niệm về
chức tư tế, chúng ta dần dần khám phá ra rằng địa vị của Đức Kitô vinh hiển, như
chính Đức Giêsu đã diễn tả trước, khi trả lời cho vị thượng tế Do thái (Mt
26,24) và như
các tông đồ đã nhận ra và công bố sau ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống (Cv
2,33-34), địa
vị đó thực sự là địa vị của vị thượng tế hoàn hảo.
Trước hết, vị thượng tế phải được Thiên Chúa vui lòng chấp nhận, được phép cho ở trước nhan
Ngài , bởi vì nhiệm vụ tư tế chính là can thiệp với Thiên Chúa, đảm bảo mối liên lạc với Ngài.
Như vậy, không ai có thể đáp ứng được điều kiện đầu tiên này một cách thỏa đáng
ngoại trừ Đức Kitô, Đấng đang ngự bên hữu Thiên Chúa và được tuyên xưng là Con
Thiên Chúa.
Nhưng còn một điều kiện nữa, đó là : vị tư tế phải thực sự liên đới với những kẻ Ngài thay mặt
cho bên cạnh Thiên Chúa , nếu không thì hiển nhiên là không thể thiết lập mối
giây liên lạc với Thiên Chúa một cách bền vững được. Như vậy, cũng chỉ có Đức
Kitô là Đấng đã trở nên anh em với chúng ta cho đến chết trên thập giá, nên
điều kiện thứ hai này cũng được Người thể hiện một cách hoàn hảo.
Liên kết với Thiên Chúa , liên kết với con
người, đó chính là hai danh hiệu của Đức Giêsu ; qua cuộc khổ
nạn, Đức Giêsu đã kí kết tình liên đới với chúng ta và qua mầu nhiệm sống lại,
lên trời, Đức Giêsu thực sự ở trong vinh quang của Thiên Chúa ; đó là sự hoàn
tất đích thực của chức tư tế. Đức Kitô đã trở nên thượng tế ; Ngài thực sự là Vị Thượng tế.
Ngoài ra, Đức Giêsu khi trả lời cho những kẻ xét hỏi
Người, Ngài đã trích dẫn Thánh vịnh 110 và đã tự áp dụng Thánh vịnh ấy cho
mình, không chỉ nói đến việc ngồi bên hữu Thiên Chúa mà thôi, mà còn minh nhiên
công bố chức tư tế vinh hiển của Ngài : Con là tư tế đến muôn đời theo kiểu Melkisêđê (Tv
110,4 ; Dt
5,6 ; 7,17).
Như vậy, Đức Giêsu là vị Thượng tế :
- “đầy lòng thương xót” diển tả tâm tình của
một người anh em đối với các anh em mình, diển tả sự liên đới của Đức Giêsu đối
với những kẻ phải chịu thử thách. Người không phải là một Đấng không thể cảm
thông với những yếu đuối của ta, nhưng là Đấng đã chia sẻ mọi thử thách của ta,
chỉ trừ tội lỗi. Vậy chúng ta hãy tin tưởng tiến gần đến ngai ân sủng, để được
thương xót và hưởng những ơn khi cần thiết.
- “Trung tín trong những việc liên quan đến Thiên Chúa”,
nói lên địa vị của Đức Kitô vinh hiển ; Người trung tín, nghĩa là đáng tin,
ta có thể
tín nhiệm Người ; bởi Chúa Cha đã giao phó mọi sự trong tay Người.
Người trở nên Đấng cai quản đầy tín cẩn mọi sản nghiệp của Chúa Cha ; vì Đức
Giêsu đáng tin, nên chúng ta hãy tin vào Người.
Sự đan quyện tuyệt vời giữa hai đặc điểm của chức tư tế
của Đức Kitô khiến Người một đàng trung tín với Chúa Cha, nhưng không buộc
Người phải cắt đứt mọi liên đới với chúng ta. Trái lại, nét đặc sắc của chức tư
tế này khiến Người nối kết mối giây huynh đệ với chúng ta và thôi thúc Người
yêu thương và liên đới với chúng ta đến tột cùng. Người đã trở nên vị thượng tế
không phải là bằng cách tách rời chúng ta hay đứng lên chống lại chúng ta,
nhưng bằng cách liên kết mật thiết số phận của Người với số phận chúng ta. Đó
chính là ý định cứu độ của Thiên Chúa, một ý định diệu kỳ : “Quả là
thích hợp việc Đấng có vạn vật vì Người và do bởi Người tra tay hướng dẫn số
đông con cái về phúc vinh quang, thì đã dùng thống khổ luyện cho thành toàn
Đấng khơi nguồn cứu rỗi ; vì Đấng tác thánh và những người được thánh hóa do
lai là một. Vì lẽ ấy Ngài không sượng gọi họ là anh em”. (2,10-11)
Còn một điều căn bản mà Thánh Kinh Cựu Ước cũng như Tân
Ước luôn nhắc tới : đó là tội lỗi và hậu quả do tội lỗi gây ra. Đã phạm tội,
thì phải đưa tới cái chết. Nguyên là hậu quả và hình phạt của tội, cái chết tự
nguyện trên thập giá của Đức Kitô đã trở nên một hành vi bác ái cao vời “Ngài đã yêu
thương họ đến cùng”. Nguyên là cửa dẫn đến diệt vong, cái chết từ
nay đã trở nên cửa dẫn đến vinh quang. Trung tín với Thiên Chúa và liên đới với
chúng ta không còn có thể phối hợp với nhau chặt chẽ hơn. Đức Kitô thượng tế
biểu lộ cho chúng ta lòng thương xót của Chúa Cha.
Thêm vào đó, chúng ta còn ghi nhận một đặc điểm mới trong
chức tư tế của Đức Kitô, đó là dựa trên lời tuyên bố của Thiên Chúa trong Thánh
Vịnh 110,4 : “Chúa đã thề và Người sẽ chẳng hề hối tiếc : Con là tư tế đời đời theo
kiểu Melkisêđek”. Được Thiên Chúa gọi làm tư tế cũng như Aharon (Dt
5,4-5), nhưng Đức Kitô không phải là tư tế theo cách của Aharon, mà theo kiểu
Melkisêđek : “Melkisêđêk là Vua Salem, tư tế của Thiên Chúa Tối cao ; ông đã đón gặp
Abraham trở về sau khi đã đánh bại các vua và ông đã chúc lành cho Ngài ; và
Abraham đã chia cho ông một phần mười về mọi sự. Trước tiên tên ông có nghĩa là
: Vua công chính ; rồi ông còn là Vua Salem, tức là : Vua bình an. Không cha,
không mẹ, không họ hàng ; không khởi thủy tuổi đời, không mút cùng cuộc sống ;
ông khá ví được với Con Thiên Chúa, tại chức tư tế mãi mãi” (Dt
7,1-3 ; Cf. St
14,18-20). Qua dòng suy nghĩ này, rõ ràng khuôn mặt của Melkisêđek là tiền ảnh
của Đức Kitô vinh hiển, vừa là Vua công chính và bình an, vừa là Tư Tế, lớn hơn
cả Abraham, bỡi lẽ ông đã chúc lành cho Abraham (Dt 7,6-7 ; x. Ga
8,28) ; và vì thế lớn hơn mọi tư tế trong thời Cựu Ước. Thật vậy, Đức Kitô có
quyền tư tế, không phải là vì thuộc về một gia đình tư tế, nhưng vì Người sở
hữu sự sống của Con Thiên Chúa một sự sống bất diệt (7,16), sự sống nhờ cuộc
khổ nạn và phục sinh của Người (7,3-28). Do đó mối tương quan giữa Đức Kitô
vinh hiển với Cha Người vượt hẳn tương quan của các vị thượng tế xưa với Thiên
Chúa. Cách nhấn mạnh của Thánh Vịnh, khi nhắc đến lời thề của Thiên Chúa, làm
nổi bật mối liên hệ này, như một “giao ước hoàn hảo và vĩnh viễn”.
Cha Albert Vanhoye SJ. có một nhận xét rất tinh tế về hình
ảnh của Melkisêđek phóng chiếu vào “Đức Kitô vinh hiển” : “chúng ta có thể nói về Đức Kitô vinh
hiển, đó là một Đấng không cha, không mẹ, không họ hàng ; vì việc thân xác
Người sống lại từ cõi chết được xem như một sự tái sinh mà không có sự can
thiệp của bất cứ người cha, người mẹ nào ; từ đó, Người trở nên trưởng tử
không bắt nguồn từ một họ hàng nào”.
“Tư tế theo kiểu Melkisêđek” còn giúp chúng ta hiểu thêm
điều này về phẩm giá cao cả của chức tư tế của Đức Kitô : đó là chức vị tư tế
không còn mắc phải những khuyết điểm như những tư tế cũ. Thực vậy dựa trên lịch
sử của Dân Chúa, việc hiến thánh không biến đổi sâu xa các tư tế trong Cựu Ước,
sau cũng như trước, họ vẫn bị lâm vào cảnh yếu đuối (Dt 7,28). Họ phải chết, và
cái chết chấm dứt chức vụ của họ (Dt 7,23). Dù được nghi thức phụng tự tách
biệt họ khỏi những kẻ tội lỗi, nhưng thực tế chính họ vẫn còn là những con
người có
tội ; nên không thể thật sự sống thân mật với Thiên Chúa (Dt 9,8-10). Trái lại, nhân
tính của Đức Kitô phục sinh đã được đổi mới toàn diện nhờ cuộc khổ nạn đưa đến
vinh quang. Nhân tính ấy không còn lâm vào cảnh yếu đuối. Đức Kitô phục sinh
không còn chết nữa, chức tư tế của Người vì thế sẽ vô cùng vô tận (Dt
7,24)
Nhưng bởi vì Người được thánh hiến bằng cách chết cho
chúng ta, nên Người vẫn mãi luôn thuộc về chúng ta. Gần gũi Thiên Chúa, Người
cũng vẫn gần gũi chúng ta. Người là Thượng tế của chúng ta.
Chỉ nhìn vào từ ngữ “Giao Ước” được sử dụng trong thư gửi
tín hữu Do Thái : 17 trên 33 lần trong toàn bộ Tân Ước đủ thấy tác giả có chú ý
và quan tâm đặc biệt đến vấn đề này.
Diathêkê (Dt 7,22 ; 8,6-13 ; 9,1-4.15-23 ; 10,16-29
; 12,24 ; 13,20-21), và ngay cả nội dung bức thư, tác Giả
cũng đã trích dẫn nguyên văn các đoạn nổi tiếng của Cựu Ước đề cập về Giao ước
: Xh
24,8 = x. Dt
9,20 ; Gr
31,31-34 = x. Dt 8,8-12.
Gọi là Giao ước mới vì so sánh với Giao ước cũ.
Từ ngữ “mới” sử dụng cho Giao ước này để
nói lên tính chất luôn luôn mới của Giao ước, nghĩa là nó sẽ không bao giờ rơi vào
tình trạng cũ.
Mt 9,17 Rượu mới (nêos), bình da cũ
Mt 26,29 Rượu mới
(kainos) trong Nước Cha Ta …
Và tính chất mới hoàn toàn như thế, thì sẽ không bao giờ bị thay thế
…
Do đó, Giao ước mới cần có một nền tảng mới, một căn bản mới có khả năng đảm
bảo tính chất “mới” vĩnh
viễn của nó. Vì, nếu không, ta không thể gọi là Giao Ước mới (kainê
diathêkê) được, mà chỉ có sự làm mới, lập lại Giao ước cũ mà thôi …,
chỉ là tân trang mà thôi.
Giao ước Mới ở đây không phải là tân trang, nhưng là mới hoàn
toàn vì có căn bản mới. Để thấy rõ đặc tính “mới” này của giao ước, chúng ta
so sánh mối tương quan giữa Tế Tự và Giao Ước.
Sơ đồ của Tế Tự trong Giao ước cũ (Dt
9,1-10) :
Dân Chúa – Tư Tế – Lễ vật hy sinh – Đền thờ – Tư Tế – Dân
Chúa
Tất cả đều tách rời nhau :
Tư Tế : Lễ vật hy sinh (Dt 9,9-10)
Lễ vâït hy sinh :
Thiên Chúa (Dt 9,4-7)
Dân Chúa :
Thiên Chúa (Dt 9,6-7)
Và hiệu quả của Tế Tự trong Giao ước cũ :
Dân Chúa được tinh luyện, được tha thứ … nhưng chỉ nhất
thời và không thể nào trọn vẹn đến cùng Thiên Chúa được, hoặc có đến thì đến từ
xa xa … vì vẫn còn sự cách biệt.
Trong khi đó, việc
Tế Tự trong Giao Ước Mới mang tính chất khác hẳn : nền tảng mới này là sự thay đổi tận căn do
Đức Giêsu thực hiện nhờ cuộc Khổ Nạn của
Ngài.
“Quả là thích hợp việc đấng có vạn vật vì Người và do
bởi Người tra tay hướng dẫn số đông con cái về phúc vinh quang, thì đã dùng thống khổ
luyện cho thành toàn đấng khơi nguồn cứu rỗi” (Dt 2,10) ;
“Dẫu là Con, Ngài đã phải dãi dầu đau khổ mà học cho
biết vâng
phục. Và một khi thành toàn, Ngài đã nên nguyên nhân cứu rỗi
đời đời cho những ai vâng phục Ngài (Dt 5,8-9)
“ĐứcKitô đã đến như thượng tế của
phúc lành lai thời, nhờ một nhà tạm lớn lao và trọn lành hơn không phải nhân
tạo, nghĩa là không thuộc về tạo thành này, không phải nhờ máu dê hay máu bê,
nhưng là nhờ
chính máu của Ngài, Ngài đã vào thánh điện – duy chỉ một lần - sau
khi đã thành đạt việc cứu chuộc muôn đời. Vì nếu máu dê máu bò và tro tàn thân
con bò cái rảy trên những nhiễm uế còn thánh hoá cho họ trong sạch về phần xác,
thì máu
của Đức Kitô, Đấng nhờ thần khí hằng có mà tiến mình làm hy sinh
vô tì tích dâng lên Thiên Chúa sẽ tẩy sạch lương tâm ta hơn biết mấy
khỏi các việc chết mà phụng sự Thiên Chúa hằng sống”
(Dt
9,11-14).
Như vậy, cuộc khổ nạn của Đức Giêsu
Kitô đã trở nên nền tảng của phụng tự mới trong Giao ước Mới, trong đó được hủy
bỏ hoàn toàn mọi phân cách :
1. giữa lễ vật hy sinh và Thiên Chúa, Đức Kitô chính là lễ vật xứng đáng :
“Máu của Đức Kitô, Đấng nhờ Thần Khí hằng có mà tiến
mình làm hy sinh vô tì tích dâng lên Thiên Chúa” (Dt
9,14)
2. giữa lễ vật hy sinh và tư tế, Đức Kitô hiến dâng chính mình Ngài (Dt
9,14-25)
“Vào những ngày còn trong thân
xác Ngài đã dâng lên cho Đấng có thể cứu Ngài khỏi chết những lời cầu xin khấn
nguyện với lớn tiếng kêu van cùng nước mắt và Ngài đã được nhậm lời thoát khỏi
sợ hãi. Dẫu là Con, Ngài đã phải đau khổ dãi dầu, mà học cho biết vâng phục” (Dt
5,7-8).
3. giữa dân Chúa và tư tế. Cuộc khổ nạn
của Đức Kitô Thượng Tế đã khiến Ngài liên đới với mọi người :
“Do đó, trong mọi sự Ngài đã nên
giống các anh em Ngài để trở thành Vị Thượng Tế lo việc Thiên Chúa, vừa biết xót
thương vừa trung tín cốt để lo tạ tội cho dân. Và đã
trải qua thử thách bằng đau khổ, thì Ngài có thể đáp cứu những ai chịu thử
thách” (Dt 2,17)
“Thượng Tế ta có không phải là người không thể cảm
thông với nỗi yếu hèn của ta, song là Đấng đã dãi dầu thử thách, muôn sự đều
tương tự, trừ phi là tội …” (Dt 4,15)
“Và vì thế Ngài là trung gian cho
một Giao ước Mới, ngõ hầu nhờ một cái chết đã xảy đến để chuộc những tội phạm
thời giao ước thứ nhất, những kẻ được kêu gọi có phương lĩnh lấy cơ nghiệp đời
đời đã hứa cho họ” (Dt 9,15).
Tóm lại, Tế Tự trong giao ước Mới có
nền tảng mới :
Lễ vật hy sinh và Thiên Chúa = Đức Kitô
Lễ vật hy sinh và Tư Tế = Đức Kitô
Dân Chúa
và Tư Tế = cái chết của Đức Kitô trung gian.
a. Giao ước cũ cũng được ký kết bằng máu, nhưng là máu của lễ vật hy sinh mà Môsê
hay các tư tế dùng để rảy trên dân. Tác giả thư Hipri nói đây chỉ là điều “mô
phỏng”, cho nên “máu không đổ thì tội vạ không tha” (Dt 9,18-22). Ngược lại,
trong Giao Ước mới, chính vị Thượng Tế đổ máu mình, lấy máu Ngài làm lễ vật hy
sinh đền tội và xoá tội, thì chính Ngài “khử trừ sự tội nhờ việc hy sinh của Ngài”
(Dt
9,26) ; “Ngài
đã hiến dâng mình một lần để cứu tội lỗi nhiều người …”
(Dt
9,28).
b. Như thế đời sống của con người trong Giao ước mới không
còn bị nô lệ tội lỗi nữa, vì không những họ được tha thứ hết mọi tội lỗi ;
nhưng nếu họ lỡ phạm tội mới, thì họ nại tới Đức Kitô, Vị Thượng Tế Trung gian,
Đấng “lo
việc Thiên Chúa, vừa biết xót thương, vừa trung tín cốt để lo tạ tội cho dân” (Dt
2,17). “Vậy
ta hãy dạn dĩ tiến lại gần ngai toà ân sủng hầu được đáp cứu đúng thời”
(Dt
4,16). “Do
đó, Ngài có thể chung tất cứu tất cả những kẻ nhờ Ngài lại gần Thiên Chúa, sống
luôn mãi để chuyển cầu cho họ” (Dt 7,25)
c. Từ đó, những ai tự đặt mình ngoài Giao ước mới, không
thể bắt gặp được ơn tha thứ : “Vì chưng nếu ta cố tình phạm tội sau khi đã lĩnh lấy
tri thức về sự thật, thì không còn có tế lễ đền tội nữa, nhưng là viễn tượng
đáng kinh hãi : cuộc phán xét và lửa bừng bừng sẽ thiêu đốt phường đối địch. Kẻ
nào phạm luật Môsê, tất phải chết, không được dung thứ, theo chứng của hai hay
ba người, thế thì anh em thử nghĩ xem còn đáng chịu một hình phạt dữ dằn hơn
gấp mấy, kẻ đã chà đạp Con Thiên Chúa đã kể Máu Giao ước đã tác thánh mình
dường đồ dung tục, và đã lăng mạ Thần Khí ân sủng ?” (Dt
10,26-29)
d. Cho nên, để sống trong hồng phúc của con người được tha
thứ mọi tội lỗi, tác giả thư Hipri khuyến dụ và nhắc nhở mọi người hãy sống trung
thành với Giao ước Mới :
- đừng lãnh bỏ ơn cứu rỗi (Dt 2,1-4)
- hãy hăm hở gắng vào nơi an nghỉ của Thiên Chúa (Dt
3,6 – 4,11)
- khốn cho kẻ chối đạo (Dt 10,26-31)
- hãy kiên nhẫn trong lòng tin ( Dt 10,36-39)
a. Thay đổi Lề Luật, thay đổi tế vụ :
“vì một khi tế vụ thay đổi thì
nhất thiết phải có sự thay đổi Lề Luật” (Dt 7,12)
“… một đàng có sự bãi bỏ một tiền
lệ bởi nó đã liệt bại và vô hiệu lực, còn một đàng là dẫn vào một hy vọng hoàn
hảo, nhờ đó ta được lại gần Thiên Chúa” (Dt 7,18)
b. Nguyên nhân sự bất lực của Lề Luật :
Phụng tự bên ngoài (Dt 10,1. 4-11)
Hy tế của Chúa Kitô : việc gắn bó với ý muốn của Thiên Chúa thay thế Luật bên
ngoài :
“Bởi đó, lúc vào trần gian Ngài
nói : Hy sinh cùng lễ vật Người đã chẳng màng, nhưng Người đã nắn nên thân xác
của con. Các lễ toàn thiêu cùng tạ tội, Người đã chẳng đoái.
Bấy giờ con nói : Này con đến, …
để thi hành ý muốn Người, lạy Thiên Chúa. Trên kia thì rằng : các hy sinh cùng
lễ vật, các lễ toàn thiêu cùng tạ tội, Người đã không màng không đoái, - các điều
ấy được hiến dâng chiếu theo Lề Luật –
Bấy giờ Ngài đã nói : Này con đến
để thi hành ý muốn Người.
Ngài loại bỏ điều trước để thiết
lập điều sau.
Chính trong ý muốn ấy, mà ta đã được tác thánh, nhờ việc Đức
Giêsu Kitô đã hiến dâng mình Ngài – duy chỉ một lần” (Dt
10,5-10)
c. Ơn gọi người Kitô hữu : thi hành ý muốn của Thiên Chúa.
“Quả anh em phải có lòng kiên nhẫn, ngõ hầu sau khi đã
thi hành ý muốn của Thiên Chúa, anh em được lĩnh lấy điều đã hứa” (Dt
10,36)
“Xin Thiên Chúa bình an, Đấng đã
dẫn ra khỏi cõi chết Chúa Chiên lớn lao trong Máu Giao Ước muôn đời, Chúa chúng
ta, Đức Giêsu, xin Người chuẩn bị anh em xứng mọi sự lành, để thi hành ý muốn
của Người, và thực hiện nơi anh em điều đẹp mắt Người nhờ Đức Giêsu Kitô. Vinh
quang của Ngài đời đời kiếp kiếp . Amen” (Dt 13,20t)
a. Tự do tiến vào Thánh
điện của Thiên Chúa
(nhờ Máu Đức Kitô)
“Một khi được dạn dĩ để vào Thánh
điện nhờ Bửu Huyết của Đức Giêsu, - con đường Ngài đã khai quang cho ta, tân kì
và sống động, xuyên qua bức màn, tức là thân xác Ngài, - một khi ta có Vị Tư Tế
lớn lao trên nhà của Thiên Chúa, ta hãy tiến lại, với một lòng chân thành sung
mãn về đức tin, bởi đã được rảy máu làm cho lòng dạ sạch khỏi tâm tà, và khi
thân mình đã được tắm gội bằng nước sạch trong, ta hãy nắm giữ không nao tín
điều về niềm hy vọng, vì Người trung tín, Đấng đã ban lời hứa” (Dt
10,19-23)
b. Tiến dâng Thiên Chúa lễ tế ngợi khen
“Vậy nhờ Ngài, mọi thời, ta hãy tiến dâng Thiên Chúa
lễ tế ngợi khen, tức là hoa quả của những môi miệng tuyên xưng danh Ngài . Đừng
lãng quên đức từ thiện, việc tương tế : vì những tế lễ như thế Thiên Chúa vui
lòng chiếu nhận” (Dt 13,15-16)
c. Vai trò trung gian cần thiết của Đức Giêsu
“nhờ Bửu Huyết của Đức Giêsu” (Dt
10,19)
“ta có Vị Tư Tế lớn lao trên nhà Thiên
Chúa” (Dt 10,21)
“nhờ Ngài …” (Dt
13,15)
“nhờ Đức Giêsu Kitô” (Dt
13,21)
d. Cộng đoàn tín hữu noi gương lòng tin của các mục tử, vâng phục lời của
họ.
“Anh em hãy nhớ đến những người
lãnh đạo anh em, họ đã giảng Lời Thiên Chúa cho anh em. Hãy nhìn ngắm xem đời
họ kết liễu làm sao mà noi gương lòng tin của họ” (Dt
13,7)
“Anh em hãy vâng lời những người lãnh đạo
anh em, hãy biết phục tùng, vì họ canh giữ linh hồn anh em, như những kẻ sẽ
phải trả lẽ , để họ được vui mừng thi hành phận sự, chứ không phải than phiền,
vì điều ấy chẳng báo bổ gì cho anh em” (Dt 13,7)
Khích lệ nhau :
“Anh em hãy khuyên răn nhau” (Dt
3,12-13)
“không bỏ bê việc nhóm hội với
nhau … mà hãy khích lệ nhau …” (Dt 10,25)
“hãy theo đuổi sự bình an với mọi
người, và sự thánh thiện …” (Dt 12,14-15)
Bí tích Thánh Thể chính
là Giao Ước mới được thiết lập trong Máu của Đức Giêsu.
Thánh Kinh Tân Ước ghi lại cho chúng
ta 4 bản văn tường thuật việc Chúa Giêsu thiết lập Bí tích Thánh Thể :
“Đương lúc
họ ăn, thì Đức Giêsu cầm lấy bánh và chúc tụng, rồi bẻ ra và ban cho họ, Ngài
nói : “Hãy cầm lấy mà ăn, này là Mình Ta”. Đoạn cầm lấy chén và tạ ơn, Ngài ban cho
họ mà rằng : “Hãy uống chén này hết thảy, vì này là Máu Ta, Máu Giao Ước
đổ ra vì nhiều người để nên ơn tha tội”. (Mt
26,26-29)
“Và đương lúc họ ăn, Ngài cầm lấy bánh, chúc tụng, rồi
Ngài bẻ ra và ban cho họ và nói : “Hãy cầm lấy ! Này là Mình Ta !”. Đoạn cầm
lấy chén,
tạ ơn, Ngài ban cho họ và họ uống chén này hết thảy. Và Ngài nói với họ : “Này
là Máu Ta, Máu Giao Ước đổ ra vì nhiều người”. (Mc
14,22-24)
“Đoạn cầm lấy bánh và tạ ơn, Ngài bẻ ra và ban cho họ mà
rằng : “Này là Mình Ta phải thí ban vì các ngươi, hãy làm sự này mà nhớ đến
Ta”. Và chén
sau bữa ăn, cũng như vậy mà rằng : “Chén này là Giao Ước Mới trong Máu Ta,
phải đổ ra vì các ngươi” (Lc 22,19-20)
“Vì chưng chính tôi đã chịu lấy nơi Chúa, điều tôi truyền
lại cho anh em, là : Chúa Giêsu trong đêm Ngài bị nộp, Ngài đã cầm lấy bánh và
tạ ơn xong, Ngài đã bẻ ra và nói : “Này là Mình Ta vì các ngươi, hãy làm sự này
mà nhớ đến Ta”. Cũng vậy về chén, sau khi dùng bữa tối
xong Ngài nói : “Chén này là Giao Ước Mới trong Máu Ta, các ngươi hãy
làm sự này mỗi khi uống, mà nhớ đến Ta”. Vì mỗi lần anh em ăn bánh và uống chén
ấy, anh em loan báo sự chết của Chúa, cho tới lúc Ngài đến”. (1Cr 11,23-26)
(Gr
31,31-34 ; 32,40 ; Ed 36,24-27 ; 37,25-28 ; Is
42,6 ; 49,8 ; Is 52,13 - 53,12).
Các bản văn trên trích từ Thánh Kinh Cựu Ước làm nổi bật
tính chất “Mới”
của Giao Ước, giúp chúng ta hiểu được bản chất của Giáo Ước mới :
- Tha thứ mọi tội lỗi ;
- Biết Thiên Chúa một cách trọn hảo ;
- Tuân giữ thánh chỉ, giới luật của Người trong tình yêu
mến ;
- Chiều kích nội tâm (tâm hồn mới, Thần Khí Thiên Chúa) ;
- Sự hiện diện của Thiên Chúa
trong Giao Ước mới ;
- Sự quy tụ,hiệp nhất dân Chúa đang tản mác về lại một mối
;
- Tính phổ cập của ơn cứu độ nhờ
của lễ đền tội và xá tội mà “Người Tôi Tớ đau khổ của Giavê” thực hiện.
Hiện chúng ta có bốn bản văn Tân Ước đề cập đến chuyện
Chúa Giêsu lập Giao Ước Mới trong khung cảnh Bữa Tiệc Ly.
Thử phân tích một số chi tiết để cố
tìm lại bản văn diễn tả chính lời của Chúa Giêsu trong biến cố lịch sử đó.
Ta đối diện với hai truyền thống :
Marcô / Matthêô
: truyền
thống Pha-lệ-tinh
Luca / Phaolô
: truyền
thống Antiôkia
Từ ngữ “Giao Ước” đều gặp thấy ở trong bốn bản văn của hai
nguồn truyền thống đó :
Mc / Mt “Này
là Máu Ta, Máu
Giao Ước”
· Truyền thống này như gợi
lại một cách có chủ ý “Giao Ước Sinai” (Xh 24,8 Môsê lấy huyết mà rảy trên dân). Ông nói : “Này là Máu
Giao Ước đã kết với các ngươi”
Lc / Phaolô “Chén này là Giao Ước Mới trong Máu Ta”
· Truyền
thống này gợi lại lời công bố Giao Ước Mới mà tiên tri Giêrêmia đã loan
báo (Gr
31, 31-34).
Hai truyền thống này như thế có tính cách độc lập với nhau
; vì vậy đâu là truyền thống và bản văn diễn tả gần nhất lời tuyên bố của chính
Đức Giêsu trong bữa Tiệc ly ?
Qua tìm hiểu, chúng ta thấy bản văn trong thư của Thánh
Phaolô : 1Cr
11,23-25 là bản văn thành hình sớm nhất. Bản văn này mang tính chất phụng vụ, có
khuynh hướng giải thích Lời Đức Giêsu cho rõ hơn, và cũng có suy tư thần học “Mới –
kainê”, có khuynh hướng biện giáo “uống Chén Máu” .
Qua phân tích bản văn, ta thấy :
+ từ ngữ sử dụng không phải của Phaolô vì Ngài chỉ truyền
lại điều Ngài đã lãnh nhận ;
+ việc bản văn Phaolô hoàn toàn tương tự bản văn của Luca
khiến chúng ta nhận định là bản văn này chính là công thức tế tự của Hội Thánh
đương thời.
Từ đó ta thử lần lên nguồn của các bản văn :
1)
Niên kỷ bức thư (1
Côrintô) : khoảng 54
2)
Bản
văn Phaolô “truyền lại” cho người Côrintô : khoảng năm 49.
3)
Phaolô đã “chịu lấy” từ
nơi Chúa : khoảng năm 45.
4)
Như vậy, bản văn của Luca
phải có trước bản văn của Phaolô, bởi vì Phaolô nhận được từ truyền thống mà
truyền lại …
5)
Vậy, có thể nói : bản văn
Luca là kỳ cựu nhất.
Bằng cách đó, chúng ta có bản văn thuộc thập kỷ đầu tiên
sau bữa Tiệc ly. Qua phân tích và tìm hiểu, ta nhận thấy :
+ cả bốn bản văn
đều đồng nhất với nhau khi ghi lại Lời Đức Giêsu tuyên bố trên Bánh ;
+ lời tuyên bố trên Chén Rượu tuy có sự khác nhau, nhưng chỉ là
những khác biệt thứ yếu, bên ngoài :
Lc / Phaolô :
“Chén này là Giao Ước Mới trong Máu Ta”
Mc / Mt :
“Chén này là Máu Ta, Máu Giao Ước”
Cả hai truyền thống đều nói đến Chén Máu đổ ra để thiết lập Giao Ước.
Từ đó ta ghi lại những điểm chính yếu của nguồn các truyền thống :
“Này là Mình Ta” (= Thịt Ta)
“Này là Máu Giao Ước của Ta (=Giao Ước trong Máu Ta) đổ ra
vì nhiều người”
Điều này đã được chứng minh nhờ chính lời của Phaolô :
+ “Chính tôi đã chịu lấy nơi Chúa điều tôi truyền lại cho
anh em”.
Cả hai kiểu nói này đều liên hệ đến Truyền Thống
;
+ “Tôi đã chịu lấy” nơi Chúa … (paralambanein)
·
para : chịu lấy nhờ được
loan báo, được truyền tụng ;
·
apo (nơi) : chỉ gốc,
nguồn gốc của Truyền Thống.
Tôi đã chịu lấy … điều phát xuất
từ Chúa (Tradition qui remonte au Seigneur).
Lời tuyên bố của Chúa Giêsu xảy
ra trong Bữa
Ăn Vượt Qua.
Để thấy được nét phong phú của
Bữa ăn, ta có những yếu tố sau đây :
- Mỗi bữa ăn trong não trạng, phong tục của Đông Phương là
cơ hội diễn tả sự hòa bình, bình an, tin tưởng, huynh đệ ;
- Bữa ăn của Chúa Giêsu, đặc biệt với những người tội lỗi
thường bao hàm sự tha thứ. Từ đó khiến cho người biệt phái không thể
chấp nhận được, vì Ngài đặt đồng bàn người tội lỗi lẫn lộn với người công chính ;
- Sau biến cố ở Kaisaria của Philip, mỗi bữa ăn với Chúa
Giêsu đều là bữa ăn báo trước bữa
tiệc thời Thiên Sai ;
- Hằng năm, Bữa ăn Vượt Qua đối với Dân là bữa ăn của
ngày kỷ niệm biến cố Dân được giải thoát khỏi ách nô lệ Ai-cập, đồng thời hướng
lòng Dân về viễn tượng ơn cứu độä trong ngày Đấng Mêsia xuất hiện ;
- Bữa Tiệc Vượt Qua này mang trọn vẹn niềm
hy vọng vượt qua ; vì đó là Bữa tiệc Vượt Qua của Chúa Giêsu trước khi Ngài
chịu chết.
- Bữa Tiệc Vượt Qua này trở nên Bữa
Tiệc
Thánh Thể ; đây là nét rất tinh tế mà Chúa Giêsu đã sáng kiến, đó là
thiết lập Bí tích Thánh Thể trong bối cảnh bữa tiệc Vượt qua : bình thường bữa
tiệc vượt qua của người Do Thái không phải là bữa tiệc Giao Ước ; nhưng bữa Tiệc Vượt
Qua này, nhờ các lời tuyên bố
và hành động của Đức Giêsu, đã thật sự trở nên Bữa Tiệc Giao Ước, bữa tiệc Giao Ước mới, bữa tiệc
Thánh Thể.
· Tìm hiểu nội dung Bữa tiệc Vượt
qua :
a. Phần chuẩn bị ;
b. Phụng vụ trong bữa tiệc đang có chiên Vượt qua
để trên bàn và câu chuyện của người trưởng tộc, khi nhắc lại cho mọi người
trong gia đình biến cố và ý nghĩa Lễ Vượt Qua ;
c. Bữa ăn chính : ăn chiên Vượt qua với rau
diếp đắng và bánh không men ; lời chúc tụng đọc trên bánh đã được bẻ ra ngay từ
đầu ; lời tạ ơn cuối bữa ăn được đọc sau chén rượu thứ ba ;
d. Kết lễ : hát thánh vịnh Hallel Vượt Qua : Tv
113-118 : Tiểu tụng Hallel ; Tv 136 : Đại tụng Hallel.
· Đặt các lời tuyên bố của Đức Giêsu
trong Bữa tiệc Vượt Qua :
Mc / Mt :
Ngài chúc tụng (Bánh)
; Ngài tạ
ơn (Chén rượu)
Lc / Phaolô :
Sau bữa ăn mới có lời tuyên bố trên
Chén rượu.
Những sự kiện trên mang ý nghĩa
gì ?
- Chúa Giêsu bánh cầm trong tay và đang có chiên tế lễ
Vượt qua trước mặt Ngài ; Ngài nói : “Này là Mình Ta”.
- Sau bữa ăn, tức đã ăn chiên tế lễ Vượt qua – bữa ăn tạ
ơn vì máu chiên đã đổ ra nhắc lại máu giải thoát năm xưa – Chúa Giêsu cầm lấy
chén rượu trong tay, Ngài nói : “Này là Máu Ta”.
Ý nghĩa việc đó là : chính Ta (Mình và Máu) là Chiên
Vượt qua thật, Chiên đã được tế hiến (= đổ máu ra).
Điều đem lại ý nghĩa cho các môn
đệ và đánh động họ không phải là việc Đức Giêsu bẻ bánh hoặc rót rượu vào chén
; vì cả hai việc này đều thuộc nghi lễ bình thường của lễ Vượt qua, nhưng là việc ngoại lệ khi Đức
Giêsu thêm vào mỗi lời chúc tụng tạ ơn của nghi lễ Vượt qua ... lời tuyên bố giải thích của chính
Ngài.
Chính Đức Giêsu trong dịp lễ, đã giải nghĩa Chiên Hy Tế.
Ngài đồng hóa Ngài với Con Chiên Hy Tế Vượt Qua. Và như vậy, Đức Giêsu minh
nhiên tỏ cho các môn đệ biết trước :
Cái chết sắp tới của Ngài (=Máu Ngài đổ ra) cũng phải được
hiểu là cái chết có sức mạnh đem lại ơn tha tội như cái chết của Người Tôi Tớ
Giavê mà tiên tri Isaia đã loan báo (Is 52,13 – 53,12). [Giờ Đức
Giêsu chết trên thập giá đúng vào giờ người ta giết chiên Vượt qua ở đền thờ
Giêrusalem để mừng đại lễ].
Tại sao Đức Giêsu đã kết hợp hai việc :
- Những lời Ngài giải thích về Bánh và Chén ;
- Việc
Ngài chia Bánh và Chén rượu cho các môn đệ ?
Như đã biết, Bữa Ăn có những yếu tố :
ăn lương thực, diễn tả sự bình an, tin tưởng, huynh đệ, tha thứ … Vì thế, những
người ăn Bánh và uống Chén rượu của Đức Giêsu Kitô thì được tham gia vào lời
chúc lành của Ngài …
Bánh (=Mình Đức Giêsu)
và Rượu (=Máu Đức Giêsu).
Cái chết của Ngài đem lại ơn tha tội.
Ăn bánh và uống rượu : tham gia vào cái chết của Ngài, tức là tham dự vào kết
quả mà cái chết ban ơn cứu độ đem lại ; đó chính là thực hiện sự hiệp thông : Koinonia (Máu – Thịt
Đức Kitô (1Cr 10,16).
Vì cùng chia phần một Bánh, nên chúng ta là một thân thể (1Cr
10,17) = Dân Mới của Thiên Chúa, mà trong đó, các tông đồ đã được diễm phúc
tham dự Bữa Tiệc Ly, chính là những người tiêu biểu của Dân mới.
Koinonia (Hiệp thông) :
* Tham dự vào cái chết tha tội của Đức Giêsu.
** Tham dự vào sự hiệp thông của những người được tha tội.
Mỗi lần ăn Bánh, uống Rượu tức là ăn Mình, uống Máu Đức
Giêsu Kitô, được tham dự vào cái chết Đức Giêsu ; được ở trong koinonia
với Đức Giêsu mà cái chết của Ngài đem lại ơn tha tội ; nên những ai tham dự
vào Tiệc Giao Ước cũng được hồng ân đó.
Vì cùng chia phần một Bánh, nên tất cả đều là Một Thân Thể
trong Đức Kitô. Từ đó, Bữa Tiệc Thánh Thể đem lại hai hiệu quả :
a. Tham dự vào cái chết tha tội của Đức Giêsu ;
b. Tham dự vào sự hiệp thông của những người được tha tội.
Đấy là hồng ân mà Bữa Tiệc Thánh Thể đem lại.
Sau lời chúc lành trên Bánh là lệnh truyền lặp lại nghi
thức đó …
- “Fractio panis” : nghi thức bẻ Bánh trong
Giáo Hội sơ khai.
- “Hãy làm việc này mà nhớ đến Ta”, tức là
nhớ đến Đức Giêsu.
Đây là điểm độc đáo của Giao Ước Mới trong Máu Đức Giêsu.
- “mà nhớ đến Ta” : không những nhớ đến
Đức Giêsu, nhưng còn hướng về thời Thiên Sai, hướng về ngày Đức Giêsu trở lại …
Thánh Phaolô có viết : “loan báo cái chết của Đức Giêsu” gắn liền
với việc “nhớ
Đức Giêsu”, “cho tới khi Người lại đến”.
Mỗi khi công bố cái chết của Đức Giêsu
trong Bữa Tiệc Giao Ước, đó chính là công bố, xác nhận (tin) rằng cái chết của
Ngài thực hiện lời sấm trong Cựu Ước, khai mở thời cứu độ của Giao Ước Mới …,
đồng thời khẩn xin Thiên Chúa ban đấng Mêsia trong vinh quang …
Mysterium fidei : “Mầu nhiệm đức tin”
Mortem tuam annuntiámus, Domine, et tuam
resurrectiónem confitémur, donec vénias.
(Lạy Chúa, chúng con loan truyền
việc Chúa chịu chết và tuyên xưng việc Chúa sống lại, cho tới khi Chúa lại
đến).
Mỗi khi Hội Thánh cử hành Tiệc Giao Ước Mới là Đức Giêsu
ban chính mình Ngài cho các môn đệ cho đến khi Ngài trở lại. Tiệc Thánh Thể là
nguồn mạch sự kiên vững của Hội Thánh cho đến ngày Ngài lại đến (x. 1Cr
11,26) ; Thánh Thể chính là nguồn mạch và là trung tâm đời sống và sứ vụ của
Hội Thánh.
Nhờ Tiệc Giao Ước Mới này, Hội Thánh trở nên phong phú nhờ
sự hiện diện vĩnh viễn của Đức Giêsu (= Nước Trời) và nhờ được nối kết với cuộc
Khổ nạn hồng phúc của Ngài ; khi cử hành Thánh Thể, Hội Thánh là hiện thân Nước
Thiên Chúa ở trần gian này cho đến khi Nước Thiên Chúa được tỏ hiện.
Tóm lại, Giao Ước Mới trong Máu Đức Giêsu làm cho tất cả
đều quy tụ trong Ngài.
*
* * * *
Thật hạnh phúc biết bao khi thấu hiểu chân lý này !
Vâng, Đức Giêsu, Đấng chúng ta tuyên xưng là Con Thiên Chúa, là Đấng Cứu chuộc
duy nhất trần gian và đặt để niềm tin nơi Ngài, chính là vị thượng tế chúng ta
cần phải có ; Trong tư cách là Thượng tế, Ngài đã đổ máu mình trên thập giá để
thực hiện Giao Ước mới, Giao Ước vĩnh cửu, nối kết một cách hoàn hảo mối tương
quan tình thương giữa Thiên Chúa với loài người và đồng thời cũng mời gọi loài
người nối kết tình thương với nhau ; và để lưu truyên hồng ân lớn lao đó cũng
như để có thể hiện diện cùng Hội Thánh cho đến ngày Người trở lại trong vinh
quang, Vị Thượng tế Giêsu đã sáng kiến thiết lập Bí tích Thánh Thể và còn cho
phép Hội Thánh : “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Ta”, để Bí tích Thánh Thể
thật sự là “nguồn mạch và là trung tâm đời sống và sứ vụ của Hội Thánh” cho đến
muôn đời.
Chúc tụng Thiên Chúa vì ân huệ khôn tả của Ngài !